Ba Táo Quân đồng loạt làm Phó giám đốc ngoài đời
Cả 3 diễn viên kỳ cựu trong Táo Quân đều là những phó giám đốc Nhà hát tại nơi mà họ đang công tác.
Xuân Bắc – Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam
Mới đây (01.09), NSƯT Xuân Bắc đã chính thức được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam. Được biết nam danh hài bắt đầu về sinh hoạt và công tác tại Nhà hát Kịch Việt Nam từ năm 1998. Gần 20 năm cống hiến tại đây, Xuân Bắc là gương mặt ghi nhiều dấu ấn trong các giai đoạn phát triển của Nhà Hát.
Xuân Bắc sinh năm 1976 tại Việt Trì, Phú Thọ, là một trong những tên tuổi nổi danh sớm nhất trong làng hài Việt Nam thời kỳ đầu. Hơn 10 năm gắn bó với loạt chương trình Táo Quân của Gặp nhau cuối năm, có thể nói Nam Tào chính là vai diễn để lại ấn tượng sân đậm nhất của Xuân Bắc trong lòng khán giả.
Tự Long – Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội
Trước Xuân Bắc, NSND Tự Long cũng đã được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Quân đội vào tháng 9 năm 2014. Trước đó, anh vốn trực thuộc đoàn chèo Tổng cục Hậu cần thuộc Bộ Quốc phòng.
Video đang HOT
Tự Long tên đầy đủ là Vũ Tự Long, sinh năm 1973 tại làng quan họ Bắc Ninh. Anh được khán giả biết tới qua khá nhiều vai trò khác nhau như nghệ sĩ chèo, diễn viên, người dẫn chương trình,…nhưng thành công nhất vẫn là một nghệ sĩ hài.
Nhờ sinh ra trong một gia đình có truyền thống “hát chèo” nên Tự Long đã sớm được bén duyên với sân khấu. Lợi thế này cũng được anh tận dụng triệt để trong các vai diễn trong Táo Quân sau này.
Chí Trung – Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ
Từng đảm nhận nhiều vai Táo khác nhau như Táo thể thao, Táo văn hóa,…thế nhưng nhắc đến Chí Trung là người xem nghĩ ngay tới Táo giao thông vốn được cộp mác đóng khung với lối diễn hài thâm sâu của anh.
Chí Trung sinh năm 1961 tại Hà Nội, anh được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú vào năm 1997. Tới năm 2013, nam danh hài chính thức được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ. Trong suốt nhiều năm cống hiến với nghiệp diễn, Chí Trung được nhiều đồng nghiệp đánh giá là người nghệ sĩ có tâm và hết lòng với nghề.
Theo Thanh Tuấn (Dân Việt)
Xúc động cảnh nghèo khó khi còn sống của NS Hán Văn Tình
NSƯT Hán Văn Tình lúc đó đã từ chối điều trị theo yêu cầu của bác sỹ với lý do khó khăn về kinh tế.
Thông tin nghệ sĩ ưu tú Hán Văn Tình qua đời sau gần 2 năm bị ung thư phổi khiến đồng nghiệp và khán giả xót xa. Ông rơi vào hôn mê sâu từ ngày 1.9 và tới trưa ngày 4.9 đã ra đi tại nhà riêng.
NSƯT Hán Văn Tình từ trần vào sáng nay, ngày 4/9/2016
Sự mất mát lớn này của gia đình người nghệ sĩ đáng kính này cũng là nỗi tiếc thương của nhiều thế hệ khán giả Việt Nam. Diễn viên, nghệ sĩ Hán Văn Tình bị phát hiện mắc ung thu phổi vào cuối năm 2014, nhưng chỉ sau gần một tháng điều trị, gia đình đưa ông về nhà.
NSƯT Hán Văn Tình lúc đó đã từ chối điều trị theo yêu cầu của bác sỹ với lý do: "Mỗi tháng mất mấy chục triệu để duy trì mà điều kiện gia đình không dư giả, lương ở nhà hát Tuồng của tôi chỉ có 5 triệu/tháng. Vợ chồng tôi còn lo cho 2 con ăn học. Hơn nữa, tôi thấy nhiều người tốn tiền cho phương pháp này nhưng không khỏi mà chỉ duy trì sự sống được thời gian nhất định".
Dù yếu nhưng nam diễn viên hài vẫn tỏ ra lạc quan và cho rằng bệnh của mình là số trời. Ông cũng không quên động viên vợ con và người thân không nên đau buồn.
Tên tuổi của ông gắn liền với những vai diễn mộc mạc.
Sinh năm 1957, đắm mình trong thuở ấu thơ ngập tràn những câu chuyện cười của làng cười Văn Lang, Tam Nông, Phú Thọ, NSƯT Hán Văn Tình sớm dấn thân vào nghiệp diễn xuất, ông dự tuyển và đỗ vào Trường đào tạo Sân khấu Hà Nội với dáng vẻ còi cọc, cao chưa đầy 1,4m.
NSƯT Hán Văn Tình luôn lạc quan dù đang nằm trên giường bệnh
Gia đình nghệ sĩ có được hai người con, một trai một gái, hai vợ chồng kết hôn ở tuổi 36 nên kinh tế gia đình cũng không khá giả, nếu không muốn nói là "nghèo" như chính lời người nghệ sĩ này chia sẻ.
Năm 2008, NSƯT Hán Văn Tình tâm sự: "Mức lương của vặn nghệ sĩ bây giờ quá thấp so với mặt bằng và đương nhiên họ không thể đảm bảo cho cuộc sống."
Khi ấy, ông là Phó đoàn biểu diễn 1 của Nhà hát Tuồng Trung ương, thế nhưng mức lương nhận được chỉ vỏn vẹn có 2 triệu đồng. Người nghệ sĩ vì thế liên tục phải chạy vạy tới những sân khấu nhỏ hơn hay làm quảng cáo để kiếm thêm thu nhập.
Căn nhà cấp 4 nhỏ bé của gia đình ông tại Cầu Diễn, Từ Liêm
Theo đuổi cuộc sống giản dị của một người nghệ sĩ truyền thống, không chạy đua hay "bán linh hồn" cho những trào lưu tiêu cực của nghệ thuật kịch, hài, gia đình ông sống tại một căn nhà ở khu tập thể Mai Dịch, sau này chuyển về phía Cầu Diễn, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
Mức lương của nhà hát, cát-xê và lương của người vợ làm hành chính ở Bệnh viên Xanh-pôn theo như ông kể, chỉ đủ chi tiêu gia đình và nuôi hai con ăn học. Người nghệ sĩ từng trải lòng: "Nhiều lúc nhìn bạn bè có nhà to, xe đẹp, một bước lên xe, hai bước xuống xe, còn nhà mình phải vay mượn mới đổi được một cái nhà cấp 4 nhỏ xinh ở Cổ Nhuế. Nhưng vợ tớ cô ấy thông cảm, cùng tớ chung lưng đấu cật. Có được người vợ hiểu chồng, biết thu vén cho gia đình thì chẳng có gì để tớ thật chẳng đòi được hơn thế".
Phía bên trong, mọi đồ vật đều đơn sơ, cũ kĩ
Trong thời gian điều trị, do chi phí chữa bệnh quá cao với những gì gia đình ông có thể chi trả, NSƯT Hán Văn Tình bàn với vợ ở nhà điều trị bằng thuốc nam. Nhưng căn bệnh ung thư gan di căn sang phổi khiến mọi nỗ lực cứu chữa đi vào ngõ cụt.
NSƯT Hán Văn Tình đã nhắm mắt và chìm vào một giấc ngủ yên bình, nằm vào lòng đất mẹ. Còn lại với khán giả, vẫn là một anh Quềnh vui vẻ, tếu táo, vẫn là một người nghệ sĩ hết lòng với nghệ thuật, với tình yêu mà người nghệ sĩ và khán giả dành trọn cho nhau.
Theo Trọng Đạt (Tổng hợp) (Dân Việt)
Xót xa 3 sao nam "Đất và người" cùng bị ung thư Số phận nghiệt ngã với những diễn viên trong bộ phim vang bóng một thời. Bộ phim truyền hình Đất và người ra mắt năm 2002, xoay quanh cuộc sống của người nông dân đồng bằng Bắc Bộ. Nhân vật chính diện, phản diện mang đến cái nhìn toàn cảnh về nếp ăn ở và cách nghĩ của người dân những năm đầu...