Bà Tân Vlog : Sau mỗi buổi quay clip vẫn đi cắt lúa thuê để kiếm tiền
Trước khi trở thành “thần tượng” của giới trẻ, cuộc sống gia đình bà Tân rất khó khăn, ngoài công việc đồng áng bà phải đi xách vữa thuê để kiếm tiền nuôi các con.
Nhóm sinh viên từ Thái Nguyên chụp ảnh với “ bà Tân Vlog”.
Thời gian gần đây tài khoản Youtube “bà Tân Vlog” đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng. Chủ nhân của Vlog này tên đầy đủ là Nguyễn Thị Tân (58 tuổi, trú tại xã Xuân Hương, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang).
Từ một người nông dân chân quê, bà Tân bỗng “vụt sáng” khi nằm trong top 3 hiện tượng Youtube đua Subscribe (đăng ký) nhanh nhất thế giới. Chỉ sau hơn 20 ngày đăng tải các clip trên kênh “bà Tân Vlog” đã thu hút hơn 50 triệu lượt xem và 1,4 triệu lượt đăng ký theo dõi.
Chiều ngày 28/5, chúng tôi tìm về thăm bà Tân, phía bên ngoài cổng nhà bà Tân có đến hàng trăm người, đa phần là các em học sinh, sinh viên và các cháu từ 7-10 tuổi đứng chờ để xin chụp ảnh cùng “thần tượng”.
Điều đáng nói là những em học sinh, sinh viên này đều ở những huyện, tỉnh khác đến, có em tận Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên… cũng tìm về để được gặp trực tiếp “thần tượng”. Chúng tôi phải chờ đến khi trời sẩm tối, hết khách mới có cơ hội được gặp bà Tân. Khác với sự nổi tiếng trong thời gian qua, ngồi trước mặt tôi là người đàn bà chỉ cao chưa đầy 1m2, nặng vỏn vẹn 32kg và vô cùng thân thiện, cởi mở.
Có thể nói kênh “bà Tân Vlog” đang gây sốt trong thời gian qua. Bí quyết tạo nên thương hiệu “bà Tân Vlog” là do các món ăn, đồ uống bà chế biến đều là loại “siêu to khổng lồ” cộng với chất giọng địa phương, mộc mạc, ngô nghê và cách nói chuyện vô cùng duyên dáng.
Mở đầu clip bà Tân luôn nói câu “Xin chào tất cả các cháu, chào mừng các cháu đã trở lại với kênh của “bà Tân Vlog” bà chúc các cháu luôn luôn vui vẻ, hạnh phúc, gia đình an khang thịnh vượng, các cháu xem clip của bà thì nhớ like và Subscribe để ủng hộ bà nhé”- câu nói rất bình thường nhưng qua cách thể hiện dí dỏm của bà Tân khiến người xem phải bật cười.
Thậm chí nhiều người còn bắt chước câu nói này của bà Tân vì thấy vui. Có được kết quả trên một phần là nhờ sự trợ giúp của con trai bà.
Chia sẻ về sự nổi tiếng bất ngờ của mình, bà Tân cho biết, kể từ ngày biết tới “Thằng cháu Youtube”, cuộc đời bà như bước sang một trang mới. Ban đầu là do con trai gợi ý, rồi bà đồng ý làm theo hướng dẫn. Bà Tân chỉ việc chế biến các món ăn “siêu to khổng lồ” còn quay dựng do con trai bà làm.
Các clip trên trang Youtube của bà Tân đều là chế biến món ăn, nước giải khát… như “Đĩa chả cá siêu to khổng lồ”, “Cốc dưa hấu dầm siêu to khổng lồ” “Đĩa cơm sườn siêu cay khổng lồ”…
Video đang HOT
Bà Tân bên cái chậu quen thuộc, chuyên dùng để đựng thực phẩm.
Thực phẩm để chế biến những món này đều do bà tự tay đi chợ, chọn mua ở những địa chỉ uy tín tại địa phương. “Để làm ra những món siêu to khổng lồ này tuy cũng tốn kém nhưng bà cảm thấy vui lắm cháu ạ, chế biến xong bà thường chia cho trẻ con trong làng ăn hết chứ chưa bao giờ để thừa”- bà Tân nói.
Bà Tân cho biết thêm, “Có hôm đi chợ mua đồ, các cháu nhỏ đi học về nhìn thấy từ xa chúng nó đã hò reo “bà Tân vê lốc, bà Tân vê lốc kìa” rồi chạy đến ôm, xin chụp ảnh cùng, bà thấy vui lắm cháu ạ”- bà Tân chia sẻ.
Bà Tân năm nay đã gần 60 “nồi bánh chưng”, bà có 2 người con trai, chồng bà đã mất cách đây vài năm do bệnh hiểm nghèo. Gia cảnh khó khăn, ba mẹ con chắt chiu làm lụng nên vừa xây được ngôi nhà 2 tầng.
Theo bà Tân, trước đây cuộc sống gia đình bà rất khó khăn, khi chồng bà còn sống đau ốm triền miên, không làm được gì nên mọi việc sinh hoạt trong gia đình đều do một tay bà gánh vác, ngoài công việc đồng áng bà còn đi phụ hồ kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống.
“Khổ lắm các cháu ạ, trước đây cứ cuối tháng là thằng Hưng (con trai lớn bà Tân) lại gọi điện về bảo, mẹ chuẩn bị cho con vài triệu để đóng học, là bà lại phải chạy đi khắp làng để vay mượn” – bà Tân chia sẻ.
Bà Tân chụp cùng anh Nguyễn Văn Hưng (con trai lớn).
Còn anh Hậu (con trai út bà Tân) học giỏi lắm, nhưng sau khi học hết lớp 10 đã xin bố mẹ cho nghỉ học để đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp mẹ.
Bà Tân cho biết thêm, nhiều người cứ nghĩ bà làm clip thế này được nhiều tiền lắm, nhưng bà đã được đồng nào đâu của “thằng cháu Youtube” đâu, bà làm chỉ cho vui thôi. “Sau mỗi buổi quay clip, bà vẫn đi cắt lúa thuê để kiếm tiền”- bà Tân nói thật.
Chia sẻ với PV, anh Nguyễn Văn Hưng (SN 1992) cho biết, sau khi ra trường, anh xin vào làm việc tại một công ty, nhưng vì tính cách muốn làm công việc tự do, không gò bó nên anh đã bỏ việc công ty và chú trọng phát triển kênh Youtube.
Kênh Youtube của anh Hưng được tạo từ tháng 2/2017 với cái tên “Hưng Vlog” và phải mất 2 năm để nhận được chiếc nút vàng danh giá. Hiện tại kênh của anh có 1,2 triệu người đăng ký theo dõi.
Anh Hưng cho biết, bản thân đã phải phấn đấu rất nhiều để có được thành tích như ngày hôm nay. Anh muốn giúp mẹ vui và kiếm tiền bằng chính đam mê nấu ăn của mẹ.
Nhiều người cho rằng chính anh là người góp phần đưa bà Tân Vlog trở thành một hiện tượng mạng xã hội trong thời gian qua, chạm đến những con số trong mơ đối với bất kỳ Youtuber nào.
Theo Nguyễn Long (Đời sống Plus/GĐVN)
Bỏ nghề đóng gạch, 8X trồng nấm công nghệ cao
Từ bỏ nghề gây ô nhiễm môi trường để chuyển sang trồng nấm sạch, anh Đồng Văn Hiệp (sinh năm 1981, trú thôn Khoát, xã Nghĩa Hưng, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) đã trở thành người đầu tiên mang nghề mới về địa phương.
Không những thế, anh còn mạnh dạn ứng dụng khoa học công nghệ để làm chủ sản xuất, từ đó tăng thu nhập, tạo việc làm cho nhiều nông dân địa phương.
Bỏ nghề đóng gạch thủ công, trồng nấm sạch
Người dân xã Nghĩa Hưng vốn có nghề truyền thống đào đất đóng gạch, đốt bằng lò thủ công. Vào lúc cao điểm, xã có gần 100 lò gạch ngày đêm xả bụi, khói khiến không khí luôn ngột ngạt vì ô nhiễm.
Anh Hiệp kiểm tra sự phát triển của các loại nấm trong trang trại. Ảnh: N.T
Từ năm 2012, thực hiện chủ trương của Nhà nước về xóa bỏ lò vôi, lò gạch thủ công, nhiều gia đình trong xã chuyển mô hình kinh tế khác, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Như nhiều nông dân khác, anh Đồng Văn Hiệp cũng từ bỏ nghề đóng gạch và loay hoay tìm hướng đi mới. Cuối cùng, anh chọn mô hình trồng nấm sạch.
Anh Hiệp kể, sau khi bỏ nghề cũ, anh và nhiều hộ trong thôn được xã cho tham gia các lớp dạy nghề nông thôn do huyện tổ chức. "Chẳng biết duyên số thế nào tôi lại đăng ký học mô hình trồng nấm ăn, dù trong xã chưa ai từng trồng và cũng chẳng ai tham gia học. Càng học, tôi càng mê vì trước đây ăn cọng nấm rơm, hái cây mộc nhĩ đều trong tự nhiên. Nay mình có thể tự tay trồng thì hay quá. Đồng thời, nguyên, vật liệu trồng nấm cũng chẳng khó kiếm, mà lại rẻ" - anh Hiệp tâm sự.
Trở về nhà với vốn kiến thức, anh Hiệp bàn với gia đình gom vốn và vay mượn thêm bạn bè để biến khu lò gạch cũ thành 4 dãy nhà gần 1.000m2. Anh tận dụng rơm, rạ, mua mùn cưa để làm giá thể. Còn nấm giống, anh được huyện hỗ trợ.
Ngay từ lần đầu trồng 2.000 cây nấm sò và mộc nhĩ, anh Hiệp đã thành công và thu lãi gần 100 triệu đồng nhờ kết hợp lý thuyết vào thực tiễn sản xuất.
Khéo trồng, nấm có "mã" đẹp
Tuy bước đầu có thu nhập nhưng anh Hiệp vẫn băn khoăn vì năng suất nấm chưa cao, cây nhỏ và có "mã" không đẹp. Anh không ngại đi Quảng Ninh, lên Hòa Bình, Hà Nội để tìm hiểu. Cuối cùng, anh kết luận nguyên nhân do nấm thiếu chất dinh dưỡng, ngoài ra còn do nhiệt độ, ánh sáng chưa hợp lý.
Để khắc phục, anh Hiệp trộn thêm cám gạo, bột ngô, đỗ tương vào mùn cưa, rơm, rạ với tỷ lệ hợp lý, cân đối lại độ ẩm, sau đó, cho vào máy hấp, sấy để tiệt trùng và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng cho nấm. Đặc biệt, anh cũng chú ý kiểm soát nhiệt độ. Nhờ đó, nấm mọc đều, sinh trưởng nhanh, cho cây to và đạt trọng lượng hơn trước rõ rệt.
Anh Hiệp đầu tư mua máy trộn mùn cưa, chất phụ trợ, lò hấp và máy đóng giá thể để sản xuất lớn. Anh tập trung sản xuất các loại nấm sò với giá bình quân 40.000 - 60.000 đồng/kg; mộc nhĩ giá từ 120.000 - 150.000 đồng/kg nấm khô...
Anh Hiệp cho biết, những ngày đầu, anh phải đến các nhà hàng, cửa hàng thực phẩm để tiếp thị tìm đầu ra. Nhưng chỉ sau vài vụ, nhiều thương lái đã tự tìm đến đặt hàng.
Ông Nguyễn Văn Khương - Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hưng cho biết, để đẩy mạnh phát triển mô hình nấm theo hướng ứng dụng công nghệ cao, năm 2017, huyện Lạng Giang đã hỗ trợ gia đình anh Hiệp 350 triệu đồng xây dựng nhà xưởng có hệ thống điều hòa nhiệt độ, giàn phun, tưới tự động... Huyện cũng xác định, nấm sạch Nghĩa Hưng là một trong những sản phẩm nằm trong chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Lạng Giang. Trước mắt, UBND huyện sẽ chỉ đạo các phòng, ban cấp chứng nhận VietGAP cho mô hình.
Theo Danviet
Thu giữ hơn 1 tấn nầm lợn hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ Hơn 1 tấn nầm lợn đựng trong các bao, thùng xốp và nhiều miếng thịt đã chảy nước, bốc mùi hôi thối đang trên đường đi tiêu thụ đã bị lực lượng chức phát hiện và thu giữ. Ngày 18/1, trên tuyến quốc lộ 1A thuộc địa phận thị trấn Kép, huyện Lạng Giang, tổ công tác phòng Cảnh sát môi trường, Công...