Bà Tân được con trai làm tặng hẳn chiếc bát to “khủng bố”, liền làm ngay một bát phở siêu to khổng lồ giữa mùa dịch
Với chiếc bát siêu to khổng lồ mới được con trai tặng này, bà Tân đã “khai trương” bằng một bát phở cực lớn.
Nếu trước kia, nói đến việc ăn một bát phở, ai nấy đều sẽ nghĩ ngay đến chuyện ăn ở đâu, phở gì, ăn phở bò hay phở gà… thì bây giờ, có lẽ chỉ cần nghĩ đến việc làm sao để có phở ăn là tốt lắm rồi. Khi mọi hàng quán đều đóng cửa tạm thời, việc nấu ăn tại nhà càng lên ngôi. Chẳng thế mà ngay cả phở, bún cũng được dân tình tự nấu ở nhà với tần suất nhiều hơn bao giờ hết.
Mới đây, hoà chung không khí tự nấu ăn tại nhà, bà Tân Vlog cũng làm hẳn một bát phở siêu to khổng lồ. Điểm đặc biệt lần này là bà đã sử dụng chiếc bát sứ siêu to khổng lồ có in chữ “Bà Tân Vlog” được cậu con trai làm tặng.
Dù đang trong thời kì dịch bệnh nhưng bà cũng có gắng chuẩn bị nguyên liệu rất đầy đủ. Ngoài xương để hầm, thịt bò, bánh phở, bà còn dùng luôn những thứ “của nhà trồng được” như hành củ (dù những của hành này được bà miêu tả là hơi “suy dinh dưỡng”).
Sau thời gian “vật lộn” chặt xương, luộc qua xương rồi bỏ vào hầm, bà Tân đã có được một nồi nước dùng siêu to khổng lồ. Thịt bò được bà thái mỏng rồi trần tái vì theo bà, như vậy ăn mới ngọt và ngon. Bát phở nhanh chóng được hoàn thành, lại còn được bà trang trí thêm những quả ớt tỉa hoa rất tỉ mỉ nữa.
Video đang HOT
Vì là thời kì dịch bệnh nên nhà bà cũng không có nhiều cháu chắt hay họ hàng tới chơi. Thế nên bà Tân chỉ ăn phở cùng với con trai, con gái và một người cháu hàng xóm.
Nuko
Nóng chuyện tranh thủ nhậu, ăn phở vui trước khi cách ly phòng Covid-19
"Nhậu chia tay 1 bữa, về đá thêm bát phở vui mới đi về để tập trung", chia sẻ của nam thanh niên tranh thủ trước khi thực hiện cách ly theo yêu cầu phòng dịch Covid-19 đang lan mạnh trên mạng xã hội.
Cách ly theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân ở Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
Mới đây, một người hàng xóm bệnh nhân N.H.N ở Trúc Bạch (Hà Nội), chia sẻ câu chuyện người này phải cách ly vì sống cùng khu vực với bệnh nhân N. Trước khi đi cách ly tập trung theo yêu cầu của chính quyền, người thanh niên này đã nấn ná, tranh thủ đi nhậu rồi vào ăn một quán phở ngon.
"Xác định câu kéo được thêm vài tiếng, sắp xếp công việc cho nhân viên yên tâm và cũng giải thích là vì nhà gần chỗ đó nên bắt buộc phải bị vậy là do không may. Nhậu chia tay 1 bữa, về đá thêm bát phở vui mới đi về để tập trung", những dòng chia sẻ của nam thanh niên này đang lan mạnh trên mạng xã hội.
Dù anh này nói " sẽ làm đúng theo những gì được yêu cầu, vì đây là trách nhiệm cá nhân với cộng đồng" kèm theo chia sẻ thông tin về cuộc sống, sinh hoạt tại nơi cách ly tập trung rất thoải mái, tiện nghi, song câu chuyện người thanh niên trên trước khi thực hiện việc cách ly đã "tranh thủ" đi ăn phở, đi nhậu... khiến nhiều người lo lắng.
Theo PGS Trần Đắc Phu, cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), việc "tranh thủ" trước khi cách ly của người thanh niên trên là sai quy tắc cách ly.
"Khi có lệnh cách ly khu vực nào đó thì mọi công dân sống ở khu vực đó phải chấp hành cách ly, tuyệt đối không được phép "tranh thủ" như vậy.
Bởi người bị cách ly mặc dù không tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân nhưng để đảm bảo an toàn nên Hà Nội lên danh sách, rà soát khu vực cách ly và những người sống quanh khu vực đó phải chấp hành", ông Phu nói.
Mặc dù, nếu chỉ sống trong khu vực, không tiếp xúc với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân thì nguy cơ nhiễm virus thấp, người dân không nên hoang mang, nhưng việc cách ly khoanh vùng là cần thiết.
PGS Phu nhấn mạnh việc khai báo y tế, cách ly phòng dịch Covid-19 là nhằm đảm bảo an toàn, chăm sóc sức khỏe cho bản thân người được cách ly, đồng thời cũng phòng bệnh cho những người xung quanh và cả cộng đồng.
Theo quy định của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, người mắc bệnh dịch, người bị nghi ngờ mắc bệnh dịch, người mang mầm bệnh dịch, người tiếp xúc với tác nhân gây bệnh dịch nhóm A phải được cách ly. Hình thức cách ly bao gồm: cách ly tại nhà, tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc tại các cơ sở, địa điểm khác.
Chính phủ, Bộ Y tế thời gian vừa qua đã liên tục đưa ra các khuyến nghị yêu cầu các cá nhân có nghi ngờ nhiễm bệnh, đi đến từ vùng dịch phải chủ động cách ly y tế.
Theo infonet
Muôn kiểu ăn uống của hội khó nuôi: Ăn phở bỏ hành, gà bỏ da, trứng vịt lộn bỏ con... và ti tỉ yêu cầu "ngược đời" khác Có những người ăn gì cũng được, và có những người món gì cũng không ăn được! Trên đời có hai kiểu người: ăn được hành (thích ăn hành là đằng khác) và có thù với hành, một cọng cũng không ăn. Chia như vậy là hiểu đúng không? Thế nhưng, không ăn hành chỉ là 1 trong 7749 kiểu ăn uống trái...