Bà Suu Kyi cảnh báo giới trẻ Myanmar phí thời gian vì internet
Giới trẻ Myanmar ngày nay dành nhiều thời gian cho máy tính, điện thoại và mạng xã hội hơn là đọc sách, bà Aung San Suu Kyi, chính trị gia được ngưỡng mộ tại Myanmar cho biết.
Giới trẻ Myanmar đọc sách ít hơn vì công nghệ ngày càng xâm lấn sau một thời gian dài bị cấm đoán – Ảnh: AFP
“Lối sống của chúng ta đang thay đổi trong thời đại này song song với sự phát triển công nghệ. Bây giờ con em chúng ta đã lãng phí thời gian cho những trò chơi trên máy tính, trên internet và mạng xã hội. Lứa trẻ đọc sách ít hơn vì công nghệ ngày càng xâm lấn”, AFP ngày 17.10 dẫn lời từ bức thư của bà Aung San Suu Kyi gửi đến những người tổ chức ngày hội văn học ở Yangon cuối tuần này.
Hồi tháng 11.2015, đảng Liên minh quốc gia vì Dân chủ (NLD) do bà Aung San Suu Kyi dẫn đầu đã chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử tại Myanmar. Bà được ngưỡng mộ vì công cuộc đấu tranh, thúc đẩy dân chủ ở nước này, góp công lớn chấm dứt giai đoạn chuyên chế của chính phủ do quân đội hậu thuẫn.
Trong thời gian dài quân đội nắm quyền, Myanmar đã rơi vào tình trạng gần như cô lập với thế giới bên ngoài. Đây là nguyên nhân không nhỏ dẫn tới việc người dân nước này ít tiếp xúc với internet. AFP cho biết ở Myanmar từng hạn chế việc truy cập internet, và mỗi chiếc điện thoại có thể có giá hàng ngàn USD.
Chỉ đến gần đây, vài năm trước khi đảng NLD chính thức chiến thắng, đất nước Myanmar mới dần nới lỏng sự ràng buộc về internet, tạo đà không nhỏ cho quá trình tự do tìm hiểu và nêu ý kiến ở nước này.
Video đang HOT
Bà Aung San Suu Kyi kêu gọi cải cách giáo dục và khuyên giới trẻ đọc sách nhiều hơn – Ảnh: Reuters
Mặc dù vậy, phản ứng ngược của một đất nước bắt đầu chuyển mình mạnh mẽ từ thế cô lập sang mở cửa với thế giới chính là việc người dân bị internet thu hút mạnh mẽ. Hiện nay ở Myanmar tràn ngập điện thoại thông minh và số lượng tài khoản trên mạng xã hội như các nước láng giềng.
Ngoài ra theo bà Aung San Suu Kyi, vốn là một học giả song song vai trò chính trị gia, Myanmar cũng cần cải tổ nền giáo dục hiện tại, tránh tình trạng “học vẹt” như trước đây.
“Chúng ta hiếm khi có thư viện trong trường học và không có thêm nhiều thời gian đọc sách khi đang trên lớp. Hệ thống giáo dục của chúng ta bắt học sinh học thuộc lòng câu trả lời, hạn chế tư duy phê phán và việc đọc sách”, bà San Suu Kyi viết.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Bà Aung San Suu Kyi hoãn ý định làm tổng thống Myanmar
Bà Aung San Suu Kyi hoãn việc gây áp lực để sửa đổi hiến pháp nhằm chấp nhận cho bà làm tổng thống Myanmar để tránh đối đầu với quân đội, Reuters dẫn nguồn tin từ đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ.
Bà Suu Kyi bên cạnh các thành viên của NLD - Ảnh: Reuters
Một nguồn tin từ đảng Liên minh quốc gia vì dân chủ (NLD) tiết lộ bà Suu Kyi sẽ không gây căng thẳng cho chính trường nước này và tránh đối đầu với quân đội bằng cách chưa đưa ra kế hoạch sửa đổi hiến pháp.
Hiến pháp Myanmar được quân đội soạn thảo nhằm ngăn cản bà Suu Kyi trở thành tổng thống, dù đảng NLD do bà lãnh đạo giành chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử hồi tháng 11.2015. Hiến pháp Myanmar cấm người có vợ, chồng hoặc con cái mang quốc tịch nước ngoài trở thành tổng thống, trong khi hai con trai của bà Suu Kyi có quốc tịch Anh.
NLD có kế hoạch sửa lại điều khoản này để mở đường cho bà Suu Kyi giữ vị trí lãnh đạo cao nhất Myanmar. Tuy nhiên, kế hoạch này chưa được NLD đặt làm trọng tâm trong thời gian đầu nắm chính phủ. Bà Suu Kyi sẽ đứng trên tổng thống, người chỉ giữ vai trò này trên danh nghĩa.
"Việc lựa chọn tổng thống của chúng tôi chỉ là danh nghĩa và các quyết định sẽ chỉ được bà Aung San Suu Kyi đưa ra", Reuters ngày 13.1 dẫn lời của nguồn tin giấu tên. Retuers cho biết có những cuộc thương lượng diễn ra giữa NLD và các bên, trong đó có cả quân đội, để tìm ra cách điều hành đất nước.
Lãnh đạo của NLD không muốn mở ra một cuộc đối đầu mới với quân đội, lực lượng từng tước quyền lãnh đạo của bà Suu Kyi sau khi đảng của bà giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hồi năm 1990. Aung San Suu Kyi bị quản thúc tại nhà trong nhiều năm cho đến năm 2010, cũng là giai đoạn cải cách diễn ra ở Myanmar.
Ngoài việc gác lại ý định đối đầu với quân đội, bà Suu Kyi còn chấp nhận một thành viên của đảng Phát triển và Đoàn kết thống nhất (USDP) có liên quan đến quân đội tham gia vào nội các chính phủ của NLD, theo tờ Myanmar Times. Cùng với việc tiếp nhận thành viên của quân đội, chính phủ của bà Suu Kyi còn chấp nhận cả những nhà kỹ trị thuộc các tộc người thiểu số như một cách hòa giải và đề cao đoàn kết của NLD.
Tuy nhiên, nguồn tin của NLD cho biết những dự tính trên không đồng ý nghĩa với việc bà Suu Kyi từ bỏ ý định sửa đổi hiến pháp; thay vào đó kế hoạch để bà danh chính ngôn thuận làm tổng thống sẽ dời lại vào thời điểm thích hợp hơn, theo Reuters.
Quốc hội với những nghị sĩ mới sẽ bắt đầu phiên họp đầu tiên vào đầu tháng 2.2016 để giới thiệu các chức danh đứng đầu quốc hội và chính phủ. Cho đến nay, chưa rõ NLD sẽ lựa chọn ai làm tổng thống, theo Myanmar Times.
Minh Quang
Theo Thanhnien
Bà Suu Kyi yêu cầu nghị sĩ phải sử dụng được tiếng Anh Bà Aung San Suu Kyi yêu cầu các nghị sĩ mới của Myanmar phải sử dụng được tiếng Anh và giảm lương để làm gương và tránh gây ra sự bất bình đẳng với xã hội. Ba Aung San Suu Kyi và các tân nghị sĩ của NLD trong một cuộc họp đầu tiên ở quốc hội - Ảnh: Reuters Trong cuộc họp...