Ba sai lầm lớn trong chăm sóc răng miệng
Để có hàm răng khỏe mạnh, ngoài việc chăm sóc răng miệng đúng cách, bạn cũng cần tránh những sai lầm lớn sau đây:
1. Khi răng đau mới tìm đến nha sĩ
Thông thường, khi bị đau răng mọi người mới nghĩ tới việc đến nha sĩ, mà không có ý thức chăm sóc răng miệng thường xuyên và khám răng định kỳ.
Ở nước ngoài, trẻ em đã được chăm sóc răng từ lúc lên 2 tuổi rưỡi, khi răng đã mọc đầy đủ, sau 4 tuổi lại được khám và chăm sóc răng định kỳ.
Các bệnh về răng miệng nên được điều trị từ khi bệnh còn ở giai đoạn đầu, bởi vậy việc khám răng định kỳ là quan trọng nhất. Khi răng bắt đầu có vấn đề, chỉ cần chải răng đúng cách trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần là có thể giải quyết về cơ bản, nhưng nếu để bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, thì việc điều trị vừa khó khăn lại tốn kém.
2. Xem nhẹ bệnh nha chu
Tiêu chuẩn của một hàm răng khỏe mạnh là: thứ nhất: răng sạch sẽ; thứ hai: không bị sâu; thứ ba: không đau nhức; thứ 4: men răng bình thường, không chảy máu răng. Theo tiêu chuẩn này, thì sâu răng chỉ là một phần trong bốn tiêu chuẩn trên, còn “không đau nhức; men răng bình thường, không chảy máu răng” mới tạo ra một môi trường thuận lợi cho răng phát triển mạnh khỏe. Thế nhưng, trong suy nghĩ của nhiều người, khi nhắc đến việc chăm sóc răng miệng, họ chỉ nghĩ đến vấn đề phòng ngừa sâu răng mà thôi.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia về răng miệng, viêm nha chu có thể ảnh hưởng lên chức năng của các cơ quan quan trọng khác trong cơ thể như tim, phổi, thận… Người bị bệnh nha chu dễ mắc các bệnh về thần kinh, bệnh tiểu đường và bệnh lý về mạch máu não hơn những người có hàm răng khỏe mạnh.
Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nha chu là do vi khuẩn và cao răng. Vi khuẩn và mảng bám cao răng làm cho nướu bị viêm, phá hỏng men răng, làm răng bị lung lay, thậm chí tự rụng.
3. Chọn kem đánh răng theo quảng cáo
Theo kết quả cuộc điều tra về ý thức chăm sóc sức khỏe răng miệng của Trung Quốc, 90% người được phỏng vấn đều cho biết họ thường chọn mua kem đánh răng theo quảng cáo.
Việc phòng bệnh là rất quan trọng, do đó người tiêu dùng nên dựa vào nhu cầu thực tế về sức khỏe răng miệng của mình mà lựa chọn sản phẩm chăm sóc răng miệng phù hợp, không nên chỉ tin vào quảng cáo.
Hiện nay các sản phẩm về chăm sóc răng miệng trên thị trường rất phong phú, ngoài việc làm sạch răng miệng, nhiều loại sản phẩm còn được thêm vào những tính năng đặc biệt khác. Nếu chọn kem đánh răng không đúng, chúng ta sẽ bỏ lỡ giai đoạn phòng bệnh. Ví dụ, kem chống sâu răng sẽ không phát huy tác dụng trong việc phòng bệnh nha chu và viêm lợi. Do đó, người tiêu dùng phải phân biệt rõ, để tránh sai lầm khi quá tin vào quảng cáo.
Ngoài ra, việc tập thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên, chải răng đúng cách, cũng có thể giúp chúng ta phòng được các bệnh về răng miệng một cách hữu hiệu.
Theo Thi Giang
PNO
Những cách giúp giảm đau răng hiệu quả
Nếu răng đang đau nhức, hãy tìm kiếm những "thuốc" hay ngay trong chính nhà mình để làm dịu cơn đau trước khi đi khám nha sĩ.
Ngậm nước muối
Đây là một trong những cách đơn giản nhất để chữa bệnh đau răng hiệu quả. Dùng nước muối ấm súc miệng và ngậm trong miệng khoảng vài phút. Điều này giúp giảm đau đớn tạm thời trong một số trường hợp.
Thoa tinh dầu đinh hương
Tinh dầu đinh hương có chất chống viêm tự nhiên, làm các khu vực xung quanh răng bị đau có thể bị tê trong một giờ hoặc lâu hơn.
Nhúng tăm bông vào tinh dầu đinh hương và thoa nó lên vùng đau nhức. Nếu không có tinh dầu đinh hương thì có thể nhai đinh hương khô cũng rất hữu ích.
Dùng chỉ nha khoa
Nhiều người thoát khỏi các cơn đau nhức răng sau khi dùng chỉ nha khoa. Nguyên nhân của tình trạng khó chịu này là do thực phẩm bị kẹt ở giữa các kẽ răng.
Do nướu đang rất nhạy cảm nên tránh để chỉ tơ nha khoa làm tổn thương nướu. Có thể thoa chút tinh dầu cây đinh hương trước khi dùng chỉ nha khoa.
Chườm lạnh
Áp 1 túi lạnh trong khoảng 15 phút vào vùng răng bị đau. Thực hiện 3-4 lần/ ngày, cơn đau nhức và sưng sẽ giảm xuống.
Lấy một khối đá nhỏ còn non và bọc nó trong một khăn ăn dai để làm lạnh răng 1 vài lần/ngày.
Để phòng ngừa chứng đau răng tái, cần duy trì một chế độ chăm sóc sức khỏe răng miệng như chải răng và nướu răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa flor, và súc miệng thường xuyên. Khám nha sĩ định kỳ 2 lần/năm.
Theo Dân trí/buzzle
10 mẹo giữ răng chắc khỏe Chăm sóc răng miệng cũng có thể ngăn chặn nhiều loại bệnh. Nhưng chăm sóc răng thế nào và giữ răng luôn chắc khoẻ cũng không phải là điều dễ dàng. Giáo sư Shantanu Jaradi, một chuyên gia nha khoa tiết lộ 10 mẹo sau giúp bạn giữ răng luôn trắng, chắc và khỏe. 1. Uống nhiều nước Nước lọc là một loại...