Bà Rịa-Vũng Tàu: Vỡ đê bao hồ, 43 hộ, 20ha cây trồng bị thiệt hại
Hơn 10.000 bao cát đã được cột chặt thả xuống bờ đê, vừa ngăn dòng chảy vừa giữ được căn nhà quản lý công trình thủy lợi. Dòng nước chảy ra từ hồ Gia Hoét đến trưa 4.10 đã được kiểm soát, không còn nguy hiểm.
Tại hiện trường vụ vỡ đê bao, hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan ban ngành, đoàn thể cùng lực lượng Ban Chỉ huy quân sự tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu… tập trung hỗ trợ người dân, khắc phục hậu quả do vỡ đập tràn hồ Gia Hoét 1.
Từ 7h sáng 4.10, các lực lượng công an, bộ đội, đoàn viên thanh niên, phụ nữ, điện lực… đến từng hộ gia đình nằm trong vùng dòng nước tràn qua, cùng người dân lắp đặt cầu tạm, xịt nước rửa sân, quét dọn, sửa sang nhà cửa, vận chuyển các vật dụng gia đình, sửa chữa hệ thống điện, nước sinh hoạt.
Lực lượng quân đội đang lấp vá hồ bị vỡ. Ảnh: Hùng Đình
Các cơ quan chuyên môn của huyện Châu Đức đã phối hợp với xã Quảng Thành tiến hành thống kê thiệt hại về nhà cửa, cây trồng, vật nuôi của từng hộ dân tại các ấp Tân Thành và Trung Thành, xã Quảng Thành.
Ông Lê Quý Thịnh – Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn huyện Châu Đức cho biết, theo thống kê, hiện có 43 hộ dân bị ảnh hưởng, hơn 20ha tiêu, cây ăn trái và hoa màu bị nước cuốn trôi do vỡ đập tràn.
Video đang HOT
Chị Lê Thị Sương ở tổ 45, ấp Tân Thành, xã Quảng Thành cho hay, sáng 4.10, được sự hỗ trợ của các lực lượng chức năng, các vật dụng trong nhà đã được đưa về sau 3 ngày di dời tài sản, sống tạm ở vùng an toàn. “Mong sao chính quyền địa phương nhanh chóng khắc phục tường rào, xây nắp cống thoát nước trước nhà để gia đình có lối đi và có nơi buôn bán quầy tạp hóa”, chị nói.
Ông Phan Chánh Hùng, ấp Tân Thành, xã Quảng Thành chia sẻ, mấy ngày qua, ông ra nhà người con gái ở trung tâm xã Quảng Thành ở, tài sản trong nhà được các lực lượng của xã, huyện bảo quản, giữ gìn rất tốt, không có mất mát xảy ra.
Dòng chảy hồ Gia Hoét – nơi bị vỡ đã được khống chế.
Trực tiếp chỉ đạo tại hiện trường, ông Nguyễn Công Vinh – Chủ tịch UBND huyện Châu Đức – cho biết, hiện có 5 căn nhà bị hư hỏng phần móng sẽ được gia cố trong hôm nay. Căn nhà nào bị nứt tường thì đập bỏ, xây lại để đảm bảo an toàn cho người dân. Huyện cũng sửa chữa khoảng 500m đường giao thông đã bị bể, hư hỏng, cống thoát nước, kiểm tra, lắp đặt hệ thống nước sạch, điện sinh hoạt… để người dân trở lại sinh hoạt bình thường.
Trước đó, cơn mưa kéo dài hơn 4 tiếng đồng hồ chiều tối 30.9 đã làm nước trong hồ Gia Hoét dâng cao. Để tránh vỡ đê, lực lượng chức năng phải xả nước. Do lượng nước lớn và mạnh, một đoạn kênh dẫn tràn bị vỡ làm nước ngập vào nhà dân và các vườn cây.
Theo Danviet
TP.HCM báo cáo việc cán bộ đi nước ngoài
Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm TP.HCM có từ 475 đến trên 500 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước được xét duyệt đi nước ngoài.
UBND TP HCM vừa có báo cáo tổng kết 10 năm công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức tại TP giai đoạn 2007 - 2017. Báo cáo được thực hiện theo đề nghị của Bộ Công an.
Báo cáo của TP HCM về công tác quản lý xuất nhập cảnh của cán bộ, công chức, viên chức tại TP giai đoạn 2007 - 2017
Theo báo cáo, từ năm 2007 đến nay, mỗi năm TP có từ 475 đến trên 500 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại các doanh nghiệp nhà nước được xét duyệt đi nước ngoài với tổng số lượt được xét duyệt trung bình khoảng 750 lượt/năm.
Đối tượng đi được phân làm 3 nhóm. Nhóm 1: các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người quản lý doanh nghiệp đi nước ngoài vì mục đích công vụ. Số trường hợp theo diện này chiếm gần 20%.
Nhóm 2: các trường hợp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đi học tập ở nước ngoài, chiếm khoảng 10%. Các trường hợp được cử đi đào tạo dài hạn ở nước ngoài có số lượng ít, chỉ khoảng 35 trường hợp/năm; tập trung phần lớn ở lực lượng viên chức trẻ có năng lực học tập, nghiên cứu khoa học và sử dụng tốt ngoại ngữ.
Nhóm 3: Đi nước ngoài về việc riêng như tham quan, du lịch theo nhu cầu cá nhân (chiếm trên 70%) và một số ít đi nước ngoài về việc riêng có thư mời đích danh của cơ quan, tổ chức (chủ yếu mời tham gia các hoạt động tình nguyện, chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm...).
UBND TP đánh giá công tác xét duyệt cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài được triển khai thực hiện theo đúng quy định pháp luật và của UBND TP.
Tất cả các trường hợp đi nước ngoài đều chấp hành nghiêm công tác khai báo thủ tục hải quan đối với hành lý cá nhân, xuất trình hộ chiếu công vụ và hoàn thành kiểm soát nhập cảnh.
Đến nay chưa phát hiện trường hợp cán bộ, công chức, viên chức TP có sai phạm về vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục cấm hoặc hạn chế nhập khẩu của Việt Nam.
UBND TP nhìn nhận về cơ bản TP chưa phát hiện trường hợp vi phạm nghiêm trọng quy định pháp luật khi đi nước ngoài phải xử lý kỷ luật hoặc truy tố. Tuy nhiên, có một số trường hợp viên chức chưa được quán triệt đầy đủ về tinh thần chủ động, chấp hành nghiêm túc quy chế của TP và đơn vị, địa phương đang công tác nên còn chủ quan, nôn nóng.
TP HCM có trên 13.000 cán bộ, công chức; 130.000 viên chức và một bộ phận người lao động tại các tổng công ty, công ty do nhà nước làm chủ sở hữu hoặc góp vốn.
Theo Phan Anh (Người Lao Động)
Công chức Hà Nội không được "phát ngôn tuỳ tiện trên mạng xã hội" Dự thảo chuẩn mực văn hoá phát ngôn quy định, công chức Thủ đô không bày tỏ quan điểm phiến diện trên mạng xã hội, trang cá nhân. Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội vừa trình UBND TP dự thảo quy định về chuẩn mực văn hóa phát ngôn của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ...