Bà Rịa – Vũng Tàu: Quản lý chặt các nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Từ nhiều năm nay, hồ Đá Đen, Sông Ray và Sông Hỏa là những hồ cung cấp nước sinh hoạt và tưới tiêu chủ lực cho người dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối nguồn nước sinh hoạt cho người dân, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tăng cường thực hiện nhiều giải pháp cụ thể.
Hồ Đá Đen, nơi cấp nước sinh hoạt cho toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được đầu tư trạm quan trắc nước mặt tự động
Xử lý nghiêm cơ sở gây ô nhiễm
Thời gian qua, để đảm bảo an toàn cho các tuyến dẫn nước về hồ cấp nước sinh hoạt của tỉnh, cũng như quyết tâm thực hiện các biện pháp ngăn chặn, xử lý, chấm dứt tình trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở chăn nuôi heo trong khu dân cư; UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giao cho UBND các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Sở NN&PTNT di dời các cơ sở chăn nuôi không phù hợp quy hoạch, nằm trong khu dân cư.
Đồng thời, ban hành Quyết định số 1611 ngày 19/6/2018 Quy đinh về tiêu chi xac đinh cac cơ sơ sản xuất gây ô nhiêm môi trường thuôc đối tượng di dơi vao cac KCN, CCN, vùng tập trung. Cạnh đó, giao Sở TN&MT phối hợp các địa phương rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi heo và xác định các cơ sở thuộc nhóm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường, các cơ sở nằm dọc các tuyến dẫn nước về các hồ cấp nước để di dời vào KCN, CCN, khu tập trung quản lý.
Video đang HOT
Theo Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu, trong 9 tháng đầu năm 2018, Thanh tra Sở TN&MT đã kiểm tra 31/46 cơ sở nuôi heo, tham mưu UBND tỉnh xử phạt 20 cơ sở với số tiền 7,318 tỷ đồng; đình chỉ hoạt động 05 trại 06 tháng để khắc phục ô nhiễm (Đông Á, Phạm Văn Căn, Nam Trung Sơn, Đặng Thị Yến, Lê Nguyên Huy); thanh tra 15 trại heo còn lại và hiện Thanh tra Sở TN&MT đang tổng hợp kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm theo quy định.
Cũng theo Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu, ngoài việc triển khai thực hiện các biện pháp nêu trên nhằm đảm bảo an toàn tuyệt đối cho nguồn cấp nước của tỉnh, thì tại các hồ Đá Đen, Sông Ray, Sông Hỏa cũng đã được đầu tư 03 Trạm quan trắc tự động nước mặt hồ từ tháng 8/2018, nhằm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời, góp phần hỗ trợ các cơ quan chức năng của tỉnh trong công tác bảo vệ nguồn nước sinh hoạt của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu an toàn nhất.
Nước thải của 01 cơ sở chế biến thủy hải sản thải trực tiếp ra sông Cửa Lấp, khiến nguồn nước mặt bị ô nhiễm
Quản lý nghiêm ngặt các nguồn thải
Theo báo cáo của Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu, hiện các nguồn thải ở thượng nguồn hồ Đá Đen, Sông Ray đang được kiểm soát tốt. Cụ thể, đối với các nguồn thải ở thượng nguồn chảy về hồ Đá Đen hiện nay, còn 32 cơ sở, hộ chăn nuôi có nguy cơ ảnh hưởng đến nguồn nước hồ Đá Đen; các cơ sở khác đang hoạt động phần lớn đã giảm đàn và thực hiện nghiêm các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm, không còn trường hợp xả nước thải trực tiếp ra suối.
Đối với các nguồn thải ở thượng nguồn chảy về hồ Sông Ray, theo khảo sát tại huyện Châu Đức hiện nay có 13 cơ sở nuôi heo nằm thượng nguồn hồ Sông Ray, trong đó có 12 cơ sở quy mô hộ gia đình (nuôi từ 20 – 30 con heo) nằm cách suối Tầm Bó khoảng 400 m, nước thải chăn nuôi chủ yếu chứa trong các hầm, tự thấm; có 01 trại heo quy mô 3.100 con nằm cách suối Tầm Bó khoảng 800 m (Trại Hoa Anh Đào) và đã đầu tư hệ thống biogas.
Còn tại huyện Xuyên Mộc chỉ có Trang trại chăn nuôi, giết mổ trâu, bò Anh Khải Ký nằm ở thượng nguồn hồ Sông Ray. Để tránh hoạt động của Trang trại Anh Khải Ký gây ảnh hưởng đến nguồn nước hồ Đá Đen, Sở TN&MT Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản số 4008 ngày 30/7/2018 đề nghị Tổng cục Hậu cần – Kỹ thuật, Bộ Công an kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Trang trại Anh Khải Ký và xử lý các vi phạm theo quy định.
Sở TN&MT cũng có văn bản báo cáo UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về chủ trương đầu tư, lĩnh vực môi trường, chăn nuôi thú y và phòng chống dịch bệnh động vật, lĩnh vực xây dựng đối với Trang trại Anh Khải Ký; đồng thời, đề nghị UBND tỉnh có văn bản tiếp tục kiến nghị Bộ Công an phối hợp với các cơ quan liên quan của địa phương thường xuyên kiểm tra công tác bảo vệ môi trường của Trang trại Anh Khải Ký và xử lý các vi phạm theo quy định.
Linh Nga
Theo congan.com.vn
Dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 421B đoạn qua xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai: Nhà thầu tắc trách!
Báo Kinh tế & Đô thị số 190, ngày 16/8 có bài "3 dự án tại xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai: Người dân khổ vì ô nhiễm", phản ánh việc chủ đầu tư và nhà thầu thi công 3 dự án (DA) trên địa bàn xã Sài Sơn thiếu trách nhiệm, thực hiện không đúng cam kết, gây ô nhiễm.
Sau khi đăng tải bài viết, các đơn vị liên quan đã tiếp thu ý kiến, khắc phục tồn tại nhưng chỉ mang tính chất đối phó.
Nhà thầu thi công dự án cải tạo, mở rộng Tỉnh lộ 421B đoạn qua xã Sài Sơn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Giữa tháng 9, chúng tôi đã trở lại khu vực đang thi công 3 DA trên địa bàn xã Sài Sơn nhận thấy, DA xây dựng trường Tiểu học Sài Sơn A các xe ô tô chở vật liệu xây dựng đã có ý thức trong việc hạn chế bùn, đất vương ra bên ngoài đường giao thông. Tại gói thầu DA xây dựng hệ thống cống thoát nước thải và lát gạch vỉa hè dọc tuyến Tỉnh lộ 421B thuộc thôn Thụy Khuê, các hạng mục đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên, tại DA này, sau khi nhà thầu thi công xong các hạng mục vẫn chưa thu dọn mặt bằng nên đất, cát phế thải xây dựng vẫn nằm ngổn ngang dưới lòng đường gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến những hộ dân, đặc biệt khu vực này là nơi tập trung các trường học của xã.
DA nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 421B từ 7m thành 24m (lòng đường từ 5,5m thành 10,5m và vỉa hè ở hai bên), kéo dài gần 4km chia làm 3 tuyến có tổng mức đầu tư xây lắp 80 tỷ đồng, đến ngày 31/12/2018 DA sẽ hoàn thành. DA hoàn thành sẽ khớp nối giao thông từ Tỉnh lộ 421B với TL 421A thuộc địa bàn huyện Phúc Thọ nhằm đảm bảo thuận tiện cho người dân đi lại và du khách đến với khu di tích chùa Thầy. Tại tuyến 1 của DA (từ chân cầu vượt Sài Sơn đến chùa Thầy kéo dài gần 2km), những ngày gần đây thời tiết hanh khô, cộng với việc DN không phun tưới nước mặt đường khiến toàn bộ khu vực luôn phủ kín bụi. Mỗi khi có ô tô, xe máy đi qua, từng lớp bụi đất bay mịt mù cuốn vào người đi đường và nhà các hộ dân.
Chủ tịch UBND xã Phượng Cách Nguyễn Đắc Hải khẳng định: "Từ khi nhà thầu thi công DA nâng cấp mở rộng Tỉnh lộ 421B, người dân, cán bộ xã Phượng Cách và xã Sài Sơn đi lại rất vất vả khi qua tuyến đường độc đạo để ra trung tâm huyện và ngược lại. Mỗi lần qua đây, người đi đường đều phải hứng chịu tầng tầng, lớp lớp bụi. Nguyên nhân được xác định do nhà thầu thi công không thực hiện tốt biện pháp bảo vệ môi trường, không thường xuyên phun, tưới rửa đường, đây là quy định bắt buộc khi thực hiện DA làm đường giao thông. Chính sự tắc trách này đã gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân".
Liên quan đến nội dung này, Phó Giám đốc Ban Quản lý DA đầu tư xây dựng huyện Quốc Oai Phan Trung Cường thừa nhận, sau khi báo Kinh tế & Đô thị phản ánh, UBND huyện đã chỉ đạo chủ đầu tư và nhà thầu thi công 3 DA phải khắc phục những bất cập. Qua đó, Ban đã yêu cầu nhà thầu giải quyết dứt điểm những tồn tại. Tuy nhiên, thời gian qua nhà thầu mới thực hiện xong những bất cập trong việc thi công DA trường Tiểu học Sài Sơn A và một số nội dung DA xây dựng vỉa hè Tỉnh lộ 421B. Trong khi những bất cập về ô nhiễm từ bụi đối với DA nâng cấp, mở rộng Tỉnh lộ 421B sẽ được Ban chỉ đạo nhà thầu khắc phục dứt điểm trong thời gian tới bằng cách tổ chức phun, tưới rửa đường thường xuyên để hạn chế bụi gây ảnh hưởng cho việc đi lại của người dân.
Theo kinhtedothi
Vây bãi rác vì... hôi! Từ khuya 22 đến sáng 23-9, hàng trăm người đã tổ chức bao vây cổng ra vào bãi rác Khánh Sơn (P.Hòa Khánh Nam, Q.Liên Chiểu) do Công ty CP Môi trường đô thị Đà Nẵng quản lý để ngăn chặn không cho xe chở rác ra vào vì bị mùi hôi từ bãi rác tra tấn. Người dân vây bãi rác trong...