Bà Rịa-Vũng Tàu: Phát triển đa dạng du lịch sinh thái, cộng đồng
Hướng tới phục hồi ngành Du lịch địa phương, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang phát triển mạnh và đa dạng các mô hình du lịch sinh thái cộng đồng nhằm thu hút đông đảo du khách tới tham quan, trải nghiệm và nghỉ dưỡng.
Đa dạng các loại hình
Các em thiếu nhi trải nghiệm bắt cá tại Khu du lịch Vườn nhà Mây, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Theo báo cáo của Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, việc phát triển du lịch cộng đồng được triển khai ở các huyện, thị, thành phố trên địa bàn, tùy vào vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của từng địa phương để có hướng phát triển khác nhau.
Cụ thể như, các thành phố Bà Rịa, Vũng Tàu phát triển du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ du lịch đường sông, các điểm du lịch sinh thái, tăng cường sự tương tác trải nghiệm giữa khách và người dân địa phương thông qua những hoạt động gắn với đời sống sinh hoạt, sản xuất.
Thị xã Phú Mỹ phát triển du lịch cộng đồng gắn với các mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao như Hợp tác xã bưởi da xanh Sông Xoài… Huyện Châu Đức tập trung phát triển du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm các mô hình sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đồng thời thưởng thức giá trị văn hóa truyền thống dân tộc Châu Ro.
Huyện Xuyên Mộc tập trung phát triển du lịch cộng đồng gắn với các khu vực phát triển các loại hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, du lịch sinh thái dưới tán rừng, du lịch gắn với vườn cây ăn trái, chăn nuôi…
Những mô hình du lịch sinh thái cộng đồng đã phát triển mạnh mẽ và đa dạng dựa trên thế mạnh, điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Khu công viên ca cao, với diện tích 46 ha của Công ty cổ phần Binon Cacao, xã Xà Bang, huyện Châu Đức đi vào hoạt động từ tháng 5/2019 đã và đang thu hút nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Du khách tham quan mua sắm các sản phẩm chế biến từ hạt ca cao tại khu công viên ca cao, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Đến đây, du khách sẽ cảm nhận được bầu không khí trong lành, mát mẻ; tham quan các vườn ca cao, tự tay thu hoạch trái ca cao, nếm thử vị của hạt ca cao tươi và được hướng dẫn quy trình sản xuất ra bột ca cao. Đặc biệt, du khách được khám phá và thử thách khả năng sáng tạo của bản thân bằng việc tự tay làm ra những thanh socola. Sản phẩm du khách làm ra sẽ được mang về ăn hoặc làm quà tặng cho người thân, bạn bè.
Hiện tại khu vực này, Công ty đã có một xưởng sản xuất các sản phẩm chính như: bột ca cao nguyên chất, rượu, ngũ cốc, trà và khoảng 30 loại kẹo socola… Những sản phẩm này sẽ được bán tại các siêu thị Nhật Bản tại Việt Nam và xuất khẩu đi Nhật.
Bà Lý Tú Anh, Trưởng bộ phận Hành chính nhân sự, Công ty Cổ phần Binon Cacao cho biết, nhận thấy tiềm năng của loại cây này, doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu tư trồng, sản xuất sản phẩm để xuất khẩu đi Nhật Bản; đồng thời tổ chức các tour du lịch trải nghiệm cho du khách. Hiện mỗi tháng, Công ty đón hàng ngàn lượt khách tới tham quan, thưởng thức và trải nghiệm.
Video đang HOT
Vừa trải nghiệm tự tay làm ra những thanh kẹo socola, bà Huỳnh Mộng Thu, du khách đến từ Công ty Dịch vụ Dầu Khí (thành phố Vũng Tàu) chia sẻ, bà được bạn bè, người thân kể nhiều về khu công viên này của Công ty Cổ phần Binon Cacao và quyết định đề xuất Công ty cho đến đây tham quan, trải nghiệm. Lần đầu tiên mọi người được biết đến quy trình sản xuất socola và được tự tay chế biến kẹo. Sản phẩm socola ở đây rất ngon, được làm từ ca cao tự nhiên nên hương vị rất đặc biệt. Đây thực sự là hoạt động rất có ý nghĩa sau những giờ làm việc căng thẳng.
Tại Khu du lịch sinh thái, trải nghiệm The Ruộng (xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc) với diện tích 1 ha nằm cạnh cánh đồng giúp du khách được trở về với thiên nhiên. Anh Nguyễn Tiến Dũng, Quản lý Khu du lịch sinh thái The Ruộng cho biết, khu du lịch này đã tận dụng tối đa yếu tố tự nhiên với những cánh đồng bát ngát xung quanh. Đến đây, du khách được thả diều trên những cánh đồng, bắt chuột đồng…
Anh Nguyễn Thế Hùng (du khách đến từ Thành phố Hồ Chí Minh) chia sẻ, anh rất ấn tượng với khu du lịch sinh thái này. Tới đây, anh được trở về tuổi thơ, làng quê của Việt Nam với cánh đồng lúa bát ngát cũng những hoạt động từ ngày còn bé như: săn chuột đồng, bắt cá, thả diều…
Theo Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện trên địa bàn hình thành nhiều trang trại, nông trại sản xuất rau, củ, quả, hoa… ứng dụng công nghệ cao như Công ty Trách nhiệm hữu hạn ca cao Thành Đạt; vườn lan Minh Ngân (huyện Đất Đỏ); trang trại chăn nuôi bò sữa của ông Đinh Nam Định (thị xã Phú Mỹ); Nông trại rau sạch Sunny Farm, Công ty Cổ phần Binon Cacao, Suối Rao Ecolodge (huyện Châu Đức)… Ngoài ra, đã có 46 dự án đầu tư du lịch sinh thái trong rừng phòng hộ và 28 nhà đầu tư đề xuất đầu tư du lịch sinh thái vào Vườn quốc gia Côn Đảo.
Thu hút du khách
Các em thiếu nhi trải nghiệm trồng rau tại Khu du lịch Vườn nhà Mây, xã Long Tân, huyện Đất Đỏ (Bà Rịa-Vũng Tàu).
Ông Nguyễn Tấn Bản, Chủ tịch UBND huyện Châu Đức cho biết, Châu Đức là một trong những địa phương có thiên nhiên, khí hậu ưu đãi rất phù hợp và lý tưởng với phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng. Trên cơ sở định hướng chung của tỉnh, địa phương sẽ bố trí không gian, địa điểm phù hợp để phát triển loại hình du lịch này nhằm hấp dẫn, thu hút du khách.
Thời gian tới, huyện sẽ kêu gọi các nhà đầu tư vào đầu tư phát triển du lịch, góp phần xây dựng Châu Đức trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong tương lai.
Theo ông Trịnh Hàng, Giám đốc Sở Du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 35 ngày 24/3/2020 về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái, cộng đồng trên địa bàn đến năm 2025, nhằm xây dựng và phát triển mô hình du lịch cộng đồng gắn với sự tham gia trực tiếp của người dân, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, cảnh quan thiên nhiên của các địa phương nhằm thu hút khách du lịch, kéo dài thời gian khách lưu trú tại tỉnh.
Sở Du lịch đã tham mưu văn bản triển khai và đề nghị các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch và dự trù kinh phí triển khai các nhiệm vụ; phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thực hiện đề án hỗ trợ nông dân phát triển du lịch. Địa phương đặt mục tiêu, đến năm 2025 thu hút khoảng 37,7 triệu lượt khách du lịch; trong đó có khoảng 28,92 triệu lượt khách tham quan; 8,78 triệu lượt khách lưu trú. Tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 41.085 tỷ đồng…
Bắc Kạn: Ba Bể phát triển du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái
Người dân vùng hồ Ba Bể không chỉ dựa vào hồ để khai thác du lịch mà bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thế từ rừng cùng bản sắc văn hóa truyền thống độc đáo để làm du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái.
Thăm rừng trúc Pù Lầu, khu nuôi cá tầm Phiêng Phàng
Thôn Phiêng Phàng, xã Yến Dương cách đường tỉnh 258 khoảng 6km, là một trong những thôn vùng cao mang đậm bản sắc dân tộc Dao. Đến đây, du khách được thăm khu rừng trúc Pù Lầu rộng hàng chục héc-ta, với hàng vạn cây trúc xanh ngút ngàn thẳng tắp; ngắm thác Pù Lầu bốn mùa nước đổ từ đỉnh núi xuống, bọt tung trắng xóa như dải lụa trắng vắt trên nền rừng xanh.
Du lịch cộng đồng đang phát triển mạnh ở Ba Bể, đáp ứng nhu cầu của du khách đến Ba Bể
Cùng với đó, tham quan khu nuôi cá tầm, cá hồi trên đỉnh núi của người dân, du khách sẽ được thưởng thức tại chỗ những món ăn ngon, sản vật của địa phương. Đối với điểm tham quan này, du khách cần có thời gian khoảng 4h đồng hồ để đi trải nghiệm và khám phá, sau đó tới thưởng thức món cá hồi, cá tầm được người dân nuôi và chế biến các món ẩm thực tại địa phương.
Giữa không gian trong lành, được thưởng thức món ngon do chính người dân nấu, ngồi nhâm nhi chén rượu ngô, ngắm núi rừng, nghe tiếng chim hót... đem lại những trải nghiệm khó quên với du khách.
Check in khu trồng bí xanh thơm Địa Linh
Rời Phiêng Phàng sau đó tiếp tục di chuyển đến hồ Ba Bể tham quan, nghỉ dưỡng, du khách không thể bỏ qua điểm check in khu trồng bí xanh thơm của người dân xã Địa Linh.
Đi sâu vào các cánh đồng bí, du khách chụp ảnh và thưởng thức các sản phẩm OCOP được các HTX của địa phương chế biến từ quả bí xanh thơm như: Trà bí, mứt bí, nộm bí, sinh tố bí xanh... Đây là những sản phẩm nông sản sạch, du khách có thể mua về dùng hoặc làm quà cho người thân.
Người dân tại xã Địa Linh chủ yếu dựa vào sản phẩm nông sản để làm du lịch, đặc sản ở đây là quả bí xanh thơm, các sản phẩm OCOP được gắn với du lịch sinh thái, du khách trải nghiệm cánh đồng bí trước mùa thu hoạch.
Đông đảo du khách tham quan, trải nghiệm du lịch cộng đồng tại khu trồng bí xanh thơm của huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
Trải nghiệm ruộng bậc thang, khám phá sông Tà Lèng
Khoảng cách gần hơn để du khách khám phá và trải nghiệm Ba Bể vào mùa này là thôn Nà Chom, xã Quảng Khê. Sản phẩm du lịch được HTX Đồng Lợi khai thác là hàng chục héc-ta ruộng bậc thang của người dân đang mùa lúa chín. Tới đây, du khách thỏa sức khám phá, chụp cho mình những bức ảnh thật đẹp. Càng lên cao không gian càng thoáng đãng, phóng tầm mắt ra xa sẽ quan sát thấy cảnh núi rừng hùng vĩ, một màu vàng của lúa trên những vạt đồi có ruộng bậc thang.
Nhận thấy tiềm năng này, HTX Đồng Lợi đã vận động các hộ thành viên đầu tư xây dựng mô hình du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang với quy mô lớn, HTX có hơn 1ha ngay trung tâm thôn dùng để làm điểm dừng nghỉ của du khách trước và sau khi khám phá trải nghiệm ruộng bậc thang. Tại đây, có đầy đủ dịch vụ phục vụ du khách, như câu cá, ẩm thực, thưởng thức văn nghệ, chụp ảnh và tham quan cửa hàng trưng bày các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Anh Đồng Văn Lợi, Giám đốc HTX Đồng Lợi cho biết: Từ khi xây dựng, mô hình khu du lịch trải nghiệm ruộng bậc thang đã thu hút đông đảo du khách đến tham quan, khám phá, đặc biệt vào các dịp lễ, Tết. Mô hình giúp tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thành viên, đồng thời còn giúp quảng bá, giới thiệu cảnh đẹp, tiềm năng du lịch của địa phương tới du khách gần xa.
Từ những thành công ban đầu, HTX Đồng Lợi đã chính thức đưa vào thử nghiệm dùng mảng đưa du khách xuôi dòng sông Tà Lèng, từ điểm tham quan động Hua Mạ đến hồ Ba Bể. Đây là sản phẩm phục dựng bè - mảng truyền thống của người dân bản địa, trước kia dùng để vận chuyển nông sản và đi lại khi đường bộ chưa phát triển.
Dịch vụ đưa khách tham quan, khám phá sông Tà Lèng gồm: Xuôi dòng sông ngắm cảnh, nghe hát Then, đàn Tính, tham quan bản làng dọc hai bên sông; phục vụ các món ăn truyền thống như cá nướng, gà nướng, cơm lam, xôi ngũ sắc... Tour du lịch cộng đồng của HTX Đồng Lợi hết trọn một ngày, sáng trải nghiệm khám phá ruộng bậc thang, chiều xuôi dòng sông Tà Lèng trên mảng khám phá trải nghiệm làng bản và trở về hồ Ba Bể.
Mô hình du lịch tại Phiêng Phàng, Bản Váng và Nà Chom là những minh chứng sinh động cho phong trào làm du lịch của người dân Ba Bể. Du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái đang trở thành một xu thế phát triển mạnh mẽ, gắn với phát triển các sản phẩm OCOP. Các điểm du lịch độc đáo này đã và đang làm phong phú thêm các điểm tham quan và giữ chân du khách lưu trú mỗi khi tới Ba Bể.
8 khu du lịch sinh thái gần Hà Nội lý tưởng cho kỳ nghỉ cuối tuần Sau những ngày làm việc mệt mỏi, căng thẳng chắc hẳn ai cũng muốn rời xa thành phố để đến với những vùng đất mới. Và chẳng cần đi đâu xa bởi ngay gần Hà Nội cũng có biết bao địa điểm du lịch hấp dẫn dành cho bạn. Bản Rõm Địa chỉ: Đường 35, Quang Tiến, Sóc Sơn, Hà Nội Những năm...