Bà Rịa-Vũng Tàu: Nuôi nhốt loài con đặc sản, 2 ông nông dân giàu hẳn lên
Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của thị trường, nhiều hội viên nông dân huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) thời gian qua đã đầu tư, phát triển mô hình nuôi con đặc sản nhằm mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Từ 5 cặp chim trĩ thời điểm mới nuôi cách đây 3 năm, ông Nguyễn Thanh Tân (ấp 7, xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) hiện đã phát triển tổng đàn lên hơn 200 con. Cơ sở của ông cũng là địa chỉ tin cậy cung cấp giống chim trĩ cho thị trường trong và ngoài tỉnh.
Chia sẻ cơ duyên đến với mô hình nuôi chim trĩ, ông Tân cho biết, năm 2019, khi Hội Nông dân huyện triển khai chương trình trồng cây, nuôi con đặc sản tại địa phương, ông lên mạng internet tìm hiểu và ấn tượng với mô hình nuôi chim trĩ, bởi loại gia cầm này có hình dáng và màu sắc khá bắt mắt.
Sau khi tìm hiểu, ông dựng chuồng và mua 5 cặp chim từ Thanh Hóa và bắt đầu thực hiện mô hình nuôi chim trĩ.
Do chưa nắm đặc tính và môi trường sống của loại chim thay đổi nên ông Tân mới đầu nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, nhờ kiên trì áp dụng các phương pháp khoa học, tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật do Hội Nông dân tổ chức, đàn chim trĩ của ông dần thích nghi với điều kiện sống và phát triển khỏe mạnh.
Ở vụ nuôi đầu tiên, chỉ sau hơn 4 tháng nuôi, chim trĩ đã có trọng lượng từ 1,2-1,7kg và đến tháng thứ 6 thì bắt đầu đẻ trứng. Loại chim trĩ mỗi lần sinh sản khoảng 14-16 trứng/lứa, nhờ đó, chỉ sau 3 năm, từ 10 con giống, đàn chim trĩ đã tăng lên hơn 200 con.
Ông Tân phát triển mô hình với 2 hình thức vừa bán chim thịt và cung cấp giống. Trung bình mỗi năm ông xuất bán khoảng 3 lứa, mỗi lứa 200 con chim thịt, giá trung bình khoảng 190 ngàn đồng/kg.
Còn đối với chim giống, ông xuất bán liên tục hàng tháng với số lượng từ 100-200 con, giá dao động 35-40 ngàn đồng/con. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông thu lãi từ 120-150 triệu đồng.
Theo ông Tân, chim trĩ cũng tương đối dễ nuôi, chuồng trại không cần quá kiên cố nhưng phải bảo đảm an toàn, tránh để chim sổng ra ngoài. Thức ăn của chim trĩ giống như của gà, gồm: thức ăn công nghiệp, lúa, bắp và các loại rau màu.
Thịt chim trĩ là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, ngon nên rất được ưa thích, nhờ đó, đầu ra sản phẩm khá ổn định. Hiện nay, gia đình ông Tân đang cung cấp cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.
Còn ông Lâm Quang Long, chủ trại nuôi nai Ba Long, ấp Bình Tiến, xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc cũng thành công với mô hình nuôi nai.
Video đang HOT
Mô hình nuôi nai lấy nhung của cơ sở ông Lâm Quang Long (xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho thu nhập 400 triệu đồng/năm.
Mày mò tìm hiểu về kỹ thuật nuôi nai qua mạng internet, sách, báo và thực tế các hộ đang nuôi ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, năm 2013, ông gom góp số vốn 200 triệu đồng và vay người thân mua 5 con nai.
Đến nay, đàn nai đã lên đến 12 con với 7 con đực đang cho lấy nhung, 2 con cái sinh sản và 3 nai con. Trung bình mỗi con cho khoảng 3kg nhung nai/năm, có con đạt 5kg nhung/con/năm.
Tổng đàn nai của gia đình ông mỗi năm cho khoảng 30kg nhung với giá bán trung bình khoảng 14 triệu đồng/kg nhung đã sơ chế. Sau khi trừ chi phí chăn nuôi, ông Long thu về 400 triệu đồng/năm.
Đến nay, cơ sở nuôi nai Ba Long của ông Lâm Quang Long đã gây dựng được thương hiệu, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, mua các sản phẩm nhung nai về dùng. “Nhờ nuôi nai mà gia đình tôi từ một hộ cận nghèo đã có thu nhập ổn định, vươn lên thoát nghèo, kinh tế vững vàng “, ông Long nói thêm.
Ông Đinh Xuân Dậu, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) cho biết, trong những năm gần đây, Hội Nông dân huyện phối hợp Hội Nông dân các xã vận động các hội viên thực hiện các mô hình mới, trong đó có phong trào thi đua “Dân vận khéo” nuôi con đặc sản để phát triển kinh tế. Riêng mô hình nuôi nai lấy nhung đã có 12 hộ nuôi với tổng đàn hơn 60 con.
“Nhờ sự chịu khó, ham học hỏi, các mô hình hiện mang lại thu nhập ổn định cho nhiều hộ nông dân. Hội đang phối hợp cùng các hộ dân và địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các hội viên khác tham quan, học hỏi kinh nghiệm để nhân đàn trong thời gian tới”, ông Dậu cho biết.
Cảnh tượng chưa từng có: Đúng vụ cá nhưng tàu thuyền vẫn đậu kín một cảng cá ở Nghệ An vì lý do này
Sau thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2022, đội tàu đánh bắt xa bờ ở Nghệ An phấn khởi ra khơi, tuy nhiên do giá xăng dầu tăng chóng mặt, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân Nghệ An có nguy cơ phải nằm bờ vì có ra khơi cũng chấp nhận lỗ.
Cảng cá Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò vắng bóng người mua bán hải sản; ngư dân gác thuyền nằm bờ vì ra khơi sẽ thua lỗ. Thực hiện: Cảnh Thắng
Giá xăng dầu tăng cao, ngư dân gác thuyền nằm bờ
Những ngày này, men theo con đường nhỏ vào cảng cá Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò (Nghệ An), người dân địa phương và du khách không mấy bất ngờ khi tàu thuyền đánh cá của ngư dân neo đậu dày đặc trên bên bờ, nguyên nhân do giá xăng dầu đã tăng chóng mặt.
Tàu thuyền neo đậu kín lạch Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò vì giá xăng dầu tăng cao. Ảnh: Cảnh Thắng
Chỉ tay vào đoàn tàu đang nằm bờ, ông Nguyễn Đình Hợp, trú tại khối Yên Định, phường Nghi Thủy cho biết: "Gia đình tôi có một tàu đánh cá với công suất hơn 65CV. Những ngày trước, tôi và 7 bạn thuyền thường đi khai thác hải sản ở các vùng biển Hà Tĩnh, Thanh Hóa. Nhưng bây giờ giá xăng dầu tăng cao quá đành quay thuyền vào bờ chờ xăng dầu giảm giá mới ra khơi được".
Theo ông Thương, chi phí mỗi chuyến đi biển hết ít nhất 25 triệu đồng. Nếu chuyến đi may mắn trúng luồng cá thì đủ tiền chi phí, còn không thì lỗ nặng, phải bù giá nhiên liệu".
"Giá xăng dầu tăng cao, kéo theo chi phí một chuyến vươn khơi đội lên rất nhiều. Trong khi đó, sản lượng ra khơi đánh bắt không được nhiều, giá tôm, cá không tăng, sức mua cũng giảm hơn trước nên mỗi chuyến ra khơi tôi lỗ cả chục triệu đồng. Thua lỗ liên tiếp, thu nhập bấp bênh, khiến lao động trẻ ở địa phương lâu dần không mặn mà với nghề", ông Hợp cho biết thêm.
Tàu thuyền năm bờ do không chịu đựng được giá xăng dầu tăng cao, ngư dân mong mỏi được ra khơi. Ảnh: Cảnh Thắng
Tương tự, ông Phùng Bá Thu trú tại phường Nghi Thủy cho biết: "Chiếc tàu 850CV của gia đình mỗi khi đánh bắt xa bờ ít nhất cũng 30 ngày. Mỗi chuyến đi như vậy có 25 bạn thuyền cùng theo. Nhiên liệu "ngốn" gần 3.000 - 4.000 lít dầu. Như vậy tôi đâu đủ chi phí trang trải cho bạn thuyền. Cứ ra khơi thời điểm này là phải bù lỗ".
Theo ông Nguyễn Đình Hợp, cả phường Nghi Thủy có hơn 20 chiếc tàu vỏ sắt công suất 800CV trở lên và hơn 100 chiếc tàu công suất từ 60CV đến 100CV. Hiện tại tất cả tàu đều nằm bờ vì không kham nổi giá xăng dầu.
Theo quan sát của phóng viên tại cảng cá Nghi Thủy, không chỉ có tàu gỗ mà hàng chục tàu vỏ sắt đóng theo Nghị định 67 của ngư dân Nghệ An cũng lâm cảnh tương tự.
"Không thể ra khơi đánh bắt hải sản vì thu nhập không đủ trang trải chi phí, trong khi nằm bờ lâu ngày cũng dễ bị hư rồi lại tốn tiền sửa chữa, thời điểm này chúng tôi không biết xoay sở như thế nào?", ông Hợp cho biết thêm.
Muôn trùng khó khăn bủa vây ngư dân khi giá xăng dầu lên cao
Theo ông Phùng Bá Thu, không chỉ giá cả leo thang, chi phí cho mỗi chuyến biển không đủ trang trải, trả lương cho nhân công, nhiều chủ thuyền ở Nghệ An còn gặp khó khi tìm bạn thuyền.
Nghề biển thu nhập bấp bênh, khiến lao động trẻ ở địa phương lâu dần không mặn mà với nghề. Họ rời quê đi kiếm việc làm khác để mưu sinh, hoặc xuất khẩu lao động.
Vì giá xăng dầu lên quá cao tàu thuyền phải năm bờ chờ hạ giá. Ảnh: Cảnh Thắng
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Trần Xuân Học - Phó Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Nghệ An cho biết: Hiện nay tại Nghệ An có hơn 3.400 tàu thuyền (T.X Hoàng Mai 885 tàu, huyện Quỳnh Lưu 585 tàu, huyện Diễn Châu có 497 tàu, thị xã Cửa Lò 345 tàu...) trong đó có hơn 1.000 chiếc công suất lớn, đánh bắt xa bờ.
Với đội ngũ gần 20.000 lao động nghề biển; có thể coi Nghệ An là là một trong những tỉnh chú trọng phát triển nghề biển.
Tuy nhiên, hai năm qua, ngư dân cũng như hoạt động nghề biển gặp nhiều khó khăn. Sản lượng khai thác trong tháng 1/2022 đạt 12.159 tấn (giá trị ước đạt 237,32 tỷ đồng).
Trong đó, sản lượng khai thác biển đạt 11.638 tấn, bằng 6,85% so với kế hoạch năm, tăng 8,45% so với cùng kỳ năm trước. Trong năm 2022 Nghệ An đặt kế hoạch khai thác 175.000 tấn hải sản.
"Giá nhiên liệu tăng cao trong khi ngư trường thu hẹp, dịch Covid-19 khiến việc tiêu thụ bị gián đoạn đã ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế nghề biển, lực lượng lao động cũng vì thế chuyển đổi nghề. Dù đã có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích ngư dân bám biển song điều sâu xa nhất là mỗi chuyến biển phải có thu nhập thì ngư dân mới yên tâm vươn khơi", ông Học cho biết thêm.
Tàu thuyền nằm bờ do giá xăng dầu tăng khiến nhiều ngư dân rất lo lắng. Ảnh: Cảnh Thắng
Theo ông Học, để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp chế biến thủy sản và các chủ tàu yên tâm vươn khơi đánh bắt thủy hải sản, UBND tỉnh Nghệ An đã giữ ổn định và giảm dần sản lượng khai thác thủy sản gần bờ, tăng nuôi trồng; khuyến khích đánh bắt xa bờ theo hình thức tổ đội sản xuất, khai thác sản phẩm có giá trị kinh tế cao, thị trường tiêu thụ tốt.
Trong khi đó, ông Chu Quốc Nam - Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Nghệ An cho rằng, để động viên ngư dân tiếp tục bám biển, ngoài các chính sách của tỉnh, Chi cục cũng đang nỗ lực làm tốt công tác quản lý khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, đăng ký, đăng kiểm, cấp phép và nuôi trồng thủy sản mặn, lợ. Bên cạnh đó nắm bắt thời tiết dự báo ngư trường cho bà con, hỗ trợ máy thông tin tầm xa...
Hòa Bình: Cử nhân kế toán bỏ về quê nuôi la liệt lợn đen, "cá tiến vua" ven bờ sông Đà Dịch Covid-19 ập tới, nơi làm cắt giảm lao động, Tuân viết đơn xin nghỉ việc. Anh trở về nhà ở (xã Suối Hoa, huyện Tân Lạc (tỉnh Hòa Bình) để nối tiếp sự nghiệp của người cha mình- đó là nuôi cá dầm xanh, nuôi cá bỗng, nuôi lợn Mường gà, dê ở ven bờ sông Đà. Đinh Công Tuân, 25 tuổi...