Bà Rịa-Vũng Tàu lại xuất hiện dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng
Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sau một thời gian kiểm soát tốt, đến nay dịch tả lợn châu Phi và lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện trở lại.
Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xảy ra 26 ổ bệnh dịch tả lợn châu Phi tại 4 huyện Châu Đức, Long Điền, Phú Mỹ và Xuyên Mộc, tổng số lợn bệnh chết và tiêu hủy 398 con, trọng lượng tiêu hủy hơn 18.000 kg. Bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò cũng tái xuất hiện, với 4 ổ dịch xảy ra trên đàn bò của tỉnh buộc tiêu hủy 5 con bò.
Trước tình trạng trên, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh đã tăng cường công tác quản lý dịch tễ, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ động vật, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời khi có bệnh xảy ra; tiếp tục phối hợp, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh viêm da nổi cục trâu bò và Dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh nhằm khống chế tình hình dịch bệnh, không để lây lan diện rộng.
Ông Nguyễn Xuân Trung, Chi cục Phó Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, để phòng, chống dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm trong năm 2022, chi cục đã tổ chức cấp phát vaccine để các địa phương tổ chức tiêm phòng được trên 57.100 liều vaccine phòng bệnh lở mồm long móng gia súc, 33.570 liều vaccine phòng bệnh dịch tả lợn cổ điển, 1.050.000 liều vaccine phòng bệnh cúm gia cầm, 25.000 liều vaccine phòng bệnh lợn tai xanh (PRRS) và 6.950 liều vaccine phòng bệnh viêm da nổi cục….
Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cũng nhận định tình hình dịch trong các tháng cuối năm 2022, hiện nay đang là mùa mưa, vào thời điểm này thường xảy ra các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật, do đó, lực lượng thú y các cấp và người chăn nuôi cần duy trì và thường xuyên thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên động vật và kịp thời báo cáo dịch bệnh khi có dấu hiệu vật mắc bệnh.
Video đang HOT
Quảng Trị: Đến khổ, dịch tả lợn châu Phi "tái xuất" lúc giá lợn hơi xuống thấp, nông dân lại lao đao
Bên cạnh gặp rất nhiều bất lợi do giá lợn hơi giảm sâu kỷ lục thời gian qua, người chăn nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tiếp tục đối mặt với tình trạng dịch tả lợn Châu Phi bùng phát mạnh trở lại.
Nhiều hộ chăn nuôi lợn buộc phải tiêu hủy cả đàn lợn đến vài chục con mà họ đặt nhiều hy vọng vào dịp cuối năm khi bán ra, sẽ có được khoản tiền, chuẩn bị cho tết Nguyên đán.
Lực lượng chức năng tổ chức tiêu hủy lợn bị dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị - Ảnh: B.B
Đàn lợn gồm 20 con cả lợn nái lẫn lợn thịt sắp đến kỳ xuất chuồng thì bị dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), buộc phải tiêu hủy cả đàn với 4 con lợn nái, 16 lợn thịt trọng lượng từ 40 - 60 kg khiến vợ chồng chị Nguyễn Thị Tha, ở thôn Kinh Môn, xã Trung Sơn, huyện Gio Linh bỗng chốc mất đi khoản thu nhập không nhỏ.
Lâu nay, gia đình chị Tha vốn có chuồng trại để chăn nuôi, tuy nhiên gần một tháng qua, chị cho thả đàn để chuẩn bị xuất chuồng vào dịp cận kề tết sắp tới.
Theo chị Tha, nguyên nhân lây dịch bệnh có thể ở thời kỳ lợn thả rông này. "Vợ chồng tôi chỉ trông chờ vào chăn nuôi mấy con lợn, con gà để có thêm đồng ra đồng vào chi tiêu.
Nay cả đàn lợn nuôi 4,5 tháng bị dịch phải tiêu hủy hết, mất trắng một khoản thu nhập vốn dự định để trả các khoản nợ và sắm sửa chi tiêu cho dịp tết sắp tới. Số tiền vốn vay từ hội phụ nữ để mua thức ăn chăn nuôi tôi vẫn chưa trả xong, dự định bán lứa lợn này để trả hết", chị Tha cho biết.
Đợt DTLCP bùng phát từ tháng 10/2021 đến nay, huyện Gio Linh có 11 xã, thị trấn có gia súc mắc bệnh. Huyện Triệu Phong với 12 xã có DTLCP, nhiều nhất trong tỉnh cho tới thời điểm này.
Đặc biệt những ngày qua, bệnh DTLCP bùng phát mạnh tại thôn Trấm, xã Triệu Thượng, thôn Thượng Phú Phường, xã Triệu Sơn, thôn Nại Cửu, xã Triệu Thành.
Do chưa có vắc xin phòng bệnh chủ động, thời tiết mưa lạnh kéo dài làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, một số xã thiếu quan tâm về công tác phòng, chống dịch khiến dịch lây lan nhanh. Ngoài ra, có tình trạng bán chạy gia súc bệnh, chết, vẫn còn xảy ra nên nguy cơ dịch bùng phát trên địa bàn huyện Triệu Phong là rất cao.
Ngay sau khi phát hiện ổ dịch, các địa phương đã hướng dẫn UBND các xã có dịch rà soát tổng đàn, triển khai tiêu độc khử trùng môi trường.
Thống kê của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cho biết, từ đầu năm đến ngày 15/11/2021, DTLCP đã xảy ra tại 452 hộ, 149 thôn, 61 xã, phường, thị trấn của 9 huyện, thị xã, thành phố với tổng số 4.008 con lợn, trong đó có 665 lợn nái, trọng lượng tiêu hủy 187.501 kg.
Đến cuối tháng 9, trên địa bàn tỉnh có 1 xã có DLTCP chưa qua 21 ngày. Tuy nhiên, từ tháng 10/2021 đến nay, dịch bệnh bùng phát trở lại ở 32 xã, phường, thị trấn của 6/9 huyện, thị xã, thành phố, đã làm 1.275 con lợn mắc bệnh, chết và tiêu hủy với trọng lượng 69.774 kg.
Nguyên nhân là sau một thời gian dài, dịch bệnh ít xuất hiện nên người chăn nuôi mua con giống không rõ nguồn gốc, chưa tổ chức thực hiện tốt các biện pháp phòng, chống dịch trong quá trình chăn nuôi. Sự chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch của chính quyền địa phương, người chăn nuôi giấu dịch, bán chạy lợn bệnh, tái đàn, tăng đàn khi chưa đảm bảo an toàn dịch bệnh.
Tỉ lệ chăn nuôi hộ nhỏ lẻ vẫn rất lớn, chưa bảo đảm yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học. Mặt khác, công tác chủ động phòng bệnh cho vật nuôi, nhất là tiêm phòng các bệnh cho lợn đạt tỉ lệ thấp, chậm so với các thời điểm có nguy cơ cao làm phát sinh dịch bệnh.
Để khống chế dịch bệnh, các địa phương đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền bằng nhiều hình thức, nhất là qua hệ thống truyền thanh về tính chất nguy hiểm của dịch tả lợn châu Phi, nguy cơ tái phát và các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để người chăn nuôi nắm vững, khi có lợn bệnh, chết chủ động khai báo dịch, kịp thời áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch.
Ngành chức năng tăng cường hướng dẫn các hộ chấp hành nghiêm quy định về kiểm dịch, vệ sinh thú y, thực hiện các giải pháp chăn nuôi an toàn sinh học.
Tiếp tục thực hiện tốt việc tiêu độc khử trùng, vệ sinh môi trường, bổ sung chế phẩm nâng cao sức đề kháng cho vật nuôi. Tổ chức rà soát, thống kê, nắm rõ số lượng các hộ chăn nuôi lợn, số lượng từng loại lợn trên địa bàn quản lý.
Phân công lực lượng chủ động triển khai giám sát dịch bệnh, kịp thời phát hiện, xử lý dứt điểm khi DTLCP mới xuất hiện, tuyệt đối không để lan ra diện rộng, xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo, báo cáo chậm, giấu dịch bệnh, bán chạy, giết mổ, vứt xác lợn bệnh, nghi mắc bệnh ra môi trường.
Làm giả giấy kiểm dịch để chuyển lô heo thịt từ Đồng Nai về Sóc Trăng Cơ quan thú y TP.HCM xác định có hành vi mạo danh cán bộ thú y làm giả giấy kiểm dịch động vật để chuyển lô heo thịt từ Đồng Nai về Sóc Trăng tiêu thụ. Lô heo, dây niêm phong và giấy kiểm dịch bước đầu xác định lấy từ kho trung chuyển C.P. Cán bộ Trạm kiểm dịch động vật Xuân...