Bà Phương Hằng phản bác tin đồn “thông chốt” từ Bình Dương về TP.HCM bằng xe cứu thương
Trước những thông tin trên mạng xã hội về việc dùng xe cứu thương “thông chốt” từ Bình Dương về TP.HCM, bà chủ Đại Nam Nguyễn Phương Hằng bày tỏ rằng việc mình có xe cứu thương là bình thường và hoàn toàn hợp pháp.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều bức ảnh về những chiếc xe cứu thương tại nhà riêng của nữ đại gia Bình Dương Nguyễn Phương Hằng kèm thông tin bà đã dùng những chiếc xe này nhằm “thông chốt” kiểm soát dịch bệnh COVID-19 để đi từ Bình Dương về TP.HCM.
Hình ảnh chiếc xe cứu thương của bà Nguyễn Phương Hằng (Ảnh Facebook N.S.)
Bà chủ Đại Nam đã hoàn toàn phủ nhận những tin tức này trong cuộc trò chuyện gần nhất vào chiều ngày 23/09. Cụ thể, bà Phương Hằng đã giải thích việc Đại Nam sở hữu những chiếc xe cứu thương này là chuyện hoàn toàn bình thường và đúng theo quy định.
“Ngành nghề của tôi buộc phải có xe cứu thương là bởi trên trường đua, các tay đua bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra tai nạn. Đua xe, đua mô tô với các thể loại chấn thương khác nhau nên chúng tôi buộc phải có xe cứu thương để xử lý kịp thời, đưa nạn nhân vào bệnh viện ngay và luôn.
Ngay cả trong khu du lịch của chúng tôi là một nơi tập trung đông người, cũng có thể xảy ra tai nạn bất cứ lúc nào. Quy định là phải có xe cứu thương.”
Trường đua Đại Nam
Cùng với đó, bà cũng thông tin thêm về số lượng xe cứu thương hiện Đại Nam đang sở hữu là 2 chiếc, trong đó 1 chiếc mới mua trong thời gian gần đây do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp.
Video đang HOT
“Công ty tôi trang bị 1 chiếc và gần đây tôi mua thêm 1 chiếc bởi trong thời gian giãn cách, bao người ở Đại Nam thực hiện “3 tại chỗ”, ăn uống ngủ nghỉ làm việc, đặc biệt trong nhà máy găng tay sản xuất 1 ngày 3 ca.
Giãn cách xã hội thì không có taxi, cũng không có phương tiện nào đưa bệnh nhân đi bệnh viện ngoài xe cứu thương. Chúng tôi là người làm chủ, phải gìn giữ những gì tốt nhất cho hàng ngàn nhân viên ăn ở cùng chúng tôi. Chúng tôi không tự vệ, không biết giữ gìn thì ai giúp chúng tôi.”
Bà Phương Hằng cũng nhấn mạnh việc mình có thêm xe cứu thương còn nhằm phục vụ việc vận chuyển bình oxy tới những nơi cần và đặc biệt, xe có thể di chuyển mọi địa điểm là bởi có giấy phép hợp pháp để di chuyển chứ không phải cố ý “thông chốt” như những thông tin lan truyền trên mạng xã hội.
Bà chủ Đại Nam trong buổi nói chuyện ngày 23/09
Bà chủ Đại Nam khẳng định việc mình di chuyển bằng xe cứu thương là hoàn toàn bình thường và chính những người “rình rập” chụp ảnh tại nhà riêng của bà mới là điều bất thường và vi phạm pháp luật:
“Nhà của người ta tư nhân, ai cho phép chụp hình đưa lên? Mà có thấy ai ngồi trên xe không, hay chỉ có cái xe đậu trong sân là vi phạm? Chụp hình đưa lên như tôi là tội phạm không bằng. Quá coi thường pháp luật.”
4 tỉnh thành dịch nóng phía Nam: Vùng nào bình thường mới, vùng nào vàng, đỏ, cam
Bộ Y tế vừa có kết quả đánh giá nguy cơ dịch tại 4 tỉnh thành phía Nam nơi dịch COVID-19 đang nóng, gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An theo các tiêu chí do Bộ này ban hành.
Tại TP.HCM :
Đạt tiêu chí bình thường mới (vùng xanh): huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ và quận 7.
Nguy cơ (vùng vàng): TP Thủ Đức, huyện Bình Chánh và quận Phú Nhuận.
Nguy cơ cao (vùng cam): các quận 1, 3, 5, 6, 8, 10, 11 và các huyện Nhà Bè, Tân Bình, Gò Vấp, Bình Thạnh, Hóc Môn, Bình Tân, Tân Phú.
Nguy cơ rất cao (vùng đỏ): quận 4, quận 12.
- Toàn thành phố có 24.330 tổ dân phố với 1.782.203 hộ dân, trong đó có 14.034 tổ dân phố (58%) đạt bình thường mới, có 6.098 tổ dân phố (25%) mức nguy cơ, có 1.962 tổ dân phố (8%) mức nguy cơ cao, vẫn còn 3.091 tổ dân phố (13%) ở mức nguy cơ rất cao (vùng đỏ).
Tỉnh Bình Dương
- Bình thường mới (vùng xanh): có 7 đơn vị (Tân Uyên, Bến Cát, Bàu Bàng, Bắc Tân Yên, Phú Giáo, Dầu Tiếng, Thủ Dầu 1).
- Nguy cơ cao (vùng cam): có 1 đơn vị (Thuận An)
- Nguy cơ rất cao (vùng đỏ): có 1 đơn vị (Dĩ An)
Toàn tỉnh Bình Dương có 52 xã/phường bình thường mới và 6 xã/ phường có nguy cơ, 21 xã/phường có nguy cơ cao, 12 xã/phường có nguy cơ rất cao.
Tỉnh Đồng Nai, đánh giá theo quận, huyện
Bình thường mới (vùng xanh): có 5 đơn vị (các huyện Định Quán, Cẩm Mỹ, Tân Phú, Long Khánh, Xuân Lộc)
Nguy cơ (vùng vàng): có 1 đơn vị (huyện Thống Nhất).
Nguy cơ cao (vùng cam): có 4 đơn vị (các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, Trảng Bom, Vĩnh Cửu)
Nguy cơ rất cao (vùng đỏ): có 1 đơn vị (TP Biên Hòa)
- Đánh giá theo xã/phường: Tỉnh Đồng Nai có 104 xã/phường bình thường mới, 22 xã/phường có nguy cơ, 23 xã/phường có nguy cơ cao và có 21 xã/phường có nguy cơ rất cao.
Tỉnh Long An
- Bình thường mới (vùng xanh): có 10 đơn vị (huyện Cần Đước, huyện Châu Thành, huyện Đức Huệ, huyện Mộc Hóa, huyện Tân Hưng, huyện Tân Thạnh, huyện Tân Trụ, huyện Thạnh Hóa, huyện Thủ Thừa, huyện Vĩnh Hưng).
- Nguy cơ (vùng vàng): có 3 đơn vị (huyện Cần Giuộc, huyện Đức Hòa, TP Tân An).
- Nguy cơ cao (vùng cam): có 2 đơn vị (huyện Bến Lức và thị xã Kiến Tường).
- Nguy cơ rất cao (vùng đỏ): 0 đơn vị.
Hôm nay 21-9, số ca COVID-19 ghi nhận tại 4 tỉnh thành: TP.HCM (6.521), Bình Dương (3.609), Đồng Nai (590), Long An (254). Trong đó Bình Dương tăng 2.199 ca, TP.HCM tăng 1.350 ca so với ngày trước đó. Nhưng tỉnh Đồng Nai đã giảm 279 ca so với ngày 20-9.
Tuy số mắc mới ghi nhận hàng ngày vẫn còn cao, nhưng theo đánh giá của Bộ phận thường trực chống dịch của Bộ Y tế tại TP.HCM, qua 5 vòng xét nghiệm, tỷ lệ ca dương tính/tổng số xét nghiệm đã giảm từ 3,6% xuống còn 0,9% tại TP.HCM.
"Chỉ số này cho thấy tình hình dịch tại TP.HCM đã có bước kiểm soát đáng kể"- thành viên của Bộ phận thường trực chống dịch cho biết.
Ưu tiên phủ vắc xin cho 5 tỉnh, thành Từ đầu tháng 9, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương này phải hoàn thành tiêm vắc xin mũi 1 trước ngày 15.9. Người dân TP.HCM tiêm vắc xin Covid-19 vào ngày 15.9.Ảnh DUY TÍNH TP.HCM, Hà Nội và một số tỉnh vùng kinh tế trọng điểm phía nam đang muốn tăng tốc tiêm vắc xin để tiến tới kiểm soát dịch,...