Ba phương án xây cầu đường sắt gần cầu Long Biên
Ba phương án xây cầu đường sắt vượt sông Hồng cách cầu Long Biên lần lượt 30m, 75m, 186m đã được Bộ Giao thông – Vận tải và UBND TP.Hà Nội đưa ra lấy ý kiến các nhà khoa học, chuyên gia sáng nay 28.10.
Theo Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Thế Thảo, quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt là cầu đường sắt mới cách cầu Long Biên trong phạm vi khoảng 200m. Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI) đã đưa ra 3 phương án vị trí cầu đường sắt mới.
Phương án 1, tim cầu cách cầu Long Biên 30m về phía thượng lưu, đây cũng là phương án đã được Bộ GTVT phê duyệt năm 2008. Theo ông Phạm Hữu Sơn, Tổng giám đốc TEDI, phương án này ít gây ảnh hưởng xấu tới kiến trúc cầu Long Biên cũng như không che khuất tầm nhìn của cầu. Tuy nhiên, điểm bất lợi của phương án này là dù đi trùng với tuyến đường sắt quốc gia nhưng khối lượng giải phóng mặt bằng rất lớn, khoảng hơn 2.000 hộ dân, chi phí cao. Ngoài ra, do xây dựng ngay sát cầu Long Biên sẽ rất khó tổ chức giao thông đô thị tại 2 nút giao đầu cầu.
Vị trí đường sắt đô thị vượt sông Hồng từng gây nhiều tranh cãi do đi quá gần hoặc trùng với cầu Long Biên – Ảnh: Ngọc Thắng
Phương án 2, tim cầu cách cầu Long Biên 186m về phía thượng lưu. Phương án này đã được Hà Nội phê duyệt vào năm 2011 và cũng đã được JICA chấp thuận. Phương án này được đánh giá là tối ưu về mặt kiến trúc, cảnh quan, tạo điểm nhấn cho toàn khu vực, nhưng lại có khối lượng giải phóng mặt bằng khu phố mới rất lớn, đặc biệt là từ đường Quán Thánh tới Nguyễn Trung Trực và khu ngoài đê Phúc Xá, dẫn tới chi phí xây dựng cầu đường sắt mới cao nhất.
Video đang HOT
Phương án 3, tim cầu cách cầu Long Biên 75m về phía thượng lưu. Theo đánh giá của TEDI, cầu cách cầu Long Biên đủ xa để giảm bớt ảnh hưởng kiến trúc và cũng không bị vướng mắc trong thi công do 2 cầu cạnh nhau. Hướng tuyến đường sắt đô thị sẽ đi trùng với tuyến đường sắt quốc gia trên đường Phùng Hưng và đi thẳng, bẻ cong đi vào Hàng Đậu, cắt qua đê Yên Phụ, chợ Long Biên để vượt sông Hồng.
Theo TEDI, dù phương án này đường sắt có những đoạn mới đi trên đường Phùng Hưng, Hàng Đậu nhưng không phải giải phóng mặt bằng nhiều, chi phí giải phóng mặt bằng thấp nhất trong 3 phương án, dù chi phí xây lắp cao hơn phương án 1. Tư vấn TEDI cũng khuyến nghị phương án 3 là khả thi nhất.
Theo Giáo sư sử học Phan Huy Lê, cầu đường sắt xây ở vị trí nào cũng phải đặt điều kiện bảo tồn cầu Long Biên và khu vực phố cổ lên hàng đầu. Vì vậy phương án 1 phải loại bỏ, vì vị trí cầu mới nằm quá sát cầu Long Biên lại đi sâu vào khu vực phố cổ, giải phóng mặt bằng khu vực này nhiều, phá vỡ tính ổn định dân cư đã sinh sống cả trăm năm nay. Giáo sư Lê cũng cho rằng, phương án 2 và 3 đều có thể chấp nhận được trên phương diện bảo tồn di sản, nhưng ưu tiên phương án 3 hơn.
Giáo sư Trần Lâm Biền cho rằng, “cầu đường sắt mới cùng với cầu Long Biên sẽ tạo nên một thể như cầu đôi”, cầu đường sắt về mặt hình thức vừa đẹp, vừa đủ tôn được cầu Long Biên lên. Nhiều chuyên gia văn hóa cũng cho rằng, sau khi có cầu đường sắt đô thị mới, về lâu dài, cần tính toán để cầu Long Biên thành cầu đi bộ.
Theo ông Nguyễn Thế Thảo, các phương án sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng, với ưu tiên hàng đầu là bảo tồn cầu Long Biên và phố cổ, hạn chế ít nhất việc giải phóng mặt bằng và di dân. Hội thảo có 9/15 ý kiến nghiêng về phương án 3, nhưng cũng cần làm rõ nếu theo phương án này sẽ bảo tồn về phố Hàng Đậu thế nào về kiến trúc, giao thông. Ngoài ra, sẽ có một hội thảo chuyên đề riêng về bảo tồn cầu Long Biên.
Theo TNO
Chủ đầu tư khẳng định trụ cầu Vĩnh Tuy vẫn an toàn
Chiều 26/2, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng, Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu nhà nước các công trình xây dựng cùng đoàn công tác kiểm tra thực địa cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội).
Tại buổi kiểm tra, ông Dũng chỉ đạo các đơn vị liên quan rà soát, kiểm tra chất lượng tất cả các cầu trên địa bàn TP Hà Nội. Đối với cầu Vĩnh Tuy, cần có biện pháp xử lý vết nứt để người dân yên tâm khi lưu thông qua cầu; cần thiết phải cử đoàn chuyên gia đi nước ngoài để tìm hiểu về việc xử lý vết nứt.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hùng, GĐ Sở GTVT Hà Nội cho rằng, qua kiểm tra cũng như theo dõi diễn biến của các vết nứt có thể khẳng định, cầu Vĩnh Tuy an toàn, người dân yên tâm về chất lượng cây cầu.
Đại diện chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án Tả Ngạn thuộc UBND TP Hà Nội) cũng cho biết: Hiện tượng nứt trụ cầu không nằm trong vùng momen xoắn cao (có thể hiểu là trụ cầu ít bị xoắn, vặn), không có vết nứt ngang, chủ yếu là nứt dọc. Nứt dọc do lực nén lớn; tuy nhiên, đại diện Ban này cho rằng cầu vẫn hoạt động an toàn.
Bộ trưởng Xây dựng Trịnh Đình Dũng chỉ đạo kiểm tra tất cả cầu tại Hà Nội
Trước đó, trong văn bản gửi Sở GTVT, Tổng Cty Tư vấn thiết kế GTVT (Tedi, đơn vị khảo sát, thiết kế và giám sát công trình cầu Vĩnh Tuy) cho biết, không chỉ xảy ra nứt ở trụ T22 như thông tin trước đây, các trụ T23, T24 cũng xuất hiện vết nứt nhưng chiều rộng nhỏ hơn. Các vết nứt này xuất hiện từ năm 2010; đến năm 2012, vết nứt không tiếp tục phát triển.
"Việc lưu thông trên cầu vẫn an toàn, tuổi thọ vẫn đạt 100 năm như quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ cần sớm trám các vết nứt để lõi sắt phía trong không bị gỉ sét, đặc biệt tại vị trí tiếp xúc với nước". Ông Phạm Hữu sơn, Tổng giám đốc Tedi
Về mức độ an toàn và tuổi thọ của cầu, ông Phạm Hữu Sơn - Tổng GĐ Tedi tự tin khẳng định: Vị trí và đặc điểm của vết nứt ít ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của thân trụ trong điều kiện cốt thép ở vị trí vết nứt không bị hư hỏng.
"Việc lưu thông trên cầu vẫn an toàn, tuổi thọ vẫn đạt 100 năm như quyết định phê duyệt dự án. Tuy nhiên, để đảm bảo tuổi thọ cần sớm trám các vết nứt để lõi sắt phía trong không bị gỉ sét, đặc biệt tại vị trí tiếp xúc với nước" - ông Sơn nói.
Ông Sơn cho biết, để đảm bảo khách quan, Tedi chủ động đề xuất mời một đơn vị đánh giá độc lập. Trước câu hỏi, vì sao các vết nứt xuất hiện từ năm 2010 nhưng các thông tin này lại bị che đậy? Ông Sơn cho biết, trách nhiệm này thuộc về cơ quan chịu trách nhiệm duy tu, bảo dưỡng cầu.
Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, thuộc nội thành Hà Nội do UBND TP Hà Nội làm chủ đầu tư có chiều dài 3.777m, rộng hơn 19m, kết cấu bê tông cốt thép. Vết nứt đầu tiên được phát hiện nằm tại trụ T22, thuộc gói thầu số 12 do Tổng Cty Xây dựng Thăng Long thi công, đơn vị tư vấn giám sát là Viện Khoa học và công nghệ giao thông vận tải (Bộ GTVT).
Theo Ngọc Mai - Bảo An (Tiền Phong)
Đề xuất cầu Long Biên trở thành cầu đi bộ đẹp nhất thế giới Kiến trúc sư Trần Ngọc Chính đề xuất bảo tồn, tu sửa cầu Long Biên để trở thành cầu đi bộ phục vụ người dân thủ đô. Tại hội thảo về phương án vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng thuộc dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến số 1 (Ngọc Hồi - Yên Viên) sáng nay (28/10), Kiến trúc...