Ba phụ huynh bị cáo buộc đưa hối lộ nâng điểm
Trong gần 60 người trung gian, phụ huynh nhờ tác động điểm thi THPT 2018, ba người bị cáo buộc Đưa hối lộ.
Đây là kết quả điều tra bổ sung của Cơ quan An ninh điều tra ( Công an tỉnh Sơn La) sau bốn tháng bị TAND tỉnh trả hồ sơ.
Điều tra vụ án gian lận điểm thi tốt nghiệp THPT 2018 tại Sơn La, cơ quan công an xác định nhiều người có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ, Đưa hối lộ và Môi giới hối lộ. Tuy nhiên, ngoài lời khai của các nghi phạm và số tiền đã nộp không có tài liệu nào khác để chứng minh nên không có căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Khi vụ án đưa ra xét hồi tháng 10/2019, TAND tỉnh Sơn La đã trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ hành vi Đưa hối lộ, Nhận hối lộ. Kết luận điều tra bổ sung sau đó xác định duy nhất phụ huynh Lò Thị Trường đưa hối lộ 300 triệu đồng và người nhận là ông Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La).
Tại bản kết luận điều tra bổ sung ra ngày 5/2, cơ quan điều tra cáo buộc 6 người có hành vi Đưa hối lộ và Nhận hối lộ.
Bị can Lò Văn Huynh. Ảnh: Phạm Dự.
Công an xác định, trước kỳ thi THPT 2018, bà Trường đến nhà ông Lò Văn Huynh nhờ nâng điểm thi cho con trai để đỗ vào Học viện An ninh. Khi ông Huynh đồng ý, bà Trường đưa trước 300 triệu đồng và hứa hẹn khi có kết quả sẽ cảm ơn thêm nhưng không nói rõ số tiền. Qua đó, con trai bà được nâng 11,3 điểm cho ba môn.
Cũng trước kỳ thi, ông Trần Văn Điện (cán bộ trường THCS Chiềng Cơi, TP Sơn La) nhờ bà Nguyễn Thị Hồng Nga (Phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng, Sở Giáo dục và Đào tạo Sơn La) nâng điểm cho bốn thí sinh.
Sau khi bà Nga cùng các đồng phạm sửa điểm thành công, tháng 7/2018, ông Điện đến nhà đưa bà Nga 1,04 tỷ đồng theo thỏa thuận. Hiện, bà Nga và người thân đã tự nguyện nộp một tỷ đồng cho Cơ quan An ninh điều tra.
Video đang HOT
Tương tự, tháng 4/2018, bà Hoàng Thị Thành (nguyên chủ tịch hội Nông dân huyện Quỳnh Nhai) đến nhà Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó phòng Chính trị Tư tưởng) nhờ nâng điểm môn Toán, Lịch sử cho con trai để đủ điểm xét tuyển vào trường công an. Bà Thành đưa 400 triệu đồng cho bà Sọn theo thỏa thuận và chuyển thông tin của con trai. Khi con trai được 17,8 điểm hai môn, bà Thành chi thêm 40 triệu đồng để nâng điểm môn thi Ngữ Văn. Tổng cộng, con bà Thành được nâng 13,65 điểm cho ba môn.
Bị can Cầm Thị Bun Sọn. Ảnh: Phạm Dự.
Ngoài những người trên, cơ quan điều tra cho biết ông Huynh còn khai đã nhận một tỷ đồng của ông Nguyễn Minh Khoa (thành phố Sơn La) để giúp nâng điểm cho hai thí sinh song trong thời gian điều tra bổ sung lại thay đổi lời khai. Ông Khoa cũng khai không đưa tiền cho Huynh nên cơ quan điều tra không có căn cứ quy kết.
Bị can Đặng Hữu Thuỷ (hiệu phó trường THPT Tô Hiệu) sau khi sửa bài thi, nâng điểm cho bốn thí sinh đã nhận 500 triệu đồng của ba phụ huynh song đã trả lại. Hành vi của ông Thuỷ có dấu hiệu của tội Nhận hối lộ song các phụ huynh không thừa nhận việc đưa tiền nên cũng không đủ chứng cứ cáo buộc.
Cơ quan điều tra đánh giá hành vi của các bị can rất nghiêm trọng, thủ đoạn phạm tội tinh vi, gây dư luận xấu trong xã hội. Bị can Trần Xuân Yến và Lò Thị Trường trong quá trình điều tra đã khai nhận hành vi song khi điều tra bổ sung lại thay đổi lời khai, không thành khẩn khai báo nên đề nghị xử lý nghiêm.
Vụ án có 17 người trung gian, 39 cá nhân là bố mẹ hoặc người thân khác đã cung cấp thông tin thí sinh nhờ tác động điểm thi. Cho rằng trong quá trình điều tra không làm rõ được động cơ, mục đích của những người này, cơ quan điều tra kiến nghị nhà chức trách địa phương xử lý theo quy định.
Các cá nhân là cán bộ, đảng viên đều đã bị xử lý kỷ luật về Đảng và hành chính.
Trong 11 bị can, 8 người bị đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ, gồm: Trần Xuân Yến (cựu phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo), Đỗ Khắc Hưng (cựu trung tá, cán bộ Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La), Lò Văn Huynh (cựu phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục, Sở Giáo dục và Đào tạo), Cầm Thị Bun Sọn (cựu phó trưởng phòng Chính trị Tư tưởng), Nguyễn Thanh Nhàn (cựu phó trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng giáo dục), Đinh Hải Sơn (cựu thiếu tá, nguyên đội phó đội giáo dục, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh Sơn La, Nguyễn Thị Hồng Nga (chuyên viên phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng), Đặng Hữu Thuỷ (hiệu phó trường THPT Tô Hiệu).
3 người bị đề nghị truy tố về tội Đưa hối lộ là Hoàng Thị Thành (cán bộ Hội nông dân huyện Quỳnh Nhai), Trần Văn Điện (giáo viên), Lò Thị Trường.
Bị can Huynh, Nga, Sọn bị đề nghị truy tố thêm tội Nhận hối lộ.
Phạm Dự
Theo vnexpress.net
Cán bộ sở Lao động TBXH Thái Bình môi giới, nhận hối lộ bị khởi tố
Ngày 19/12, thông tin của Dân Việt, Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố nhóm đối tượng là cán bộ lao động thương binh xã hội trên địa bàn tỉnh để điều tra các hành vi nhận hối lộ, môi giới hối lộ.
Cụ thể, nguồn tin của PV cho biết, căn cứ tài liệu điều tra và căn cứ các quy định của pháp luật, ngày 18/12/2019, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội môi giới hối lộ được quy định tại Điều 365, Bộ luật hình sự; lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với:
Phạm Thị Thúy (SN 1970), đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Hoành Từ, xã Đông Cường, huyện Đông Hưng; hiện là cán bộ Thương binh xã hội xã Đông Cường, huyện Đông Hưng;
Phạm Thị Tâm (SN 1974), đăng ký hộ khẩu thường trú tại Thôn Đông, xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng hiện là cán bộ Thương binh xã hội xã Hồng Việt, huyện Đông Hưng;
Mai Thị Nghi (SN 1981), đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn An Liêm, xã Thăng Long, huyện Đông Hưng; hiện là cán bộ Thương binh xã hội xã Thăng Long, huyện Đông Hưng;
Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1991), đăng ký hộ khẩu thường trú tại Tổ 22, phường Trần Lãm, thành phố Thái Bình; hiện là cán bộ phòng Việc làm và an toàn lao động, Sở Lao động Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình;
Bùi Văn Phiêu (SN 1954), Lao động tự do; đăng ký hộ khẩu thường trú tại thôn Tân Hải, xã Đông Hải, huyện Tiền Hải.
Loạt cán bộ lao động thương binh xã hội ở tỉnh Thái Bình bị khởi tố về tội nhận hối lộ, môi giới hối lộ. (Ảnh minh hoạ)
Cùng với đó, đơn vị này cũng khởi tố bị can để điều tra hành vi có dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ được quy định tại Điều 354, Bộ luật hình sự; lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và lệnh bắt bị can để tạm giam đối với:
Trần Hùng Cường (SN 1976), đăng ký hộ khẩu thường trú tại tổ 20, phường Bồ Xuyên, thành phố Thái Bình; hiện là cán bộ phòng Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình.
Các Quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn.
Các đối tượng này đã nhận hàng trăm triệu đồng của nhiều cá nhân trong và ngoài tỉnh Thái Bình để "chạy" chế độ chất độc da cam, tuy nhiên các đối tượng không thực hiện được việc mà các cá nhân nhờ vả.
Mặc dù không thực hiện được việc nhưng nhóm đối tượng không trả lại tiền cho các nạn nhân.
Công an tỉnh Thái Bình đang chỉ đạo cơ quan An ninh điều tra phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ khẩn trương mở rộng điều tra làm rõ, mở rộng vụ án.
Theo danviet.vn
Phụ huynh hối lộ 300 triệu nâng điểm: Căn cứ mới Việc xác định được người hối lộ 300 triệu đồng nâng điểm cho con là căn cứ cho thấy không thể tin hoàn toàn vào lời khai của phụ huynh. Kết quả điều tra bổ sung của Công an tỉnh Sơn La đưa ra vào giữa tháng 11/2019, sau một tháng bị TAND tỉnh trả hồ sơ, yêu cầu làm rõ hành vi...