Ba ông trùm công nghệ Mỹ tiếp tục ra điều trần
CEO Facebook, Google và Twitter sẽ phải ra điều trần trước Quốc hội Mỹ vào tháng 3/2021 về thông tin sai sự thật trên các nền tảng của họ.
CEO Facebook Mark Zuckerberg, CEO Google Sundar Pichai, CEO Twitter Jack Dorsey sẽ xuất hiện trước các thành viên của Ủy ban Thương mại và Năng lượng Hạ viện vào ngày 25/3. Trong thông báo về phiên điều trần mới, những người đứng đầu Ủy ban chỉ ra tin giả về vaccine Covid-19 và gian lận bầu cử Mỹ đã xuất hiện tràn lan trên các nền tảng mạng xã hội.
Thông báo viết các gã khổng lồ công nghệ đã không thừa nhận vai trò của họ trong việc bồi đắp, nâng cao một cách trắng trợn thông tin sai sự thật tới khán giả. Ủy ban cho rằng việc tự quản lý trong ngành là một thất bại. “Chúng ta phải bắt đầu công việc thay đổi động cơ khiến các công ty mạng xã hội cho phép và thậm chí cổ động tin giả, tin sai sự thật”.
Trong số ba CEO kể trên, Zuckerberg xuất hiện trước Quốc hội nhiều nhất. Phiên điều trần tháng 3 đánh dấu lần thứ tư ông làm chứng từ tháng 7/2020. Với Pichai và Dorsey, đây là sẽ lần điều trần thứ ba.
Năm 2020, Zuckerberg và Pichai cùng ra điều trần vì hành vi phản cạnh tranh và “lá chắn” bảo vệ việc kinh doanh của họ. Dorsey sau đó cùng Zuckerberg điều trần trước một Ủy ban khác về cáo buộc kiểm duyệt trên nền tảng, điều mà cả hai đều phủ nhận.
Video đang HOT
Phiên điều trần CEO công nghệ bị chê 'vô nghĩa'
Những câu hỏi chất vấn từ các Thượng nghị sĩ được đánh giá không có trọng lượng, chệch hướng và khó gây sức ép lên Facebook, Twitter và Google.
Trong bốn tiếng đồng hồ ngày 28/10, các thành viên của Ủy ban Thương mại đặt ra tới hơn 120 câu hỏi cho Jack Dorsey, CEO Twitter, Mark Zuckerberg, CEO Facebook và Sundar Pichai, CEO Google. Tuy nhiên, thay vì tập trung thảo luận những vấn đề cần điều chỉnh cho Điều 230 trong Đạo luật về Chuẩn mực Truyền thông CDA của Mỹ, các thành viên Ủy ban lại xoáy vào việc kiểm duyệt phát ngôn trực tuyến và các tác hại do nền tảng mạng xã hội gây ra.
Theo thống kê của New York Times, trong số 81 câu hỏi mà đảng Cộng hòa đặt ra, có 69 câu liên quan đến kiểm duyệt và tư tưởng chính trị của các nhân viên công nghệ chịu trách nhiệm kiểm duyệt nội dung. Đảng viên đảng Dân chủ hỏi 48 câu hỏi, chủ yếu về việc lan truyền thông tin sai lệch liên quan đến cuộc bầu cử và đại dịch
Các chủ đề được hỏi trong phiên điều trần không liên quan tới cải cách luật Internet.
Năm 1994, CEO các công ty thuốc lá lớn nhất nước Mỹ quy tụ tại Đồi Capitol, nơi họ làm chứng và khẳng định trước Quốc hội rằng thuốc lá không gây nghiện. Sự kiện đó đánh dấu sự khởi đầu cho quá trình chấm dứt sự thống trị của Big Tobacco ở Mỹ.
Ngày 28/10, các CEO của Facebook, Google và Twitter xuất hiện trước Ủy ban Thương mại Thượng viện để đánh giá về vai trò của các nền tảng công nghệ đối với những nội dung mà người dùng chia sẻ. Phiên điều trần được kỳ vọng sẽ là dấu mốc tạo nên thay đổi lớn cho Big Tech như trong lĩnh vực thuốc lá trước đây.
Tuy nhiên, theo Reuters, thay vào đó một màn trình diễn mang tính đảng phái, một cuộc "ẩu đả chính trị" khi các nhà lập pháp quay sang chỉ trích nhau và đưa ra các câu hỏi gần như không liên quan đến việc sửa đổi luật. Nhờ đó, các CEO công nghệ trở nên thoải mái và dành hết thời gian cho những lời hứa về sự minh bạch trong tương lai. CNN kết luận phiên điều trần diễn ra "vô nghĩa và vụn vặt".
Đảng Cộng hòa chỉ trích Twitter và Facebook vì cho là hai mạng xã hội này đã kiểm duyệt bài đăng của các chính trị gia bảo thủ, cũng như chặn truy cập tới bài báo của New York Post về Hunter Biden, con trai của Joe Biden.
"Ông Dorsey, ai đã bầu và giao cho ông phụ trách những gì truyền thông được phép đưa tin và những gì người dân Mỹ được phép nghe vậy?", Thượng nghị sĩ Ted Cruz của Texas tức giận hỏi.
Ở chiều ngược lại, đảng Dân chủ tố đảng Cộng hòa "bắt nạt" các giám đốc công nghệ, "đặt lợi ích ích kỷ của Trump lên trên nền dân chủ" theo lời Thượng nghị sĩ Tammy Duckworth của Illinois. Thượng nghị sĩ Brian Schatz của Hawaii cũng cho rằng CEO Google, Facebook và Twitter nên phản đối hành vi "vô đạo đức" của đảng Cộng hòa vì dàn dựng ra cuộc điều trần để gây áp lực cho các nền tảng trực tuyến ngay trước ngày bầu cử 3/11.
Thượng nghị sĩ Ed Markey phàn nàn cuộc điều trần bị chính trị hóa: "Đảng Cộng hòa có thể và nên tham gia cùng chúng tôi giải quyết các vấn đề công nghệ lớn, thay vì mô tả câu chuyện sai lệch về thành kiến chống bảo thủ".
"Tôi không rõ những thay đổi nào nên được thực hiện để làm hài lòng tất cả. Bạn đang thấy đó - hai thế giới quan rất, rất khác nhau", Jeff Kosseff, chuyên gia về luật an ninh mạng tại Học viện Hải quân Mỹ, nhận xét trên New York Times.
Phiên điều trần diễn ra sau nhiều tháng Tổng thống Donald Trump và các nhà lập pháp đảng Cộng hòa phản ứng về hành động của các công ty công nghệ trong việc gắn nhãn, xóa và hạn chế phạm vi tiếp cận của bài đăng. Twitter bắt đầu dán nhãn các thông điệp của Trump từ tháng 5 với lý do thông tin "không chính xác và khuyến khích bạo lực". Trump trả đũa bằng cách ký sắc lệnh và kêu gọi bãi bỏ Điều 230 - được ví như lá chắn pháp lý của các công ty cung cấp nền tảng mạng xã hội. Theo Điều 230, các nền tảng mạng xã hội không phải chịu trách nhiệm pháp lý đối với nội dung mà người dùng đăng tải.
Mark Zuckerberg trong lần điều trần thứ năm.
Đối với các CEO công nghệ, việc xuất hiện trước Quốc hội Mỹ đã trở thành điều quen thuộc. Đây lần thứ năm Mark Zuckerberg ra điều trần kể từ tháng 4/2018, và là lần thứ ba của Sundar Pichai và Jack Dorsey.
Dorsey đối mặt với nhiều câu hỏi nhất với 58 câu, trong đó các đảng viên Cộng hòa hỏi tới gần 40 lần về hành vi "kiểm duyệt" nội dung của các chính trị gia bảo thủ. Dorsey khẳng định Twitter không kiểm duyệt hay xóa nội dung mà chỉ xem xét mức độ ảnh hưởng của phát ngôn và dán nhãn. Quy trình này áp dụng với mọi nhà lãnh đạo trên thế giới, không riêng gì Trump và các thành viên đảng bảo thủ.
Trong số 49 câu hỏi cho Zuckerberg, hầu hết tập trung vào cách Facebook chống lại sự can thiệp vào cuộc bầu cử. Ông khẳng định công ty đã chi hàng tỷ USD cho an ninh bầu cử và đẩy lùi các thông tin sai lệch có nguồn gốc từ nước ngoài.
Pichai có buổi điều trần dễ chịu hơn với tổng cộng 22 câu chất vấn, nổi bật là vụ kiện chống độc quyền giữa Bộ Tư pháp Mỹ và Google. Ông khẳng định Google không lợi dụng vị thế thống trị vì thực tế họ cũng đang bị cạnh tranh gay gắt trong nhiều lĩnh vực.
Những "ông trùm" công nghệ từ bỏ đại học và thành công ngoài mong đợi Không ít "ông trùm" công nghệ đã từ bỏ đại học, bao gồm cả những ngôi trường danh giá, để theo đuổi đam mê khởi nghiệp và đạt được những thành công ngoài mong đợi. Với nhiều người, đại học là con đường ngắn nhất để dẫn đến thành công, nhưng đã có không ít người sẵn lòng từ bỏ những ngôi trường...