Ba ‘ông lớn’ bất ngờ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp với Iran
Anh, Pháp và Đức vừa bất ngờ kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp thỏa thuận hạt nhân quốc tế ký năm 2015 với Iran, bước đi lớn nhất của ba nước châu Âu kể từ khi Tehran giảm dần việc tuân thủ thỏa thuận.
Theo Reuters, các đồng minh châu Âu của Washington đã cố gắng duy trì thỏa thuận hạt nhân quốc tế với Iran, có tên gọi Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) kể từ khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đơn phương rút khỏi thỏa thuận năm 2018. Trong khuôn khổ JCPOA, các lệnh cấm vận quốc tế chống Iran được dỡ bỏ để đổi lấy việc Tehran chấp nhận từ bỏ chương trình hạt nhân.
Tuy nhiên, sau khi xé bỏ thỏa thuận, chính quyền Trump đã tái áp đặt các biện pháp trừng phạt, bóp nghẹt nền kinh tế Iran. Tehran đáp trả bằng cách dần dần từ bỏ việc tuân thủ nhiều giới hạn ấn định trong JCPOA. Trong tháng Một này, chính phủ Iran thông báo sẽ bỏ giới hạn về làm giàu uranium theo thỏa thuận đã ký với các cường quốc từ năm 2015.
Báo RT dẫn tuyên bố chung ngày 14/1 của Anh, Pháp và Đức cho hay: “Trước các hành động của Iran, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là hôm nay lên tiếng về các quan ngại của mình rằng Iran đang không tuân thủ các cam kết theo JCPOA. Chúng tôi sẽ đưa vấn đề này lên Ủy ban chung theo Cơ chế giải quyết tranh chấp như đã nêu trong đoạn 36 của thỏa thuận JCPOA”.
Tuyên bố chung của ba nước châu Âu khẳng định, họ không thực hiện chiến dịch gây áp lực với Iran mà chỉ muốn đưa quốc gia Hồi giáo trở lại tuân thủ đầy đủ các cam kết ấn định trong thỏa thuận hạt nhân quốc tế.
Các nhà ngoại giao châu Âu cho biết, Anh, Pháp và Đức sẽ thông báo cho Liên minh châu Âu (EU) về động thái mới nhất của họ cuối ngày 14/1. Theo cơ chế đã nêu trong JCPOA, EU sau đó sẽ thông báo cho các nước khác cũng ký kết thỏa thuận là Nga, Trung Quốc và cả Iran biết. Sau bước này, các bên sẽ có 15 ngày để giải quyết các bất đồng và hạn chót này có thể kéo dài nếu họ đạt sự đồng thuận.
Việc kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp, vốn chỉ thực hiện được khi một hoặc nhiều nước ký kết nghi ngờ có sự không tuân thủ thỏa thuận, rốt cuộc có thể dẫn tới việc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cân nhắc có tái áp đặt các lệnh cấm vận Tehran hay không.
Tuần trước, văn phòng báo chí của Điện Elysee cho hay, London, Paris và Berlin vẫn tuân thủ JCPOA và kêu gọi Tehran hủy bỏ mọi hành động không tuân thủ thỏa thuận. Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Boris Johnson mới đây lại bày tỏ rằng, giải pháp cho tương lai là nhất trí một thỏa thuận quốc tế mới theo đề xuất của Tổng thống Mỹ Trump.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Tin nhắn của bé 7 tuổi trong xe đông lạnh cứu hàng chục người
Khi 39 người vượt biên được phát hiện tử vong trong một container ở Essex, ký ức về hành trình đánh cược với tử thần để sang Anh cũng ùa về với Jawad Amiri.
Thanh niên 28 tuổi gốc Afghanistan nằm trong nhóm 15 người vượt biên được giải cứu khỏi một container khóa kín trên quốc lộ M1 của Anh. Vào thời điểm họ được phát hiện, lượng oxy trong container đã xuống tới mức nguy hiểm.
Hành trình đánh cược với tử thần của Jawad Amiri bắt đầu từ trại tập trung người tị nạn ở Calais. Nhóm người trong container được cứu sống nhờ vào một tin nhắn từ cậu em trai 7 tuổi của Amiri.
Jawad Amiri, 28 tuổi, được giải cứu vào tháng 4/2016 cùng em trai mình và 13 người khác khỏi một thùng container vận chuyển người vượt biên vào Anh. Ảnh: BBC.
"Nấm mồ di động" khóa trái cửa, bên trong là sợ hãi tột cùng
Trả lời BBC, Amiri kể rằng việc đưa người vào các container được những kẻ buôn người thực hiện gần như mỗi đêm. Người vượt biên thường được chia thành những nhóm 20-30 thành viên mỗi chuyến.
"Một khi chúng đã lấy được tiền, chúng không quan tâm bạn sống chết thế nào", anh cho biết.
Tương tự vụ việc bi thảm được phát hiện tuần qua tại Essex, Amiri và cậu em trai 7 tuổi, Ahmed, được xếp vào một xe hàng với thùng đông lạnh. Trong cùng nhóm của anh còn có 13 người khác. Cửa bị khóa trái bên ngoài và họ không cách nào mở được từ phía trong. Điều này ngay lập tức khiến cho nhóm có linh cảm xấu.
"Bên trong thùng hàng là những kiện dược phẩm. Có một khoảng hở giữa nóc container và số hàng hóa này. Chúng tôi được dặn phải nằm chen vào khoảng hẹp đó trong vòng 15-16 tiếng. Không ai có thể cử động nổi, dù chỉ là ngồi dậy. Nó giống như một nấm mồ di động", Amiri cho biết.
Đoàn của anh kẹt trong bóng tối. Container ban đầu rất lạnh, nhưng hệ thống điều hòa hỏng bất ngờ và không khí bên trong nóng dần lên. Các thành viên trong đoàn bỏ cả chăn mền và quần áo vì quá nóng. Họ uống hết nước được cấp cho và bắt đầu cảm thấy khó thở.
"Chúng tôi đổ mồ hôi rất nhiều. Bên trong container càng lúc càng nóng và việc nói chuyện trở nên vô cùng khó khăn. Chúng tôi liên tục gọi tài xế và đập trên nóc container", Amiri kể lại.
"Xe dừng lại nhiều lần. Chúng tôi đã hy vọng hắn sẽ mở cửa cho chúng tôi thở nhưng hắn bảo không muốn làm điều đó. Hắn dùng những từ ngữ vô cùng tồi tệ bảo chúng tôi im đi", anh cho biết.
"Nhiều người trong đoàn cũng có điện thoại nhưng không ai dám gọi báo cảnh sát. Họ sợ bị gửi trở lại trại tập trung", Amiri nói.
Vận chuyển người vượt biên bằng các xe hàng và thùng container là biện pháp phổ biến được những đường dây buôn người sử dụng. Ảnh: CNBC.
Tin nhắn cứu mạng 15 người
Jawad Amiri nói anh cũng muốn gọi điện cầu cứu nhưng điện thoại khi đó đã hết pin. May mắn cho họ là cậu em trai 7 tuổi của Amiri có mang theo một chiếc điện thoại nhỏ còn đủ pin để liên lạc. Đó là món quà mà Liz Clegg, tình nguyện viên người Anh làm việc tại trại tập trung, gửi tặng anh em cậu.
"Em tôi nhắm tin cầu cứu. Nó kể rằng tài xế không chịu dừng lại và chúng tôi không còn khí oxy để thở", Amiri kể lại.
Tin nhắn được gửi đến số điện thoại của Inca Sorrel, cô con gái 26 tuổi của bà Clegg. Vào thời điểm đó, cả hai đang ở Mỹ nhưng may mắn vẫn nhận được tin nhắn. Bà Clegg nói Amiri cùng em trai đừng vận động quá nhiều, cố gắng giữ bình tĩnh và hạn chế nói chuyện.
Họ lập tức thông báo cho cảnh sát vùng Kent nhờ giúp đỡ. Cơ quan điều tra sau đó truy vết chiếc điện thoại được đến vùng Leicester. Trả lời BBC, bà Clegg cho biết đó là những tiếng đồng hồ chờ đợi kinh khủng nhất trong cuộc đời mình.
"Cảnh sát đến cùng với chó nghiệp vụ. Họ đã tìm thấy thùng hàng và mở cửa giải cứu chúng tôi. Tất cả đều thở phào nhẹ nhõm. Một số vẫn sợ bị gửi lại trại tập trung. Nhưng sau khi một bác sĩ đến kiểm tra chúng tôi và nói rằng mọi chuyện đã ổn, cảnh sát lại bố trí cho chúng tôi lưu lại một nhà nghỉ", Amiri chia sẻ.
Cậu bé Ahmed, nay đã lên 10 tuổi, đang được ở lại Anh học và được các cơ quan từ thiện chăm sóc. Ảnh: BBC.
Amiri được cho ở lại Anh và đang học nghề thợ xây dựng. Em trai của anh giờ đã lên 10 tuổi. Cậu bé cứu mạng 15 người vượt biên năm 2016 đang học để lập trình trải nghiệm thực tế ảo về hành trình của nó và những giấc mơ có tên là Parwaz VR.
"Khi nghe thấy trên bản tin về những người thiệt mạng ở Essex phát trên đài, tôi đang ngồi trong xe nói chuyện với bạn mình. Cơ thể tôi khi ấy ở trong xe bạn, nhưng đầu óc tôi bỗng bị kéo ngược thời gian trở về container năm đó", Amiri cho biết.
"Ký ức đó khiến tôi đau xót và nghĩ đến những điều không hề đẹp đẽ. Tôi nghĩ những nạn nhân đó đã không còn đủ khí oxy để thở. Tôi rất đau lòng về số phận của họ. Đó không chỉ là 39 con người đánh mất sinh mạng của mình. Đó còn là 39 gia đình mất đi anh chị em trong nhà", Amiri chia sẻ.
Anh kêu gọi di dân bất hợp pháp hợp tác điều tra vụ 39 người chết
Cảnh sát Anh nói rằng các suy đoán không giúp ích cho cuộc điều tra 39 người tử vong trong xe tải, và kêu gọi những người đang sống bất hợp pháp tại Anh cung cấp thông tin.
Theo Zing.vn
Cạm bẫy chực chờ người nhập cư lậu Từ nhiều năm nay, các nhà chức trách Anh đã cảnh báo về tình trạng "nô lệ thời hiện đại" đối với người nhập cư lậu, trong đó có người Việt, vốn là nạn nhân của những kẻ buôn người. Một người Việt được giải cứu khỏi một trại trồng cần sa trái phép tại Anh . Ảnh Chụp màn hình The Guardian...