Ba ơi, đừng say nữa!
Đây không biết là lần thứ mấy con chứng kiến cảnh ba say bò lê bò lết. Hễ gặp mẹ, ba vồ lấy: “Cô đi đâu từ sáng tới giờ? Cô đi gặp thằng nào? Tại sao gặp tôi mà cô không chào hỏi…” .
Chiều hôm qua đi học về, con lại thấy ba nằm dài ở hiên nhà, miệng lải nhải: “Minh ơi, Minh à, sao em dám coi thường tôi vậy? Thành ơi, Trinh ơi! Ba chỉ có hai con…”. Con hoảng sợ chạy ra sau nhà, nơi bụi chuối, mẹ con đang ngồi trốn, nước mắt lưng tròng, mẹ biểu con vô nhà bắc nồi cơm.
Đây không biết là lần thứ mấy con chứng kiến cảnh ba say bò lê bò lết. Hễ gặp mẹ, ba vồ lấy: “Cô đi đâu từ sáng tới giờ? Cô đi gặp thằng nào? Tại sao gặp tôi mà cô không chào hỏi…” . Rồi ba đánh mẹ bằng bất cứ thứ gì ba vớ được trong tầm tay. Vừa đánh ba vừa chửi mẹ, chửi chúng con. Nhiều khi mẹ con vùng chạy ra khỏi nhà, bị ba đuổi theo, mắng chửi tiếp: “Đố mày dám chạy khỏi đất Củ Chi này!”. Ba biết mẹ chẳng dám trốn đi đâu, vì mẹ còn ông bà ngoại già yếu và hai đứa con thơ dại…
Ảnh minh họa
Ba biết không, con từng rất tự hào về ba, khi ấy ba của con chỉ là một người thợ mộc hiền lành, quê mùa. Ngày ngày ba bận bịu ở xưởng gỗ bên hông nhà, mồ hôi nhễ nhại mài mài, đục đục. Lâu lâu ba nói: “Ba cho con gái cái bàn, cái thước… này để luyện chữ đẹp đây!”. Có khi ba tỉ mẩn cả buổi làm tặng mẹ con chiếc ghế đòn để ngồi bằm rau cho vịt. Rồi có lúc ba mất cả tuần để làm cho ông bà ngoại con chiếc võng gỗ giờ còn đặt trước hiên nhà. Hồi ấy, con tự hào về ba lắm.
Từ khi nhà mình bán được đất rẫy, ba bỗng dưng đổi tính. Ba không làm thợ mộc nữa mà bắt đầu thay đổi áo quần, nói là đi tìm việc mới. Con không biết công việc mới của ba là gì, nhưng lâu lâu con lại thấy mẹ len lén lau nước mắt khi chờ cơm ba đến giữa đêm. Rồi tiếng ông bà ngoại thở dài khi nghe ba nạt nộ mẹ…
Video đang HOT
Ba ơi, sao ba cứ kiếm cớ mẹ về trễ rồi đánh chửi suốt ngày trong khi mẹ phải đi giúp việc cho người ta để anh em con có cơm ăn, được đi học? Ba năm nay, ngày nào ba cũng say, một tuần ba quậy, đánh chửi mẹ con hai ba lần, ông bà ngoại cũng không được ba “tha”. Hôm kia, ngoại đào khoai mì, vừa nấu xong nóng hổi, ba về tới ngoại cười biểu vô ăn, ba nói ngoại coi thường ba, không nấu cơm mà bắt ba ăn củ mì, rồi hất nguyên rổ mì xuống nền đất. Ông bà ngoại bỏ ăn hai bữa nay rồi, ba có biết không? Con không biết trốn vào đâu khi bạn bè đến nhà thấy ba lấm lem bụi đất, nằm bẹp ở hiên nhà khi la lối, lúc hát nghêu ngao như một kẻ mất trí, nhiều bạn còn bị ba chửi lây. Con đang học lớp 9, nhưng chắc con học không nổi nữa ba ơi. Học kỳ vừa rồi, trầy trật lắm con mới đủ điểm khá.
Ba hãy tỉnh lại đi. Ba có nhớ, khi tỉnh, ba từng ôm chúng con khóc và hứa không uống rượu nữa. Vậy sao ba lại quên lời? Nguyễn Ngọc Trinh (Phú Hòa Đông, Củ Chi)
Theo VNE
Bà giáo 82 tuổi vẫn đứng lớp
Sau khi nghỉ hưu ở Khoa Toán thống kê, ĐH Kinh tế TP.HCM, cô Đàm Lê Đức (hiện 82 tuổi) vẫn miệt mài trên bục giảng cho đến nay, chỉ khác là cô không dạy về toán mà dạy về đức dục.
Cả lớp 10A (Trường THCS-THPT Đức Trí, TP.HCM) chưa hết ngạc nhiên, bà giáo già đã mở đầu bài dạy: "Hôm nay, cô xin phép giáo viên chủ nhiệm để dạy cho các con hai tiết về đức dục. Bài dạy của cô gồm ba phần: hiếu thảo với cha mẹ, lễ nghĩa với thầy cô và thân ái với bạn bè". Mới nghe đến đây, một số học sinh đã nhún vai, lắc đầu...
Nhìn thấy điều đó, cô Đức vào đề rất nhanh: "Tại sao phải hiếu thảo với cha mẹ? Các con, có ai nói cho cô biết công lớn nhất của cha mẹ là gì? - "Là sinh thành cô ơi" - "Đúng rồi, chúng ta không phải tự nhiên sinh ra. Từ khi mới là giọt máu trong bụng mẹ, các con đã làm cho cả nhà phải khổ: người mẹ ăn vào thì nôn ra, đêm ngủ thì trằn trọc canh trường, không ngon giấc. Khi người mẹ xanh xao, vàng vọt, khó ở thì người cha làm mọi việc thay cho mẹ, chăm sóc, động viên mẹ... Khi con lớn dần trong bụng thì người mẹ khệ nệ, nóng nực, đi lại khó khăn...".
Năm nay 82 tuổi, cô Đàm Lê Đức vẫn miệt mài trên bục giảng dạy về đức dục.
Tiết học xúc động
"Bây giờ cô hỏi các con: Các con đeo ba lô trên vai một ngày có khó chịu không?", cả lớp đồng thanh: "Dạ có" - "Thế mẹ của chúng ta mang chúng ta trong bụng bao nhiêu ngày?" - "Dạ, chín tháng 10 ngày" - " Từng ấy ngày khó chịu và mệt nhọc rồi đến lúc sinh chúng ta ra còn phải đau đớn tột cùng...". Rồi bà kết luận: "Kẻ nào không yêu cha mẹ sẽ không yêu được bất kỳ ai các con ạ". Không khí cả lớp lúc này bắt đầu chùng xuống, một vài học sinh trước đó lơ là bây giờ ngồi thẳng lên, chăm chú nhìn lên bảng...
"Nào! Các con hãy cho cô biết: Công ơn thứ hai của cha mẹ là gì?". Cả lớp đồng thanh: "Dạ, nuôi nấng" - "Kể từ khi sinh ta ra, nuôi ta lớn lên cha mẹ ta hao tổn tinh thần, tốn kém vật chất, đau đớn về thể xác, không ai kể xiết. Bây giờ, 1kg gạo, 1kg thịt giá bao nhiêu các con có biết không?", cô Đức hỏi. Cả lớp lặng thinh. Giọng bà giáo sang sảng: "Phải mất rất nhiều gạo và thịt thì các con mới lớn được như hôm nay. Chim trời ai dễ đếm lông/ Nuôi con ai dễ kể công tháng ngày. Các con có nhớ cái tuổi lên ba, lên năm cha làm ngựa cho con cưỡi, tập cho con đi những bước chập chững đầu tiên... Có bao giờ các con nghĩ đến việc không còn cha còn mẹ không? Cha mẹ không sống đời với ta đâu. Các con có cha mẹ bằng xương, bằng thịt bên cạnh là hạnh phúc lắm rồi. Cha mẹ qua đời thì ta cô đơn lắm, mất cha, mất mẹ là mất cả cuộc đời đấy các con ạ".
Xen lẫn với giọng sang sảng của bà giáo già, tiếng sụt sịt từ dưới lớp bắt đầu nổi lên, ngay cả một số học sinh nam cũng lấy tay quệt nước mắt...
Giảng bài là hết mệt
82 tuổi, giảng một lèo hai tiết đức dục mà không cần nghỉ ngơi. Sau khi bước ra khỏi lớp 10A, cô Đàm Lê Đức vẫn sang sảng: "Ngay từ khi còn là giảng viên Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, từ năm 1985 tôi đã thành lập cơ sở bồi dưỡng văn hóa ngoài giờ. Với đối tượng học sinh phổ thông, ngoài dạy chữ phải dạy làm người. Vì thế, mặc dù chỉ là những lớp học thêm nhưng học sinh ở trung tâm đều phải học từ bốn - tám tiết đức dục và trí dục/năm học. Và tôi trực tiếp đứng lớp".
Sau này, số lượng học sinh ngày càng đông, cô Đức không trực tiếp giảng dạy được tất cả học sinh mà giao bớt cho giáo viên bộ môn giáo dục công dân đảm nhiệm. Tùy theo cấp lớp mà tiết đức dục và trí dục có những nội dung khác nhau, nhưng tựu trung bao gồm các chuyên đề: văn hóa ứng xử của học sinh trong gia đình - nhà trường - xã hội, tích cực phát huy tinh thần tự học để trở thành học sinh giỏi, tự học qua cách học ở thầy, ở bạn, ở sách...
Từ năm 2010, cô Đức sáng lập Trường THCS - THPT Đức Trí: "Bây giờ, tôi vẫn trực tiếp giảng dạy đức dục và trí dục ở tất cả các lớp ở Trường Đức Trí (học sinh vẫn học môn giáo dục công dân theo chương trình của Bộ GD-ĐT) và khối 11, 12 tại cơ sở 218 Lý Tự Trọng. Bài dạy đức dục và trí dục bây giờ đã có giáo trình chung cho các giáo viên sử dụng. Điều quan trọng nhất là sau bài dạy, học sinh sẽ viết bài thu hoạch. Từ những bài này, mình mới nắm được tâm tư, tình cảm của các em" - cô Đức cười rất tươi.
Hỏi tại sao không giao hết cho giáo viên bộ môn giáo dục công dân đảm nhiệm, cô Đức nghiêm mặt: "Niềm vui của tôi là đứng trên bục giảng mà. Đúng là lớn tuổi mà giảng một lúc hai tiết dễ bị khan giọng, nhưng cứ vào lớp, đứng trên bục giảng là tôi hết mệt".
Theo Anh Quân
Phụ nữ TPHCM











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đau đớn vì người yêu không cưới còn muốn 'cướp' con

Thuê y tá chăm bố chồng nằm viện, tôi bị em chồng mắng: "Đồ bất hiếu"

Không về quê chăm mẹ chồng bệnh, vợ bị mắng là kẻ vô ơn

Xem phim "Sex Education" cùng con trai, một câu thoại khiến tôi rớm nước mắt, ôm chầm lấy con: Kỳ tích sẽ đến nếu người cha biết làm điều này

Cô giúp việc thường xuyên khoe quà, hoa trên trang cá nhân, vô tình thấy bức ảnh chụp tay người tặng mà tôi chết điếng: Họp gia đình gấp

Chưa nghỉ lễ mẹ chồng đã xua tôi về ngoại để đi du lịch cùng với con dâu cũ

3 lần lấy chồng hụt, mẹ tôi vẫn tự tin tuyên bố với hàng xóm: "Con gái tôi đâu có kém ai, tại cái duyên trốn hơi kỹ thôi"

Sếp mời dự đám cưới quý tử, mừng 2 triệu có ít không?

Em dâu lén tháo chốt dây chuyền vàng của bố tôi đem đi bán, phát hiện con số ghi trên biên lai mà mẹ tôi suýt xỉu

Tôi mắc bệnh nhưng không dám nói với ai, mẹ chồng thấy bụng con dâu ngày càng to liền đi phao tin khắp nơi là tôi "cắm sừng" con trai bà

Biết vợ chồng tôi mới mua nhà, mẹ vợ liền dẫn theo một người đến xin ở nhờ, tôi đang bối rối thì vợ đã lớn tiếng đuổi họ về

Mới về làm dâu, chị chồng đã ép tôi ký giấy từ chối quyền thừa kế, tôi đồng ý ngay nhưng "chốt" một điều kiện làm chị xám mặt
Có thể bạn quan tâm

Con gái minh tinh Hollywood công khai gia nhập 'giới cầu vồng', visual cỡ nào?
Sao âu mỹ
23:20:55 30/04/2025
Nữ nghệ sĩ cực viral sau lễ diễu binh, diễu hành 30/4, xem video xong ai cũng rưng rưng nghẹn ngào
Sao việt
23:06:00 30/04/2025
Nam ca sĩ tuổi 52 tái hôn với tình trẻ
Sao châu á
22:57:10 30/04/2025
Cận cảnh sedan hạng sang Hongqi H9 thế hệ mới vừa ra mắt
Ôtô
22:30:33 30/04/2025
Hàng 'hot' Yamaha 135LC Fi 2025 nhập khẩu về Việt Nam, giá không rẻ
Xe máy
22:21:47 30/04/2025
3 con giáp ôm trọn 300 tỷ vào ngày 30/4/2025, bản mệnh dát vàng, mua nhà sắm xe, làm gì cũng thuận, sung túc đủ đầy
Trắc nghiệm
22:17:33 30/04/2025
Microsoft cảnh báo sẽ khởi kiện nếu bị yêu cầu ngừng dịch vụ đám mây tại châu Âu
Thế giới
22:16:08 30/04/2025
Biển người đổ về phố đi bộ Nguyễn Huệ vui chơi trong tối 30/4
Tin nổi bật
21:31:47 30/04/2025
Họa tiết hoa lá trong tủ đồ mùa hè
Thời trang
21:18:32 30/04/2025
Na tra 2 thu 53k tỷ, hé lộ thời điểm ra mắt phần 3, danh tính đạo diễn gây sốt
Phim châu á
20:55:58 30/04/2025