Bà nựng cháu “về bà chăm cho lớn chứ mẹ mày vô tích sự”, nàng dâu cười nhẹ hành động bất ngờ khiến 2 tuần sau mẹ chồng chào thua
H.L thấy bà đứng cạnh con trai, vừa nựng cháu vừa bảo: “Về bà chăm cho lớn chứ mẹ mày vô tích sự”, cô cười nhẹ tung ngay chiêu hiểm.
Mẹ chồng nàng dâu vốn là hai người xa lạ, vì một người đàn ông mà bỗng dưng trở thành người một nhà, sống chung hay sống riêng thì cũng nhiều lúc va chạm. Sau vài năm làm dâu, kinh nghiệm xương máu của các nàng dâu không ai giống ai, nhưng mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu tốt đẹp hay không phụ thuộc vào nàng dâu cao tay biết cách xử lý tình huống.
Nói về chuyện nuôi con, hẳn ai nào cũng từng trải qua giai đoạn căng thẳng hoặc mâu thuẫn ít nhiều với mẹ chồng. Bà can thiệp vào việc ở cữ, kiêng khem quá đáng, giờ giấc ăn uống bú ẵm của cháu, hoặc tiêu biểu là các bà luôn đòi: “Mang cháu về quê bà chăm cho nhé”. Chẳng bà mẹ nào muốn xa con, nhưng giãy lên không cho bà đem về quê liệu có phải cách hay?
Ảnh minh họa
H.L chia sẻ trên nhóm tâm sự của các bà vợ: “Con em mới 1 tuổi, em ít sữa nên cũng tính cai sữa luôn. Thấy vậy, mẹ chồng bảo em mang cháu về quê bà chăm. Ban đầu em không đồng ý vì muốn ở gần con. Em cho cháu đi học mầm non ở gần nhà luôn, trộm vía con cực kỳ hợp tác mà mẹ đón còn không muốn về ấy.
Nhưng học được 1 tháng thì nhiều người hỏi thăm, mấy bà hàng xóm ở quê bình luận các kiểu, mẹ chồng em ngay lập tức thể hiện là xót cháu, xung phong lên chăm nom để cháu cứng cáp hơn, 18 tháng mới cho đi học.
Được 1 tuần, bà lại giở bài cũ, kêu mệt mỏi vì không gian tù túng ở thành phố và nhất quyết đòi mang cháu về quê hoặc em phải nghỉ việc. Mọi người biết em làm gì khiến bà bỏ cuộc mà gia đình vẫn vui vẻ không?”
H.L thấy bà đứng cạnh con trai, vừa nựng cháu vừa bảo: “Về bà chăm cho lớn chứ mẹ mày vô tích sự”, cô cười nhẹ tung ngay chiêu hiểm.
Đầu tiên H.L thủ thỉ tâm sự chuyện kinh tế vẫn chưa vững mà hai vợ chồng tính sang năm mua nhà nên cô không thể nghỉ làm. Tiếp theo, cô nịnh mẹ chồng mấy câu, gửi gắm thằng cháu đích tôn luôn cho bà. Cô quyết định là chấp nhận buồn một chút, mạo hiểm một chút để “buông” con trai một lần.
Video đang HOT
“Từ lúc em sinh con, mẹ chồng bế ẵm được chục lần, còn chưa quen nếp của con em. Ở nhà em, em chuẩn bị thức ăn dặm cho cháu, nấu đồ ăn sáng cho bà rồi mới đi làm, thế mà bà còn xoay không được. Về quê, ông thì già không giúp được gì, để xem bà giữ cháu được bao lâu”, L. chia sẻ.
Ảnh minh họa
Đúng như H.L dự đoán, chỉ được 1 tuần, mẹ chồng đã gọi cho chồng cô than vãn là thằng cháu hư lắm, trưa không chịu ngủ làm bà không được ngủ trưa, tối thì quấy khóc nhớ ti mẹ, cho ăn rong rồi còn không chịu ăn cứ lắc đầu mãi. Bà xót cháu sụt cả kg nên phải gọi lên hỏi ý bố mẹ nó.
H.L vẫn tỉnh bơ bảo mẹ chồng là không sao, trẻ con đi học cũng sút cân, bà chăm là nhất rồi, bà cứ chịu khó còn cô không ý kiến gì, để bà toàn quyền nuôi dạy.
Hết 2 tuần, ông bà nội bồng bế cháu lên. Ông tâm sự là cháu khóc ri rỉ suốt đêm làm ông bị mất ngủ, tăng huyết áp. Ông không chịu nổi nên bảo bà: “Thôi bà trả con cho chúng nó đi, già rồi còn ôm rơm nặng bụng. Thằng cháu tôi đi học mầm non được ăn uống khoa học, giao tiếp xã hội, chứ ở nhà với hai ông bà già tôi thấy nó gầy rộc đi rồi đấy. Tôi mệt, bà mệt, mà cháu còn ốm hơn mẹ nó trông. Từ nay bà bớt chê mẹ nó đi”.
Sau lần ấy, bé Bi được đi học mầm non, bà nội hết ý kiến. Còn chồng H.L bật cười bảo cô: “Em đúng là nàng dâu cao tay nhất anh từng gặp đấy”. Chồng H.L đã đoán ngay chiêu của cô khi thấy bình thường con ốm là vợ sốt ruột mất ăn mất ngủ, thế mà lúc nghe bà nội than vãn con sút cân vẫn tỉnh bơ như không liên quan.
Daisy
Theo Helino
Họ hàng tới nhà, mẹ chồng kể lể thương con dâu như con đẻ, tôi chỉ thêm vào 1 câu khiến bà tẽn tò
Mẹ chồng luôn miệng yêu thương con dâu như con đẻ, nhưng thực tế bà lại rất coi thường tôi vì ăn bám chồng. Một lần nọ, mấy người họ hàng tới chơi, bà lại tiếp tục kể xấu tôi...
Trước khi kết hôn, tôi đã biết nếu lấy Lam sẽ phải sống chung với mẹ chồng. Bởi hiện cả nhà anh đang sống trong căn nhà 4 tầng khá rộng rãi. Hơn nữa, Lam lại là con trai một, việc xin ra ngoài sống riêng chắc chắn sẽ gây mâu thuẫn với mẹ chồng.
Từng đắn đo cưới hay không cưới cũng vì chuyện này, nhưng sau cùng tôi tặc lưỡi nghĩ: "Trước sau gì cũng phải cưới, chi bằng cứ làm luôn. Và chuyện không thể thay đổi được, chi bằng nghĩ theo hướng khác tích cực hơn, cuộc sống cũng dễ dàng."
Tinh thần thoải mái hơn, tôi lại thấy việc sống chung với bố mẹ chồng không tệ như mình tưởng. Bởi lẽ, hai vợ chồng son chưa có nhà mà phải đi thuê thì sẽ rất tốn kém. Ngược lại, nếu cùng sống với bố mẹ chồng chỉ tốn 1 chút tiền ăn đóng góp mỗi tháng...
Sau khi lấy về, mặc dù còn nhiều chuyện chưa quen, nhưng tôi vẫn cố gắng chăm chỉ, phụ giúp mẹ chồng bếp núc, nhà cửa. Đặc biệt, tôi học cách "thảo mai" 1 chút để khiến mẹ chồng vui lòng. Bữa ăn bà mà nấu ngon 1, tôi phải tâng bốc tới 2 - 3. Còn bà mà nấu món không ngon, mặc cho chồng và bố chồng lắc đầu chê bai, tôi vẫn im re. Dần dần, có vẻ mẹ chồng cũng ưng tôi, bà toàn bảo:
- Đấy, chỉ có con dâu mới thương bà già này thôi. Đúng là con dâu mới là con gái mình.
Gần 1 năm chung sống, tôi thấy tính bà cũng thoải mái, lựa nhau 1 chút thì sống cũng ổn. Thế nhưng kể từ khi tôi mang thai, bà lại bớt quan tâm tôi đi nhiều. Và thái độ của bà cũng thay đổi hẳn kể từ khi tôi mang thai tháng thứ 7. Lúc đó, tôi bị động thai nên phải xin nghỉ không lương ở nhà.
(Ảnh minh họa)
Mặc dù không nói thẳng, nhưng bà hay bóng gió đủ để tôi hiểu rằng tôi đang ăn bám con trai bà. Mỗi bữa ăn, bố chồng thì hỏi về tình hình sức khỏe của 2 mẹ con tôi nhưng mẹ chồng thì chỉ chăm chăm kể chuyện người bạn này, người hàng xóm kia:
"Con dâu nhà bác Năm ấy, nó buôn bán lãi lắm. Mà nghe nói từ khi nghỉ đẻ, ở nhà sinh con mới tập tành đấy, giờ hơn 1 năm mà tự mua ô tô kìa. Đúng là con dâu nhà người ta."
"Con dâu nhà dì Hạnh mỗi tháng cho bố mẹ chục triệu tiêu vặt, chưa kể là tiền quà cáp này kia đâu đấy..."
"Ôi cái đứa con nhà bán thịt đầu ngõ sao mà dại thế? Lấy vợ về san sẻ công việc, chia ngọt sẻ bùi chứ làm bà hoàng đâu. Nhà đã không có mà giờ nó còn phải nuôi vợ không công việc kìa. Đã thế còn đẻ liền tù tì, 2 đứa cách nhau có mấy tháng chứ."
...
Tôi vẫn giữ im lặng vì không muốn xích mích gì với bà. Nhất là sắp tới tôi nhảy ổ, tôi rất cần có bà giúp đỡ. Lam cũng động viên tôi, sức khỏe của 2 mẹ con là quan trọng nhất, bà nói sao cũng cứ bỏ ngoài tai thôi.
Nhưng điều khiến cảm thấy bực nhất bà đi rêu rao với tất cả mọi người rằng thương tôi, yêu quý tôi như con đẻ. Từ ngày về làm dâu, tôi không phải động tay động chân việc gì và coi tôi như đứa đã không công việc còn không biết điều vậy.
Tôi sẽ nhịn thôi, nếu như không có 1 tháng ở cữ ấy. Bà cho tôi ăn dưa cà mắm muối đúng nghĩa. Mỗi lần bà bê mâm cơm lên chỉ thấy lèo tèo 2 - 3 miếng thịt, thêm tô canh rau ngót còn đâu là đậu, là muối lạc. Tôi ngán ngẩm than với Lam thì bà càng ghét hơn, cho tôi ăn cơm nát với muối vừng. Cuối cùng, tôi lựa chọn cách âm thầm nhờ chồng mua đồ ăn giấu ở trong phòng.
Một chiều nọ, có mấy bà dì họ tới chơi. Sau khi thăm tôi, mọi người ra phòng khách ngồi uống nước. Lúc này, mẹ chồng tôi lại tiếp tục bài ca yêu thương con dâu như con đẻ. Nào đã hết, mọi người còn hùa vào bảo tôi sướng không biết hưởng, được voi đòi tiên.
Tôi ấm ức quá, liền bê mâm cơm cữ ăn dở của mình ra, nhưng nhẹ nhàng bảo mẹ chồng:
- Mẹ cháu chăm cháu lắm các dì ạ. Cháu ở cữ cả tháng trời này, thích ăn gì mẹ cháu nấu cho món đó. Mà cháu thì thương mẹ, chỉ ăn thịt luộc, trứng luộc với canh rau ngót thôi cho mẹ khỏi mất công.
Lúc này, mẹ chồng tôi sững sờ, bà còn đỏ mặt. Các bà dì họ thì hùa vào khen tôi biết điều, nhưng không quên căn dặn mẹ chồng tôi phải ép tôi ăn nhiều món cho có sữa. Mẹ chồng tôi chỉ cười gượng gạo, có lẽ bà cũng hiểu ý của tôi sau câu nói vừa rồi...
Theo Afamily
Khi biết bọc tiền trong két sắt bị tráo đổi, tôi lập tức hỏi chồng nhưng sốc nặng trước câu trả lời không thể đau đớn hơn từ anh Nhìn số tiền tích cóp 7 năm bị tráo đổi, tôi bất ngờ, sốc và bàng hoàng vô cùng. Vợ chồng sống với nhau 7 năm trời, tôi chưa từng nghĩ rằng sẽ có ngày mình phải ra toà ly hôn. Vậy mà giờ phút này đây, tôi không biết liệu đó có phải một quyết định đúng đắn hay không nữa. Từ...