Bà nội trợ khoe chuẩn bị trồng rau cho cả nhà, nhưng nhìn hình ảnh dân mạng “bóc phốt” lỗi sai tệ hại chắc chắn thất bại 100%
Cách trồng này là sai lầm không loại rau nào có thể phát triển được, thậm chí bị úng ngập rồi chết.
Có một vườn cây tại nhà là mơ ước của nhiều người, nhưng không phải gia đình nào cũng có mảnh đất rộng rãi. Thay vì trồng trong vườn, có người cũng tự trồng cây trong chậu, hộp xốp hay các dụng cụ khác. Việc trồng cây này hiện tương đối phổ biến, nhất là ở các thành phố khi diện tích đất không có nhiều. Kích cỡ các thùng, hộp để trồng cây có thể bố trí vừa ở khu vực ban công, hiên nhà…
Mới đây, một bà nội trợ chia sẻ hình ảnh chuẩn bị các chậu để trồng rau. Tuy nhiên thay vì mua chậu cây chuyên dụng, bà nội trợ này tận dụng các xoong, nồi, chảo đã hỏng và cho đất vào. Bức ảnh đã nhận được hơn 12.000 like trên mạng xã hội. Không phải vì cư dân mạng khâm phục sự sáng tạo mà đa số ý kiến lắc đầu ngao ngán về cách trồng này.
Nếu trồng theo cách này thì dù có chăm bẵm bao nhiêu cây cũng khó phát triển, thậm chí đất quá nghèo dinh dưỡng nên rau không có cơ hội sống. Nguyên nhân xuất phát từ ly do đất quá nông. Chưa kể những dụng cụ trồng cây nầy không có lỗ thoát nước càng khiến cho cây bị úng nước và thối rễ rồi chết.
“Đất nông quá, nếu như bạn trồng 1 cây nhỏ thì được, nếu trồng nhiều cây thì phần rễ không phát triển được. Bạn nên ra mua loại chuyên trồng rau, cây có lòng sâu thì rễ mới phát triển được, chỉ mức giá 40.000 đồng – 50.000 đồng/dụng cụ thôi”, một người chỉ rõ.
Video đang HOT
Có người lại cho hay: “Cây trông vào mấy xoong, nồi này chẳng mấy chốc mà bị úng rồi chết. Vì nước đổ bao nhiêu vào chậu ở trong chậu trồng, không có chỗ thoát ra ngoài thì chắc chắn cây sẽ chết. Bạn phải kiếm chỗ cho thoát nước ra nữa”.
Những dụng cụ trồng cây kiểu này chỉ hợp với loại rau mầm nhỏ. Kinh nghiệm chuẩn bị chậu trồng rau là cần chuẩn bị chậu tương ứng loại cây.
- Ví dụ rau xà lách, rau dền, rau muống, cải… cần chậu cao 12-15cm, đất 10-12cm.
- Các loại củ như khoai tây, cà rốt cần trậu cao trên 20cm.
- Các loại đậu cove, cà chua, cà tím phải có độ cao 30cm, với thùng xốp 30×35x50cm.
- Những loại cây như bắp cải, súp lơ, su hào, dưa leo, dưa hấu, dưa lưới… bạn nên dùng các loại chậu lớn hơn, nếu là thùng xốp thì có kích thước 40×70x50cm.
Bà nội trợ khoe mâm cơm 19.000 đồng mà đầy đủ đồ ăn, chị em tranh cãi không biết thật hay bịa đặt câu like
Mâm cơm đơn giản nhưng có tới 4 món làm cho không ít chị em thật sự bất ngờ.
Những bữa cơm đủ chất, nhiều món, đảm bảo dinh dưỡng nhưng giá rẻ và chi phí ít nhất là điều được các chị em quan tâm. Bởi, việc chi tiêu thế nào trong một tháng là điều khiến các bà nội trợ đau đầu. Từ đó, chuyện tính toán làm sao để mua đồ ăn cho cả nhà song vẫn không bị âm tiền là điều rất quan trọng.
Mâm cơm chỉ tốn 19.000 đồng nghe đúng như một câu chuyện đùa làm cho các cư dân mạng xôn xao. Bà nội trợ chia sẻ hình ảnh mâm cơm này là một người đang sống ở vùng ngoại thành Hà Nội. Người chia sẻ viết: "Bữa cơm đơn giản với khẩu phần ăn cho 2 người gồm 2.000 đồng rau, 5.000 đồng đậu phụ, 2.000 đồng sung, 5.000 lòng mề và 3.000 giá (giá tự làm chưa đến 1 lạng đỗ)". Bà nội trợ này cho hay, sau khi mua rau còn được cho thêm hành, rau chia làm 3 phần và lấy một phần để nấu trước, 10.000 đồng/kg sung nên mua 2.000 đồng không phải cân.
Số đồ ăn này được mua vào buổi sáng và các món được chế biến thành bữa trưa. Bà nội trợ này cam kết tất cả các món ăn và giá là thật 100%.
Tuy nhiên, vì mức chi phí quá rẻ nên không ít người tỏ ra hoài nghi và khẳng định không thể có chuyện rẻ đến như vậy được. Có ý kiến bình luận còn đặt nghi vấn nguyên liệu có thể từ 10 năm trước, chứ không phải mua của năm 2020.
Có bà nội trợ chia sẻ: "Rau ít nhất bây giờ 10.000 đồng mới bán, ra chợ mua 2.000 đồng tiền hành, ngò cũng không có ai muốn bán rồi, đậu 5.000 đồng/miếng thì chỗ đó phải 15.000 đồng".
Thế nhưng các ý kiến này ngay lập tức đã bị một số bà nội trợ "phản pháo" và khẳng định mâm cơm có giá rẻ như vậy là hợp lý không có gì sai.
Vì người chia sẻ hình ảnh mâm cơm sống ở quê nên giá các mặt hàng trong đó có thực phẩm rẻ hơn ở thành phố. Trong khi đó, theo hình ảnh thì rau được mua cả mớ về chia ra, đậu phụ ở quê 5.000 đồng được hẳn 2 miếng, sung ở quê được muối rồi đưa đi bán thì mức giá cũng rẻ đến mức có thể vừa bán vừa cho.
Một bà nội trợ khẳng định, mức giá đó ở quê là hợp lý. "Ở quê bó rau muống chỉ 5.000 đồng ,mề gan 5.000 đồng, một số loại rau khác 7.000 đồng - 8.000 đồng/mớ thôi", bà nội trợ này khẳng định.
Một người khác cũng lên tiếng bênh vực và cho rằng hiện 1.000 đồng/mớ rau ở quê. Còn rau mùng tơi chỉ 2.000 đồng/mớ... Hiện nay, thịt có thể có mức giá cao còn giá rau ở các vùng quê lại rẻ và hoàn toàn không hề có ai phản ánh là đắt.
Kinh nghiệm để có được bữa cơm giá hợp lý là bà nội trợ nên so sánh mức giá giữa các chợ, hoặc mức giá giữa các quầy hàng trong chợ và đi chợ đầu mối vào buổi sáng sớm sẽ có được mức giá rẻ hơn so với các chợ bán buôn.
Kinh nghiệm chi tiêu 3 triệu mùa dịch để tiết kiệm được 7 triệu/tháng, người vợ trẻ cuối tháng vẫn là "phú bà" dù chồng đang thất nghiệp, nhà nợ ngân hàng Nhà có 4 người nhưng bà nội trợ này nhờ kinh nghiệm chi tiêu cực tiết kiệm mùa dịch mà đã để ra được 7 triệu đồng/tháng. Trước đây, nhà chị Nguyễn Thị Huế, 35 tuổi ở Xa La, Hà Đông, Hà Nội thường chi tiêu dè xẻn nhất cũng hết 10 triệu đồng. Gia đình nhà chị gồm có 2 vợ chồng...