Bà nội trợ Hà Nội tiết lộ 5 mẹo chọn gạo quê mới, thơm dẻo mà không thể nhầm lẫn với gạo chứa hóa chất
Gạo luôn là một thực phẩm phổ biến của mỗi gia đình. Vì thế đi tới bất cứ chợ to, nhỏ nào, cũng sẽ thấy có rất nhiều tiểu thương bày bán loại thực phẩm này.
Thế nhưng ngày càng có nhiều bà nội trợ e dè khi mua gạo về ăn. Bởi thực tế, để bảo quản gạo được lâu hơn, không bị mốc mọt, nhiều người bán đã tẩm hóa chất và chất chống ẩm mốc xung quanh bao gạo.
Chưa hết, nhiều người bán gạo còn ướp hương liệu lên một số loại gạo để tạo nên mùi thơm hấp dẫn. Song những chất hóa học này lại cực kỳ có hại khi ăn gạo hàng ngày và bị tích tụ vào cơ thể.
Là một bà nội trợ ở Hà Nội, nhưng chị Trịnh Thị Loan, 40 tuổi (Trường Chinh, Hà Nội) thường xuyên đặt mua thóc của những người thân ở quê Thái Bình. Sau đó, chị nhờ sát gạo sẵn rồi gửi xe lên Hà Nội mỗi 2-3 tháng/lần.
Gạo quê khi ngửi sẽ thấy chúng có mùi thơm tự nhiên của cám gạo. Nhưng còn gạo chứa hóa chất khi ngửi sẽ thấy mùi thơm của hương liệu, nếu để lâu còn bị mất mùi.
Theo chị Loan cho biết, chị không dám mua gạo sát sẵn ở Hà Nội. Bởi chị e ngại chất lượng của những loại gạo này không đảm bảo: “ Một vài lần bị nhỡ chuyến xe nên người ở quê chưa gửi gạo lên kịp. Bởi thế mình mua tạm 1-2 kg gạo ở ngoài về nấu. Nhưng nấu xong còn thừa cơm nguội, để cả ngày trời nóng nực mà cơm không hề có dấu hiệu ôi thiu. Cả nhà thử để thêm 2 ngày sau, gạo vẫn như vậy. Thế nên chắc trong gạo phải có hóa chất thì mới giữ được lâu đến thế. Thế này mà cứ ăn chúng vào cơ thể thì có ngày bùng phát thành bệnh ung thư mất. Từ đó nhà mình không bao giờ mua gạo bên ngoài về ăn kể cả là có nhỡ bữa”.
Chia sẻ về cách nhận diện gạo chứa hóa chất và gạo quê, chị Loan cũng khoe: “ Thực tế, chịu khó quan sát 1 chút là người bình thường không sành như mình cũng có thể phân biệt gạo quê với gạo chứa hóa chất. Ví như gạo quê khi ngửi sẽ thấy chúng có mùi thơm tự nhiên của cám gạo.
Nhưng còn gạo chứa hóa chất khi ngửi sẽ thấy mùi thơm của hương liệu, nếu để lâu còn bị mất mùi. Nhất là khi nấu, gạo quê cơm sẽ dẻo, ngon, vị ngọt nhẹ. Còn gạo chứa hóa chất có thể chứa mùi vị lạ, hạt bở, không dẻo. Nhất là khi nhìn hạt gạo quê sẽ đều, căng, không bị vỡ, chạm vào thấy cám dính trên tay. Còn gạo chứa hóa chất bóng, trắng tinh”.
Nhìn hạt gạo quê sẽ đều, căng, không bị vỡ, chạm vào thấy cám dính trên tay. Còn gạo chứa hóa chất bóng, trắng tinh.
Bà nội trợ này cũng cho rằng, nếu muốn chọn gạo quê thơm ngon thì cần nhớ nằm lòng những lưu ý sau:
1. Để ý đến ngày sản xuất trên bao bì
Video đang HOT
Thông thường, bạn nên chọn mua gạo mới là tốt nhất. Nếu chọn mua gạo cũ hay thóc cũ để trong kho lâu sẽ giảm thơm ngon. Do đó, khi mua gạo, nên đặt mua gạo mới và chú ý đến ngày sản xuất ghi trên bao bì, nếu gạo càng mới thì càng ngon.
Nên mua gạo vào đúng mùa gặt để đảm bảo gạo mới và thơm dẻo
2. Ngửi mùi thơm của gạo dịu nhẹ và thơm tự nhiên
Mỗi lần mua gạo, bạn nên chọn những loại gạo mà khi ngửi có mùi thơm tự nhiên của cám gạo dịu nhẹ, không quá nồng nặc. Nếu như có mùi hương nồng nặc, bạn nên cảnh giác vì có thể là gạo đã bị tẩm hóa chất, không tốt cho sức khỏe.
3. Hình dáng của gạo mới sẽ mẩy, còn nguyên phôi trắng và ít hạt vỡ
Với những mẻ gạo mới, hầu hết bà nội trợ sẽ thấy những hạt gạo trông mẩy, còn nguyên phôi trắng và ít hạt vỡ và thơm tự nhiên. Nhưng nếu thấy hạt gạo trắng sáng khác lạ, bất thường thì không nên chọn vì có thể đây là gạo đã bị tẩy trắng.
4. Nên mua gạo vào đúng mùa gặt
Để ăn gạo quê ngon và đảm bảo đó là gạo mới, bạn nên mua gạo vào đúng mùa vừa gặt. Gạo mới ăn thơm ngon, dẻo bùi. Nước vo gạo màu sữa, cơm nấu lên tỏa mùi thơm của cám rất dễ chịu.
5. Chỉ mua gạo ở những địa chỉ uy tín với giá cả hợp lý
Nếu không có người thân ở quê, bạn có thể chọn mua gạo ở những đại lý bán hàng uy tín để đảm bảo chất lượng nhất.
Cơm nấu lên tỏa mùi thơm của cám rất dễ chịu.
Ngoài ra, tùy theo từng loại gạo quê khác nhau mà có giá khác nhau. Thông thường gạo quê loại 1 (Hạt thon nhỏ 4-5mm, thơm dẻo, ngọt cơm) có giá khoảng 25.000đồng/kg. Những loại gạo đặc biệt (Hạt thon dài 7-8mm, thơm dẻo, ngọt cơm, hạt cơm đẹp, giàu chất dinh dưỡng) có giá khoảng 35.000 ngàn đồng/kg. Riêng với những gạo hữu cơ xát dối nguyên cám là: 65.000 ngàn đồng/kg.
Theo nhipsongviet
Nhan nhản cá chép nuôi "gắn mác" cá chép sông tự nhiên: Người bán cá chợ đầu mối tiết lộ cách chọn cá chép quê "không lệch con nào"
Nắm bắt được tâm lý thích ăn cá chép sông tự nhiên tươi ngon, an toàn, nhiều tiểu thương bán cá chép hám lợi vẫn sẵn sàng gắn mác "cá sông nuôi" thành "cá sông tự nhiên" xịn để lừa khách hàng.
Thời gian gần đây, tại các chợ đầu mối, chợ cóc hay chợ mạng, người rao bán cá chép khá nhiều. Đặc biệt, tiểu thương nào cũng khẳng định chắc như đinh đóng cột đó là những chú cá chép quê được thả tự nhiên ở ao hồ, các sông. Điều này khiến cho nhiều bà nội trợ e ngại.
Bởi hiện nay, diện tích ao hồ sông nước ngày càng bị thu hẹp, làm sao có quá nhiều cá chép tự nhiên? Hơn nữa, trong thực tế nhan nhản những câu chuyện nuôi cá chép và các loại thủy hải sản khác lạm dụng chất kháng sinh hoặc được bảo quản bằng cách tẩm ướp phân urê.
Chính vì điều này, để yên tâm ăn món cá quê, nhất là cá chép mà không lo sợ cá còn tồn dư những chất độc hại, nhiều người tiêu dùng chuyển sang săn lùng các loại cá chép sông tự nhiên vì nghĩ sẽ thơm ngon, an toàn hơn hẳn so với cá chép nuôi.
Cá chép sông thả tự nhiên giờ cực hiếm, người bán cá thi thoảng cũng mới thu mua được 1 mẻ về bán
Song nắm bắt được tâm lý này, nhiều tiểu thương bán cá chép hám lợi vẫn sẵn sàng gắn mác "cá sông nuôi" thành "cá sông tự nhiên" xịn để lừa khách hàng. Thực tế tại các chợ hay trên chợ mạng, các loại cá chép nuôi được rao bán khá nhiều.
Nhưng tất cả các chủ hàng đều khẳng định rằng cá chép mình bán là cá ao, cá sông tự nhiên, cá được dân dùng lưới đánh bắt từ sông Đà... Hầu như chẳng một ai nhận mình bán cá sông nuôi.
Tại chợ đầu mối Hà Đông, chị Lê Thị Hà ở Hà Trì, Hà Đông vừa bỏ ra số tiền hơn 100 ngàn đồng để sở hữu chú cá chép được quảng cáo là cá chép đồng 1,4 kg về nhà.
Song khi hỏi về cá chép này có thực sự là cá chép quê không, chị Hà cho rằng, đây chỉ là cá chép nuôi. Vì cá chép nuôi mới có giá 70.000 đồng/kg.
Bà nội trợ này kể lại: " Có nhu cầu mua cá, mình đi tới hàng cá chép thì thấy những người bán chào mời đây là cá chép nuôi sông tự nhiên, chỉ còn mấy con. Vì thế mình vào xem thử. Song mình cũng thừa biết cá chép này chỉ là cá nuôi. Về nấu canh dưa cá, mình thấy rõ khi hương vị, chất lượng không ngon ngọt như cá chép đồng tự nhiên".
Chị Hà cũng bức xúc: " Đi chợ như mình nhiều khi toàn bị mất tiền oan khi mua cá và các loại tôm, cua, ghẹ khác. Ai cũng nói đó là hàng ngon. Nhiều khi người mua như mình sẵn sàng trả giá cao để mua đúng cá tôm quê, thả tự nhiên ở ao hồ, sông. Nhưng vẫn nhiều lần phải ngậm trái đắng vì mua tốn nhiều tiền mà vẫn sở hữu tôm cá kém chất lượng".
Những chú cá chép sống ở sông, hồ, ao được đánh bắt tự nhiên thì thân của chúng cứng, phần bụng nhỏ.
Chia sẻ về điều này, cô Minh, 55 tuổi - một người bán cá ở chợ 365 nhận định: Những năm trước, nếu đi thu mua cá chép ao, hồ, sông thì vẫn có. Lượng cá chép quê này chiếm khoảng 10-20% số hàng về mỗi đêm. Song hiện nay, diện tích đồng ruộng, sông suối ngày càng thu hẹp, tôm cá bị khai thác cạn kiệt nên thời gian qua, cá đồng nói chung và cá chép quê rất hiếm.
Chính bởi thế, người bán cá này khuyên khi đi mua tôm cá cua ếch đồng, nhất là cá chép đồng, người tiêu dùng cần nhận dạng đúng, tránh mua nhầm, không có chuyện đâu đâu cũng bày bán cá chép đồng?
Tiểu thương bán cá lâu năm ở chợ này còn tiết lộ cách phân biệt, nhận dạng cá chép sống tự nhiên với cá chép nuôi: " Những chú cá chép sống ở sông, hồ, ao được đánh bắt tự nhiên thì thân của chúng cứng, phần bụng nhỏ. Nhất là nếu chúng đang chửa, có trứng sẽ càng dễ nhận biết. Bởi trứng của cá chép đồng nằm sát đáy bụng trong khi cá nuôi trứng nằm hết ở bụng trên. Ngoài ra, cá chép sông da hơi vàng, da bụng hồng. Còn cá chép nuôi có bụng to hơn, thân ngắn và thân màu trắng".
Trứng của cá chép đồng nằm sát đáy bụng trong khi cá nuôi trứng nằm hết ở bụng trên. Ngoài ra, cá chép sông da hơi vàng, da bụng hồng.
Ngoài ra, cô Minh cũng hướng dẫn cách bà nội trợ có thể phân biệt cá chép nuôi hay cá sông bằng mắt thường.
Thông thường cá nuôi theo lứa, khi đi mua sẽ thấy các con cá chép tương đối bằng nhau về cân nặng. Nếu nhìn vào một chậu cá của người bán, người tiêu dùng thấy cùng một loại cá chép mà các con cá đều nhau thì phần lớn là cá nuôi.
Hoặc khi đi mua cá chép, có thể dựa vào địa lý, nếu chợ nào gần sông, hồ nhiều thì thi thoảng cũng có thể có cá chép sông.
Bên cạnh đó, khi nhìn vào chậu cá bán ở chợ, nếu cá chép nào bơi chậm, lờ đờ thì đó cũng là cá nuôi. Bởi cá chép tự nhiên do sống trong ao, hồ rộng rãi nên sẽ bơi nhanh và khỏe.
" Khi mua phải cá chép nuôi về chế biến, người tiêu dùng càng thấy rõ. Bởi về độ ngon, thơm thì cá sông hơn hẳn. Nguyên nhân do cá ăn thức ăn tự nhiên. Không như cá chép nuôi, chỉ ăn một số loại thức ăn mà người chủ cho và thường được trộn thêm các loại thức ăn nhằm tăng trọng, nuôi trong một ao nhỏ. Chưa kể, nhiều khi người nuôi cũng sẽ phun thuốc phòng và chữa một số bệnh của cá. Vì thế nếu quá trình chuyển hóa thuốc kháng sinh này trong cá chưa hết, thì ít nhiều sẽ tồn dư và người có thể ăn vào", người bán cá này nói.
Khi chế biến, cá chép đồng sẽ rất chắc thịt, giòn và thơm ngon
Cuối cùng, giá bán cá chép cũng có thể tiết lộ phần nào về giá trị của cá tự nhiên hay cá nuôi: " Cá sông tự nhiên thường có giá cao hơn gấp 2 lần so với giá cá chép sông nuôi. Ở chợ, cá chép nuôi được bán phổ biến ở mức 60-70 ngàn đồng/kg. Thế nhưng nếu là cá chép đồng thật sự, chúng tôi sẽ bán với giá 110-120 đồng/kg. Dù có mức giá vậy nhưng cá chép đánh bắt tự nhiên vẫn khá hiếm, không phải lúc nào cũng có hàng cung cấp đủ cho khách. Vì thế bà nội trợ mua cá chép phải hết sức cảnh giác vì dễ mua phải cá chép nuôi được gắn mác cá sông tự nhiên".
Minh Anh
Theo nhipsongviet
Học lỏm 7 mẹo dọn nhà cửa cực đỉnh của người Nhật, áp dụng đúng cách bà nội trợ giảm hẳn 1/3 sức lao động Theo suy nghĩ của người Nhật, dọn nhà cũng cần tư duy logic. Chỉ bỏ ra thời gian ít ỏi nhưng sẽ khiến mọi thứ bày bừa phải ngăn nắp về đúng chỗ quy định. Công việc dọn dẹp nhà cửa vẫn thường được các bà nội trợ gọi với cái tên công việc "không tên". Bởi lẽ, có quá nhiều thứ phải...