Bà nội khó tính trong “Cô Dâu 8 Tuổi” ngày càng “ngầu”
Là nhân vật bị ghét nhất phim nhưng bà Dadisa dần chinh phục khán giả theo dõi “ Cô Dâu 8 Tuổi” vì bà còn “răn dạy” những tư tưởng ngày một tiến bộ của mình.
Đối với những khán giả theo dõi bộ phim truyền hình Cô Dâu 8 Tuổi, có lẽ bà nội chồng của nữ chính Anandi – bà Kalyahi Devi – là nhân vật khó chịu và đáng ghét nhất phim. Trong mọi tình huống, bà Kalyahi luôn tỏ rõ thái độ trọng nam khinh nữ. Bà thường xuyên khen ngợi cậu cháu trai Jagdish cũng như “dìm hàng” cô cháu dâu đáng thương. Tuy nhiên trong gần 2.000 tập đã phát sóng, bà đã dần thay đổi và có những tư duy cởi mở và tiến bộ hơn. Dưới đây là 5 điểm “thăng cấp” của nhân vật này trong Cô Dâu 8 Tuổi.
1. Từ “bà già xéo xắt”, trở thành người bà yêu thương cháu dâu
Từ mấy trăm tập đầu của Cô Dâu 8 Tuổi, bà Kalyahi Devi đã khiến người xem phẫn nộ bởi hành động coi thường cô cháu dâu Anandi. Không những thế, bà còn từng suýt hại chết nữ chính chỉ vì muốn Anandi buộc phải tuân thủ theo mọi yêu sách của mình. Ngay cả khi muốn cháu dâu sinh cho mình một đứa cháu trai, bà Dadisa cũng phải buông vài câu chế nhạo Anandi thì mới thấy… yên lòng.
Tuy nhiên, trong suốt quá trình sống cùng Anandi, bà Kalyahi dần nhận ra những điểm đáng mến ở cô. Cũng nhờ Anandi, bà cũng chú ý đến hai cô cháu dâu còn lại – những người luôn lặng lẽ mỗi khi bị bà khiển trách nặng lời. Dần dần, bà Kalyahi thấy mình đã sai trong cách hành xử và yêu thương các cô cháu dâu hơn.
2. Khiến khán giả nhận thức được nạn tảo hôn là vấn đề đáng lên án
Nạn tảo hôn là một trong những chủ đề chính được đề cập đến trong nội dung của bộ phim truyền hình Cô Dâu 8 Tuổi. Tác phẩm phần nào tái hiện được đời sống của những cô dâu nhỏ bị ép phải kết hôn sớm trong xã hội Ấn Độ hiện đại. Nhà sản xuất cũng muốn cảnh tỉnh người dân về hậu quả mà tảo hôn để lại đối với các em gái còn đang trọn độ tuổi cắp sách đến trường. Với Cô Dâu 8 Tuổi, sau khi trải qua một vài biến cố trong gia đình, bà Kalyahi đã nhận thức được việc tảo hôn là hành động trái pháp luật và cũng là một tội ác!
Video đang HOT
3. “Cưng” cháu đều nhau: Dù trai hay gái cũng là cháu mình!
Đối với những người cổ hủ và gia trưởng như bà Kalyahi, không quá bất ngờ khi bà luôn ép cháu dâu mình phải sinh bằng được con trai “nối dõi tông đường”. Bà Kalyahi rất gay gắt về vấn đề này cũng như tạo áp lực lớn lên Anandi khi cô trưởng thành. Thế nhưng, khái niệm bình đẳng giới cũng dần xuất hiện trong suy nghĩ của bà. Bà Kalyahi bắt đầu dừng việc cầu cháu trai và cùng cả gia đình đón chào thành viên mới của gia đình – cô con gái nhỏ của Ganga. Để mừng việc cháu gái ra đời, bà còn chuẩn bị những món ăn ngon để mời tất cả người dân trong làng.
4. Con gái cũng cần học vấn
Trước đó, người xem từng cảm thấy vô cùng ức chế khi bà Kalyahi “cổ vũ” cho nạn thất học ở phụ nữ và chế nhạo Anandi vì cô…học giỏi. Thế nhưng một lần nữa, Anandi lại trở thành nhân tố làm thay đổi suy nghĩ của tất cả người dân trong làng. Cô còn khiến bà Kalyahi phải suy nghĩ lại. Trong mấy trăm tập tiếp theo, bà Kalyahi bắt đầu muốn học đọc, học nhận mặt chữ viết. Bà còn ủng hộ những người ở độ tuổi “gần đất xa trời” như mình đến trường học.
5. Bà càng già càng “ngầu”!
Nếu có bất cứ chuyện gì xấu xảy ra với một trong những thành viên nữ của gia đình, bà Kalyahi không ngại chĩa khẩu súng trường về phía đối tượng “gây án” và ngay lập tức hạ gục kẻ xấu. Để bảo vệ lẽ phải, bà sẵn sàng đặt sự tự tôn của mình sang một bên thay vì suốt ngày ngẩng mặt lên trời cầu: “Thần linh ơi!” như những tập đầu.
Từ ngày 27/6 sắp tới, phía nhà đài tại Việt Nam sẽ tăng cường phát sóng mỗi ngày 2 tập phim. Vì thế khán giả Việt sẽ có thể “cày” phim nhanh chóng thay vì chán nản vì độ dài lê thê gần 2.000 tập như bản gốc được chiếu “nhỏ giọt” tại Ấn Độ.
TheoHaylee / Trí Thức Trẻ
Sao Ấn Độ kể chuyện sướng khổ khi đóng phim hàng nghìn tập
Màn ảnh nhỏ Ấn Độ có không ít tác phẩm kéo dài hàng trăm, nghìn tập, các diễn viên được nhiều lợi ích nhưng cũng không ít khó khăn với thể loại phim này.
Lợi ích khi đóng phim truyền hình dài tập
Xu hướng trong phim truyền hình ở Ấn Độ xoay vòng liên tục, dẫn đến việc dàn diễn viên có thể bị thay thế hoặc bộ phim bị dừng chiếu chỉ sau vài tuần. Vì vậy, với các diễn viên, việc duy trì vai diễn là khá quan trọng, đặc biệt nếu đó là bộ phim đầu tiên họ tham gia.
Shashank Vyas -vai Jagya trong phim "Cô dâu 8 tuổi"
Danh tiếng và tài chính đảm bảo là những lợi ích chính của các diễn viên khi tham gia vào một bộ phim dài tập. Shashank Vyas - người đóng vai Jagya trong phim Balika Vadhu (Cô dâu 8 tuổi) trong suốt 5 năm, chia sẻ rằng vai diễn đầu tay này giúp anh có được lượng fan đông đảo."Đó là một thành quả khi nhân vật của bạn nổi tiếng, có cả trăm bộ phim truyền hình nhưng bạn là người nổi bật trong số ấy. Trước đó, tôi từng gặp bế tắc về hình ảnh, nhưng giờ thì không nữa rồi. Từ những vai diễn đầu, bạn có thể khám phá và định hướng bản thân", Shashank Vyas cho biết.
Deepika Singh trong phim "Diya Aur Baati Hum" (Vợ tôi là cảnh sát)
Với Deepika Singh - ngôi sao phim Diya Aur Baati Hum (Vợ tôi là cảnh sát) trong 4 năm, phim dài tập giúp cô tự tin và cải thiện dần diễn xuất. Ngay cả Hina Khan - người đẹp của series Yeh Rishta Kya Kehlata Hai cũng cảm thấy may mắn khi có 6 năm đồng hành cùng bộ phim. "Có rất nhiều diễn viên phải chật vật với công việc và hàng tháng có rất nhiều bộ phim bị dừng chiếu" - Hina nói.
Mặt trái khi quay phim dài hơi
Gắn bó với một bộ phim suốt vài năm trời là điều không dễ dàng với các diễn viên Ấn Độ, từ đó cũng nảy sinh nhiều khó khăn.
Trải qua hàng trăm, nghìn tập phim, diễn viên được khán giả nhớ mặt biết tên nhưng lại là qua nhân vật của họ. Deepika Singh chia sẻ có những khi, người xem chỉ nhớ về vai diễn và thậm chí không biết đến tên thật của cô. Quay phim liên tục cũng khiến các nữ diễn viên khó giữ gìn được nhan sắc.
Deepika tiết lộ: "Chúng tôi làm việc liên tiếp 28 ngày mỗi tháng, không có ngày nghỉ nào, ngay cả khi ốm đau. Rất may là nhờ ở gần phim trường, tôi tiết kiệm được thời gian di chuyển. Mỗi tối, khi tôi hoàn tất vệ sinh cá nhân ở nhà thì nhân viên massage mới đến, lúc đó là sau 11 giờ đêm. Vì thế, để giữ làn da khỏi bị mụn thật khó, khi quay phim chúng tôi phải trang điểm và tiếp xúc với ánh đèn chiếu khá mạnh".
Deepika Singh
Cũng vì dành toàn bộ thời gian cho bộ phim đang quay nên các diễn viên không thể nhận thêm dự án. Hina đã từ chối các lời mời tham gia các chương trình truyền hình thực tế và điện ảnh."Tôi không thể để bộ phim của mình bị ảnh hưởng" - Hina nói.
Nữ diễn viên Disha Vakhani có 7 năm gắn bó với series phim hài nổi tiếng Taarak Mehta Ka Ooltah Chashmah bày tỏ thêm: "Có những lúc bạn không coi trọng nhân vật của mình, nó sẽ làm ảnh hưởng đến diễn xuất của bạn".
Tina Dutta đảm nhận vai Iccha trong series Uttaran suốt 6 năm bộc bạch: "Rất nhiều bạn bè khuyên tôi nên thử dự án khác, nhưng tôi chưa bao giờ thấy nhàm chán với bộ phim của mình. Ngay cả khi khi khi ngất xỉu và nhập viện, tôi vẫn phải đi quay hình vào ngày hôm sau".
Theo Hạ Vũ / Trí Thức Trẻ
Phim Hàn thoái trào, phim Ấn Độ lăm le chiếm ngôi Ngày càng có nhiều phim Ấn Độ được trình chiếu trên các kênh truyền hình của Việt Nam, dù cho phim nào cũng kéo dài tới mấy trăm tập, thậm chí gần 2.000 tập như "Cô dâu 8 tuổi". Cuộc hoán đối giữa phim Hàn và Ấn Độ Phim Hàn Quốc từng "làm mưa làm gió" tại rất nhiều nước châu Á, trong...