Bà nội đối xử bạc bẽo vì cháu “quai không giống giỏ”
Mẹ chồng tôi sau một hai lần cố tình lên phòng con dâu xem mặt cháu thì sau đó đã không thèm bế cháu nội thêm lần nào nữa. Bà bảo: “ Sao nó chả giống bố 1 điểm nào thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào”.
Đọc những hoàn cảnh trên mục tâm sự của nhiều chị em khác, tôi chợt nhận ra kiếp làm dâu đa phần giống nhau cả Đông Hà ạ. Người phụ nữ trót gặp phải bà mẹ chồng bảo thủ khổ muôn bề. Có lẽ, các bà mẹ chồng cũng có tâm lý muốn trả thù lại tháng này làm dâu khổ ải trước đây đấy mà.
Tôi rất thông cảm với cảnh Ngưu Lang – Chức Nữ của vợ chồng bạn. Phụ nữ không có chồng bên cạnh dễ chông chênh lắm. Nhất là bạn đang bị nỗi oan khó giải.
Nhưng bạn đừng vì sự hiểu lầm nhất thời của mẹ chồng mà bỏ đi máu mủ của mình. Con cái là món quà tuyệt diệu nhất mà người phụ nữ được ban tặng.
Hơn nữa, bây giờ bà mẹ đơn thân nhiều lắm. Bạn hãy nghĩ tới con đường đó. Nếu mẹ chồng đẩy bạn đến đường cùng.
Tôi cũng đã chịu nỗi uất ức vì con tôi không giống bố. Cho dù tôi cũng chẳng gây nên tội tình gì. Nhưng mẹ chồng luôn quy chụp tôi đã cắm sừng lên đầu con trai bà.
Bà bảo: “Sao nó chả giống bố nó 1 điểm gì thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào”.
Thời khắc hạnh phúc của tôi tắt hẳn vào đúng ngày con tôi chào đời. Con gái tôi trông ngăm đen, mũi tẹt, mắt một mí. Đúng là con tôi không được thừa kế điểm đẹp nào từ bố. Ngược lại, con gái giống tôi từ chân tơ kẽ tóc.
Mẹ đẻ tôi lên chăm con gái đẻ đã nhiều lần bế cháu ngoại hát ru: “Con gái giống mẹ thì khó ba đời đó con ơi”. Bà lo cháu sẽ bị nhà nội ghẻ lạnh. Ai ngờ điều đó đã ứng nghiệm thật.
Video đang HOT
Mẹ chồng tôi sau một hai lần cố tình lên phòng con dâu xem mặt thì sau đó đã không thèm một lần bế cháu nội thêm lần nào nữa. Bà bảo: “Sao nó chả giống bố nó 1 điểm gì thế. Hai bố con cứ như người dưng ấy. Chẳng biết nó là của nợ của thằng nào”. Từ đó, bà ghét cháu sơ sinh ra mặt.
Đi tới đâu, hay có ai đến nhà chơi, bà cũng rêu rao về đứa cháu nhỏ “Chẳng giống ai ngoài giống con mẹ nó. Người ta thường bảo “Giỏ nhà ai quai nhà ấy, còn đằng này,… Chẹp!” Đến bữa cơm, bà thường ném vào mặt tôi cái nhìn sưng xỉa, ghẻ lạnh và chẳng bao giờ nhận trông cháu cho con dâu ăn cơm.
Nhưng có lẽ tôi vẫn tồn tại ở nhà chồng đến thời điểm này là do thu nhập của tôi cao hơn hẳn gấp 4 lần so với chồng. Thế nên bà vẫn giữ con dâu lại để đào mỏ? Song dù thế, bà vẫn luôn hoài nghi và đôi lúc không giấu nổi kìm nén còn nói những lời cạnh khóe ác khẩu.
Nhiều lần bực mình và muốn xóa tan nghi ngờ, tôi vài lần đề nghị mẹ chồng đưa cháu đi xét nghiệm ADN. Để bà chỉ việc đi, tôi bảo sẽ chịu chi phí cho việc này. Nhưng bà gằn lên: “Mày có tiền, mua kết quả nào mà chả được. Tao chẳng tin vào kết quả nào hết. Sự thật là con bé chẳng giống bố nó điểm nào cả”.
Chồng tôi lúc trước rất thương vợ. Nhưng cứ ngày đêm nghe mẹ chồng tác động, anh cũng đâm ra bán tín bán nghi con đẻ của mình. Nhiều lần, con trẻ chơi bẩn hoặc hư, anh nỡ giang tay đánh con đau điếng trong khi miệng không ngừng phỉ báng con với những từ như: “Cút đi, mày là con ai mà sao tao bảo mãi chẳng nghe hả trời?”…
Chẳng lẽ vì con gái giống mẹ, không giống cha mà tôi bị vu phản bội chồng sao?
Hiện, con gái tôi đã được 2 tuổi. Nhưng chỉ vì không có nét nào giống bố mà nó chưa bao giờ được bà nội bế bồng, chăm bẵm như nhiều đứa bé khác. Còn chồng tôi, anh nhiều lúc còn cộc cằn gằn mặt xưng hô “mày – tao” với con. Hình như từ “bố” khiến anh nghẹn cổ không nói được lên lời.
Tôi không thể ngờ một người cha lại đối xử như vậy với con gái mình. Phải chăng sự nghi ngờ vô cớ đã đè nặng lên cả tình phụ tử mất rồi?
Hai năm rồi mà nỗi oan của tôi chưa có lời giải. Hình như chồng và mẹ chồng tôi cũng chẳng có nhã ý muốn biết nó có là con cháu của họ không nữa. Chẳng lẽ vì con gái giống mẹ, không giống cha mà tôi bị vu phản bội chồng sao? Con tôi còn nhỏ tuổi, cháu nó sẽ còn thay đổi nhiều, có tội tình gì đâu mà đã phải chịu nỗi oan vô căn cứ chứ.
Cứ chỉ nghĩ đến điều này, tôi lại chạnh lòng cho con gái và sống mũi cay cay. Cứ sống thế này, chắc tôi chẳng bao giờ dám đẻ thêm một tập 2 nữa dù rằng rất muốn có 2 con. Tôi sợ tập 2 của tôi sinh ra “quai lại không giống giỏ” thì tội cho con lắm!
Theo VNE
Bị bạn trai rũ bỏ, bất đắc dĩ trở thành mẹ đơn thân
Có ai là không mong muốn 1 gia đình đủ đầy cả bố lẫn mẹ cho con mình? Có ai là không mong ước có người chồng kề cận chia sẻ vui buồn?
Người yêu không chịu nhận con
Năm nay Quỳnh mới 22 tuổi, vừa ra trường nhưng cô đã có con gái đầu lòng 3 tháng tuổi. Từ ngày mang thai đến giờ, cô luôn sống trong nước mắt và tủi hờn. Cũng chỉ bởi 1 lẽ, người yêu cô - Long, không chịu nhận đứa con cô mang. Tất nhiên, cũng chẳng mong hòng anh cưới cô.
Chuyện Quỳnh yêu Long cả 2 gia đình đều biết. Nhà Quỳnh cách nhà Long gần 50km và cô cũng đã về nhà anh chơi nhưng có vẻ bố mẹ Long không ưa cô lắm. Long không nói ra nhưng Quỳnh biết bố mẹ anh chê nhà cô nghèo. Khi chuyện xảy ra, cô thông báo cho người yêu thì Long bảo về xin ý kiến bố mẹ. Nhưng từ đó thái độ của Long cũng lạnh nhạt hẳn. Khi cái thai được 3 tháng mà anh vẫn ậm ừ rằng: "Gia đình anh đang bàn bạc".
Rồi Quỳnh nhận được 1 cuộc gọi từ mẹ của Long. Bà không 1 lời hỏi han, an ủi Quỳnh, chỉ lạnh nhạt: "Cô tốt nhất là không nên giữ cái thai đấy. Cho dù thế nào chúng tôi cũng không coi nó là cháu và cũng không chấp nhận 1 đứa con dâu như cô đâu!". Quỳnh chết đứng với lời lẽ lạnh như băng của mẹ người yêu. Cô gọi cho người yêu thì anh uể oải bảo: "Mẹ anh đã nói rồi đấy. Nếu em vẫn cố giữ thì đó là việc của em, không liên quan gì đến anh và nhà anh".
Quỳnh tuyệt vọng khóc hết nước mắt. Long nói như vậy nhưng cô vẫn quyết định giữ lại đứa con. Mặc dù được bố mẹ, anh em đằng ngoại yêu thương, bù đắp nhưng cô vẫn không hết tủi thân. Có ai là không mong muốn 1 gia đình đủ đầy cả bố lẫn mẹ cho con mình? Có ai là không mong ước có người chồng kề cận chia sẻ vui buồn?
Rồi Quỳnh cũng suy nghĩ thông suốt và cứng rắn hơn. Cô xác định mình sẽ là 1 bà mẹ đơn thân.
Ngày cô sinh, người yêu và gia đình bên đó cũng không ngó ngàng tới 1 lần. Nhà cô với nhà Long nào có xa xôi gì cho cam cơ chứ? Mặc dù ngoài mặt cứng rắn và tỏ ra mạnh mẽ nhưng trong lòng Quỳnh vẫn hi vọng gia đình có ngày đoàn tụ. Cô thương con ra đời mà không có sự ẵm bồng, chào đón của người cha.
Nhưng 3 tháng nay, có con bên mình làm cô thấy tâm trạng tốt lên rất nhiều. Chỉ cần nhìn con ngủ ngon giấc là Quỳnh thấy lòng thư thái, nhẹ nhõm hẳn. Cô cũng sẽ chẳng cần con người bội bạc kia nữa. "Thế này cô cũng thấy đủ hạnh phúc rồi" - Quỳnh nghĩ thầm.
Chỉ cần nhìn con ngủ ngon giấc là Quỳnh thấy lòng thư thái, nhẹ nhõm hẳn (Ảnh minh họa).
Làm mẹ đơn thân vì... gặp phải trai có vợ
Luyến năm nay đã 33 tuổi. Cái tuổi nó đuổi xuân đi, thời xuân sắc đã rất ít chàng nhòm ngó đến, đến giờ cô thực sự có thể được liệt vào hàng gái ế rồi. Ra trường, đi làm bao năm nhưng Luyến vẫn chưa thể tìm được bến đỗ nào khả dĩ cho mình.
Cô cũng không kén, nhưng khổ nỗi cô thuộc kiểu mà bàn dân thiên hạ gọi là "gái xấu": thấp bé nhẹ cân, khuôn mặt xương xương lại chả có nét nào đẹp. Cô lại hơi nhút nhát và ngại giao tiếp nữa.
Nhiều người xui cô vớ bừa 1 chàng "đui què mẻ sứt" nào cũng được, cho có tấm chồng, rồi sinh con thôi. Nhưng cứ nghĩ đến lấy phải những kẻ không ra gì, rồi gia đình tan nát, cuộc sống không khác địa ngục là Luyến lại hãi hùng. Còn những người khá hơn 1 chút, thì lại toàn yêu cầu cao hơn những thứ Luyến có, chẳng bao giờ nhòm ngó đến cô cả. Thành ra cô vẫn đang trắng tay trên con đường đi tìm hạnh phúc.
Thế rồi bỗng dưng cô gặp T. - anh chàng "mồ côi vợ" tạm thời vì "chị nhà đi xuất khẩu lao động". Gặp được T., Luyến như "bắt được vàng" vì ngẫm ra, anh tốt tính, rất xứng làm chồng... Xa vợ lâu ngày, chẳng bao lâu, T. bén hơn Luyến, lại được "tiếp tay" bởi sự dễ dãi của cô nàng, thế là chuyện có con thành bại chỉ là vấn đề thời gian. Thấy con gái qua lại với T., bố mẹ Luyến mừng ra mặt, không còn cằn nhằn với tình duyên của con gái, để mặc cô tự quyết định.
Rồi Luyến cũng có bầu. Thông báo với T. rồi nhìn cái bộ dạng mặt nghệt của anh, cô biết cái tin đó chẳng khác nào con dao, cái kéo, đâm thẳng vào tim anh. Dù không bị ruồng bỏ ra mặt nhưng vài lần T. lảng tránh Luyến cũng khiến cô hiểu mình chỉ là người thay thế tạm thời. Sẽ không có chuyện T. bỏ vợ, cưới cô. Hơn thế, đây là chủ đích của Luyến nên cô cũng không trách móc gì T., dần dần, cô tự tránh mặt T. và chuẩn bị sẵn sàng cho việc làm mẹ đơn thân.
Ban đầu nghĩ mình "không chồng mà chửa" Luyến cũng ngại lắm. Nhưng dần dần cô cũng chẳng để ý nữa, cứ thấy con đạp trong bụng là bao lo lắng, suy nghĩ linh tinh bay biến hết. Bây giờ cô chỉ việc vui vẻ, ăn uống tẩm bổ và chờ đợi ngày con yêu chào đời mà thôi.
Nhiều lúc cô cũng lăn tăn với sự lựa chọn của mình, sợ con sau này phải chịu thiệt thòi vì không có tình thương của cha. Nhưng tham gia nhiều các diễn đàn, Luyến thấy có nhiều bà mẹ đơn thân như mình lắm. Vì thế cô có thêm niềm động viên và tự nhủ sẽ yêu thương con gấp đôi, yêu luôn cả phần người cha nữa.
Theo VNE
Trứng mỏng Anh hơn em 11 tuổi, các bạn em thì bảo sao em dại thế đi lấy chồng già, người lớn thì bảo em may mắn vì lấy được anh chín chắn chỉn chu sẽ lo được hết cho em. Ngày cưới, em nhỏ bé hạnh phúc nép sau anh trong sự ngưỡng mộ của các bạn. Cưới xong, em về ở căn biệt...