Bà nội 76 tuổi phát âm “y” thành “i cờ rét”, giới trẻ nghe xong lý giải chỉ biết thán phục thời “ông bà anh”
Cách phát âm thời xưa có rất nhiều khác biệt so với bây giờ.
Từ trước đến nay, ai cũng biết tiếng Việt nằm trong top khó phát âm nhất thế giới bởi sự đặc trưng thanh điệu, cấu trúc câu thay đổi hết sức linh hoạt. Bên cạnh đó, nếu chịu tìm hiểu từ thời ông bà ngày xưa thì độ khó của phát âm còn được nâng lên tầng cao mới đấy!
Mới đây, một 1 cô bạn đã chia sẻ mẩu chuyện thú vị với bà của mình. Bình thường cô bạn luôn phát âm từ “túy” thành ” tờ – uy – tuy sắc túy “. Thì lần này liền bị bà sửa lại phát âm thành ” tê – uy – i cờ rét – tuy sắc túy “.
Tuy kết quả vẫn đọc là “tuy sắc túy” nhưng rõ ràng cách phát âm giữa 2 thế hệ bà – cháu đã đem lại sự khác biệt rõ rệt.
Cách phát âm từ “túy” siêu khó từ thời ông bà chúng ta (Nguồn: Lê Phương Anh 326)
Qua video có thể thấy điểm khác biệt trong cách phát âm giữa bà và cô cháu gái nằm ở chữ “t” và “y”:
- Như chữ “t” thời nay đọc là ” tờ “, thì ngày xưa sẽ phát âm là ” tê “.
- Nếu hiện tại, chữ “y” chỉ được phát âm đơn giản là “i”, cách nhận diện là “i dài” thì ngày xưa, chữ cái này được phát âm là ” i cờ rét “.
Sự khác biệt này khiến nhiều bạn trẻ thích thú với cách phát âm thời xưa và thắc mắc: Tại sao lại phát âm y thành “i cờ rét”, một cách đọc khiến không ít người ngắc ngứ? Thực tế, theo Pháp Việt từ điển của tác giả Đào Duy Anh, “cờ rét” là cách phiên âm từ tiếng Pháp: “Grec: Thuộc về Hy Lạp “.
Hiểu rằng, y nằm trong bản văn mẫu tự của người Hy Lạp, người Việt vay mượn trong quá trình ghi âm và gọi y thành “i cờ rét”.
Phát âm chữ y thành “i cờ rét” theo kiểu ngày xưa (Ảnh: Internet)
Thực tế, không chỉ phát âm các chữ cái khác nhau mà ngày xưa, cách đánh vần cũng dài và có nhiều điểm khác biệt so với hiện tại.
Ví dụ: “da” ngày xưa sẽ được đánh vần ” a dê – dê a da “, thì ngày nay được phát âm thành ” dờ a da “.
Hay: “huyền” ngày xưa được đánh vấn ” hát – u – hu – i cờ rét – huy – ê – huyê – en – huyên – huyền – huyền” , thì ngày nay được phát âm thành “hờ – u – i – ê – huyê – huyên – huyền – huyền “.
Thế mới thấy, qua mỗi thời đại thì cách phát âm tiếng Việt sẽ khác nhau. Dưới phần bình luận, các bạn trẻ không khỏi bái phục trước trí nhớ siêu đỉnh của bà cụ tuổi 76 tuổi, mà còn hài hước chia sẻ nếu sinh ra từ thời ông bà thì sẽ bị điểm kém môn tiếng Việt mất.
Bảng phát âm chữ cái tiếng Việt ngày nay đã được thu gọn đi rất nhiều (Ảnh: Internet)
7 năm trời chung sống luôn thấy mẹ vợ khó gần nhưng chứng kiến bà gục mặt trong bếp, con rể nhận ra mình đã sai
Người con rể đã phải thay đổi hoàn toàn góc nhìn về mẹ vợ khi trước đây anh cho rằng bà là người rất khó gần.
Anh Scott Mann giống như bao người chồng bình thường khác khi mới kết hôn, anh cũng cảm thấy gặp khó khăn trong việc hòa hợp với gia đình bên nhà vợ, nhất là mẹ vợ.
Ngay từ khi gặp mẹ vợ lần đầu tiên, anh cảm thấy bà thật khó gần. Tuy nhiên, 7 năm sau khi kết hôn, đã có một sự cố ập đến với gia đình và lúc này Scott Mann mới nhận ra mẹ vợ của anh là một nữ siêu anh hùng trong cuộc sống này.
Người đàn ông đã chia sẻ câu chuyện đầy xúc động về mẹ vợ trên mạng xã hội Facebook, lấy đi nước mắt của bao nhiêu người. Đó là vào năm 2017, vợ Scott bị bệnh bạch cầu khi mới chỉ 30 tuổi và không ai khác mẹ vợ của Scott chính là người gồng gánh tất cả.
Scott và vợ.
Sau đây là bài chia sẻ đầy xúc động của anh Scott về mẹ vợ mình:
Đây là Sharon - mẹ vợ tôi.
Bà đã cho tôi thấy tầm quan trọng của việc nhìn nhận một người phải dựa vào bản chất của họ chứ không phải là những gì bạn mong đợi.
Lần đầu tiên gặp mẹ vợ, tôi khó khăn lắm mới hiểu được bà nói gì bởi cách phát âm hơi khó nghe. Nhưng tôi biết, bà rất quan trọng với vợ tôi thế nên tôi đã chấp nhận một cách miễn cưỡng.
Sau 5 năm kết hôn, tôi vẫn chưa hiểu mẹ vợ lắm.
Khi vợ của tôi mắc phải bệnh bạch cầu lúc mới 30 tuổi, khi cô ấy chỉ có 10% cơ hội để sống được 1 năm nữa, khi thế giới của chúng tôi tan nát và thay đổi mãi mãi, mẹ vợ tôi chỉ âm thầm lặng lẽ, từng bước một hoàn thành tiếp vai trò của một người mẹ.
Bà đã dọn đến nhà chúng tôi, cùng với người chồng cũng đang mang bệnh, và trở thành người chăm sóc chính cho vợ tôi. Trong khoảng thời gian 2 năm tiếp theo, bà là người mua rau củ quả, nấu từng bữa ăn, giặt quần áo, lau dọn nhà cửa, đưa vợ tôi và chồng của bà đến gặp bác sĩ theo lịch hẹn hơn 300 lần, phân loại hàng ngàn viên thuốc và đảm bảo chúng được uống đúng giờ, đúng lúc.
Mẹ vợ của Scott.
Khi đang phải gồng gánh chăm sóc 2 người bệnh trong gia đình, chính bà cũng nhận được chẩn đoán ung thư, khi bà phải phẫu thuật cắt bỏ ngực và cả khi hóa trị, bà vẫn làm mọi việc với sự khiêm tốn và ân cần. Đôi khi bà tự nói chuyện một mình dù bên cạnh chẳng có ai.
Tôi chụp bức ảnh này vào một ngày trước khi đi làm. Bà không biết tôi đã ở đó. Điều tuyệt vời trong một khoảnh khắc tĩnh lặng. Bà đang đợi nồi yến mạch chín tới để mang đến cho con gái dùng bữa. Tóc bà chẳng còn gì từ những lần hóa trị. Ấy vậy mà bà vẫn chẳng từ chối việc chăm sóc con gái.
Không phải ai cũng có được một anh hùng thực sự trong cuộc sống của mình. Tôi đã biết ơn khi chính mình lại có được một siêu anh hùng như vậy.
Có thể nói rằng, trong cuộc sống hàng ngày, không phải gia đình nào cũng hòa thuận, ấm êm nhưng chỉ khi biến cố ập đến thì chúng ta mới thấy rõ gia đình là điểm tựa vững chắc như thế nào. Cũng như Scott, sau nhiều năm gặp khó khăn trong việc sống hòa hợp với mẹ vợ, cuối cùng anh cũng đã nhận ra bà là người phụ nữ vô cùng tuyệt vời.
24s lấy nước mắt bao nhiêu người: Cụ ông 80 tuổi đi ăn cỗ mang phần về cho cháu gái 25 tuổi ở nhà 'Bao nhiêu năm rồi ông mình vẫn giữ thói quen đấy. Bất cứ là đi đâu ông cũng mang phần về cho các cháu, từ lon nước ngọt, quả cam hay đến củ khoai...' Những người ông, người bà luôn dành một tình cảm đặc biệt dành cho con cháu mình. Mỗi người sẽ có cách thể hiện khác nhau. Mới đây, một...