“Ba nhành lá cọ xanh” sát cánh cùng nhà nông
Là một trong những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có sản lượng lớn nhất Việt Nam hiện nay, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn tự hào khi được nông dân cả nước tin tưởng, chọn “ ba nhành lá cọ xanh” cùng đồng hành và giúp bà con có những mùa vàng bội thu.
Doanh thu bán hàng đạt trên 4.000 tỷ đồng
Giới thiệu những nét cơ bản về lịch sử hình thành, quá trình phát triển của công ty, ông Phạm Quang Tuyến – Tổng Giám đốc Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao cho biết, được thành lập năm 1962, đến nay Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã có truyền thống 55 năm sản xuất và kinh doanh phân bón, hóa chất phục vụ nông nghiệp và nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, sau 5 năm trở thành doanh nghiệp cổ phần, với chiến lược kinh doanh vừa toàn diện, vừa linh hoạt dựa trên cơ sở tiến bộ khoa học công nghệ, công ty đã phát huy các tiềm năng nội lực, tập trung nâng cao năng lực sản xuất và chất lượng sản phẩm.
Được mua phân bón Lâm Thao trả chậm, nhiều hộ trồng rau màu ở Hải Dương yên tâm sản xuất, tăng thu nhập. Ảnh: Đ.T
Theo ông Tuyến, năm 2016 là năm có nhiều khó khăn thách thức đối với ngành sản xuất phân bón cả nước, nhưng Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao đã nỗ lực vượt khó, đạt được những kết quả phấn khởi với giá trị sản xuất công nghiệp đạt gần 3.900 tỷ đồng, doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận 171 tỷ đồng, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước 81 tỷ đồng. Đời sống của trên 3.000 người lao động trong công ty được đảm bảo với thu nhập ổn định, bình quân đạt 7,4 triệu đồng/người/tháng.
Năm 2017, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao phấn đấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế đạt 4.267 tỷ đồng; doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 4.125 tỷ đồng; lợi nhuận trước thuế là 252 tỷ đồng; nộp ngân sách 84 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ông Tuyến cho hay, trên địa bàn cả nước hiện có rất nhiều cơ sở, doanh nghiệp sản xuất phân bón các loại chi phối thị trường. Để chiếm được lòng tin của bà con nông dân, công ty đã nỗ lực nghiên cứu, cải tiến, sản xuất, đem đến cho bà con những sản phẩm phân bón chất lượng tốt nhất. “Ngoài việc phát huy nội lực, công ty còn ký hợp đồng liên kết các chuyên gia, nhà khoa học nổi tiếng chuyên ngành nông nghiệp trong nước để thực hiện các đề tài khoa học. Đồng thời, công ty cũng tổ chức các đoàn công tác tới nhiều tỉnh, thành phố cả trong Nam, ngoài Bắc để khảo sát, nghiên cứu thổ nhưỡng, giống lúa, cây trồng… qua đó nghiên cứu sản xuất các loại phân bón phù hợp với chất đất, cây trồng của từng vùng quê” – ông Tuyến chia sẻ.
Nông dân tin tưởng
Để người dân hoàn toàn tin tưởng vào thương hiệu phân bón Lâm Thao, công ty đã không ngừng đầu tư mở rộng thị trường, phối hợp các đơn vị như Hội Nông dân, Trung tâm Khuyến nông từ Trung ương tới địa phương tổ chức nhiều mô hình trình diễn trồng lúa, trồng ngô… đối chứng để bà con nông dân thấy được hiệu quả khi sử dụng phân bón Lâm Thao có nhiều lợi thế so với sản phẩm cùng loại khác. “Năm 2016, công ty đã tổ chức trên 1.000 mô hình trình diễn ở các cấp để hỗ trợ, hướng dẫn cách sử dụng phân bón, từ đó nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng cho bà con nông dân” – ông Tuyến thông tin.
Điều đáng chú ý, ngoài việc đưa đến tận tay bà con phân bón chất lượng, giá cả cạnh tranh, công ty còn duy trì chương trình bán phân bón trả chậm hàng năm. Công ty thường xuyên phối hợp Hội ND các tỉnh đưa phân bón về bán trả chậm cho nông dân vào đầu vụ, chờ đến cuối vụ, bà con có thu hoạch, bán nông sản rồi mới phải trả tiền cho công ty.
“Đây không phải là hoạt động kinh doanh, mà là hỗ trợ bà con chủ động trong sản xuất, mua được phân bón đảm bảo chất lượng, đúng sản phẩm. Trong năm 2016, công ty đã thực hiện cung ứng 2 đợt bán 73.295 tấn phân bón Lâm Thao trả chậm không tính lãi cho nông dân khắp các tỉnh, thành cả trong nước với trị giá 292 tỷ đồng” – ông Tuyến khẳng định.
Sự chia sẻ này của Lâm Thao đã được ND cả nước biết đến và tin tưởng. Đến nay, phân bón nhãn hiệu “ba nhành lá cọ xanh” Lâm Thao đã có mặt ở hầu hết các địa phương miền Bắc, khu vực miền Trung, Tây Nguyên và cả các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long…
Theo Danviet
Bón phân Lâm Thao, lúa mùa đạt tới 2,2 tạ/sào
Vụ mùa 2016, tại cánh đồng xã Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc), người dân đã triển khai mô hình bón phân NPK-S Lâm Thao cho cây lúa chất lượng cao trên chân đất cát pha. Kết quả thu hoạch cho thấy, diện tích lúa thử nghiệm đạt năng suất ấn tượng: 2,2 tạ/sào.
Bón Lâm Thao, lãi thêm 500.000 đồng/sào
Từ năm 2008, Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai chương trình trợ giá để đưa các giống lúa chất lượng cao vào sản xuất, dần thay thế các giống lúa cũ như KD18, Q5... Tuy nhiên, khi đưa vào một vài xã của huyện Bình Xuyên, trong đó có xã Trung Mỹ, chương trình gặp khá nhiều khó khăn. Một phần do bà con đã nhiều năm quen ăn các loại gạo khô, nhưng phần nhiều do đồng đất ở Trung Mỹ là đất cát pha, khó canh tác. Cùng với đó, việc bà con bón phân chưa cân đối khiến năng suất các giống lúa này không cao, sâu bệnh nhiều nên bà con không mấy mặn mà.
Ruộng tham gia mô bình bón phân NPK-S Lâm Thao khép kín tại xã Trung Mỹ. Ảnh: T.Đ
Theo ông ông Phạm Đức Thành, thời gian tới, Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao sẽ tiếp tục đồng hành cùng bà con nông dân trong việc cung ứng các loại phân bón có chất lượng cao với giá bán hợp lý, đồng thời sẽ tổ chức các hội nghị hướng dẫn sử dụng phân bón Lâm Thao và các mô hình trình diễn phân bón Lâm Thao không chỉ tại huyện Bình Xuyên (tỉnh Vĩnh Phúc) nói riêng mà sẽ nhân rộng ra khắp cả nước, giúp bà con có những mùa vụ bội thu.
Vụ mùa năm 2016, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh Vĩnh Phúc quyết đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất đại trà tại xã Trung Mỹ nên phối hợp Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện mô hình "Trình diễn sử dụng phân NPK-S Lâm Thao khép kín trên giống lúa thiên ưu 8", với quy mô 7ha.
Kết quả thu hoạch cho thấy, năng suất lúa trong mô hình đạt trung bình 2,2 tạ/sào, trong khi ở ruộng đối chứng bón phân theo phương pháp truyền thống, năng suất chỉ đạt 1,9-2 tạ/sào. Về thu nhập, ở ruộng mô hình thu lãi cao hơn khoảng 500.000 đồng/sào so với việc bón phân theo phương pháp truyền thống.
Phát biểu tại hội nghị tổng kết mô hình vừa diễn ra tại xã Trung Mỹ, bà Âu Thị Kim Phượng - Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng tỉnh Vĩnh Phúc nhận xét: "Theo phân tích thổ nhưỡng, đất đai ở Trung Mỹ là dạng đất cát pha bạc màu có tầng đất sét loang lổ, hơi dốc và nóng. Vào ngày mưa, đất nhão, nóng lên lại dễ đóng bánh nên khả năng giữ nước và phân bón rất kém".
Theo bà Phượng, những chân ruộng càng thấp độ ẩm càng cao, bà con tuyệt đối không bón nhiều urê. Bởi nếu bón thừa urê sẽ khiến cho cây lúa dễ bị lốp, đổ, đồng thời tạo điều kiện cho các loại sâu bệnh hại như sâu đục thân và nấm hoa cúc tàn phá, làm ảnh hưởng đến năng suất lúa. Tuy nhiên, nếu bà con kết hợp bón các loại phân tổng hợp NPK theo đúng quy trình khép kín, đúng thời điểm và chọn loại phân phù hợp với chất đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và khả năng chống chịu sâu bệnh của cây.
Cụ thể, khi sử dụng bộ sản phẩm NPK-S*M1 của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, bà con cần làm đúng hướng dẫn. Với bón lót, bà con sử dụng NPK-S*M1 5.10.3-8 liều lượng 15-20 kg/sào, bón trước khi cấy cùng với 300kg phân chuồng; khi bón thúc, sử dụng NPK-S M1 12.5.10-14 liều lượng 17kg, chia làm 2 lần bón: Lần 1 bón thúc sớm khi lúa bén rễ hồi xanh 12kg, lần 2 bón nốt lượng phân còn lại trước khi lúa trổ 15-20 ngày. Ngoài ra, bà con không cần bổ sung thêm bất kỳ loại phân nào khác, cây lúa sẽ cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, ít sâu bệnh hại.
Trăn trở tình trạng phân bón giả, nhái
Ông Nguyễn Văn Lợi - Trưởng thôn Đông Thành, một trong những nông dân tham gia thực hiện mô hình chia sẻ: "Kết quả bón phân NPK cho lúa như thế nào thì mọi người đã nhìn thấy tận mắt rồi, ai cũng phấn khởi. Bao nhiêu năm trồng lúa, nông dân chúng tôi chỉ trăn trở một điều là làm sao cùng bấy nhiêu tiền bỏ ra, chúng tôi có thể mua được phân bón thật nhất, tốt nhất".
Về băn khoăn của ông Lợi, ông Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh (Công ty CP Supe Phốt phát và Hoá chất Lâm Thao) phát biểu: "Đó cũng nỗi niềm, là trách nhiệm của những doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh phân bón có uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúng tôi. Hiện nay, do việc quản lý ngành phân bón còn thiếu chặt chẽ, các loại phân bón hữu cơ do Bộ NNPTNT quản lý, còn các loại phân vô cơ lại do Bộ Công Thương quản lý nên dẫn đến tình trạng quản lý chồng chéo. Hệ quả là trên thị trường tồn tại rất nhiều loại phân bón giả, phân nhái, phân bón kém chất lượng mà phải rất tinh mắt, có kinh nghiệm bà con mới có thể nhận biết được.
Ông Thành cũng chia sẻ thêm, để mua được các loại phân bón Lâm Thao chính hãng, bà con nên mua ở các cửa hàng nằm trong hệ thống của nhà phân phối phân bón Lâm Thao ở các tỉnh thành. Bà con cũng cần ghi nhớ một vài đặc điểm nhận dạng đặc trưng của phân bón Lâm Thao để tránh mua phải phân giả. Theo đó, các sản phẩm phân bón của Lâm Thao được đóng bao định lượng 25kg hoặc 50kg, bên ngoài ghi rõ là sản phẩm của Công ty cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao với hình ảnh 3 nhành lá cọ xanh đặc trưng. Riêng các sản phẩm NPK-S được vê viên tạo hạt và sấy khô, có độ cứng nhất định và chỉ có một màu: NPK-S*M1 5.10.3-8 màu xám (bà con hay gọi là màu lông chuột); NPK-S*M1 12.5.10-14 có màu nâu đỏ. Đặc biệt, các loại phân bón NPK-S của Lâm Thao ngoài thành phần dinh dưỡng chính là đạm, lân, kali, còn được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng.
Theo Danviet
Mua hàng nghìn tấn phân bón cũng được nợ tới 6 tháng "Nhờ chương trình hỗ trợ mua phân bón trả chậm mà cán bộ, hội viên, nông dân (ND) trên địa bàn ngày càng gắn bó và hiểu nhau hơn. Chương trình đã góp phần giúp Hội ND thu hút hội viên bằng những việc làm cụ thể, chứ không phải là lý thuyết suông" - đó là chia sẻ của bà Vũ Thị...