Bà Nguyễn Thanh Phượng thôi chức Chủ tịch Ngân hàng Bản Việt
Bà Nguyễn Thanh Phượng vừa thôi chức Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Bản Việt với lý do nghỉ thai sản. Kế nhiệm vị trí này là ông Lê Anh Tài, người vừa gia nhập HĐQT ngân hàng này hơn 1 tháng.
Ngân hàng Bản Việt (VietCapital Bank) vừa đăng tải thông báo về việc phân công lại chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2010 – 2014.
Theo đó, kể từ ngày 3/5/2013, ông Lê Anh Tài – Thành viên HĐQT sẽ đảm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT ngân hàng thay bà Nguyễn Thanh Phượng.
Lý do thôi chức Chủ tịch HĐQT sau hơn 1 năm tại vị của bà Phượng được lý giải do nghỉ thai sản. Tuy không còn giữ cương vị cao nhất tại ngân hàng, song bà Nguyễn Thanh Phượng vẫn tiếp tục đảm nhiệm chức danh Thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2010 – 2014.
Trước đó, hồi tháng 6 năm ngoái, bà Phượng đã thôi làm người đại diện pháp luật của VietCapital Bank.
Bà Nguyễn Thanh Phượng.
Sinh năm 1980, bà Nguyễn Thanh Phượng là thành viên sáng lập của Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Asset Management – VCAM) và Công ty Chứng khoán Bản Việt (Viet Capital Securities – VCSC).
Bà Phượng đã đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị của cả hai tổ chức là VCAM và VCSC kể từ thời điểm thành lập năm 2007.
Video đang HOT
Cùng với việc thay đổi nhận diện thương hiệu của Ngân hàng Bản Việt – VietCapital Bank (VCCB) (tiền thân là Ngân hàng Gia Định), bà Phượng được bầu chọn vào Hội đồng Quản trị và giữ chức Chủ tịch HĐQT của ngân hàng này từ tháng 2/2012 cho tới nay.
Tại VietCapital Bank, trong vai trò Chủ tịch, bà Phượng chịu trách nhiệm về định hướng tầm nhìn, quản trị chiến lược, hỗ trợ Ban Điều hành của ngân hàng.
Trước khi gia nhập Bản Việt, bà từng giữ chức vụ Phó Giám đốc Tài chính Công ty liên doanh Holcim (Việt Nam), tập đoàn đa quốc gia Thụy Sĩ, một trong những nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Bà cũng có thời gian đảm nhiệm vai trò Giám đốc đầu tư của Quỹ Vietnam Holding, một quỹ đầu tư nước ngoài niêm yết trên thị trường chứng khoán London.
Về học vấn, bà Phượng tốt nghiệp Cử nhân ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Kinh tế Quốc dân (Hà Nội). Sau đó hoàn tất chương trình Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị tài chính Đại học Quốc tế tại Geneva (International University in Genava), Thụy Sĩ.
Người cầm lái VietCapital Bank từ thời điểm này là ông Lê Anh Tài, người mới chỉ gia nhập HĐQT hơn 1 tháng bắt đầu từ tháng 4/2013. Trước đó ông giữ vai trò là Phó Tổng Giám đốc, phụ trách khối kinh doanh tín dụng, chính sách khách hàng và phát triển sản phẩm của Ngân hàng Bản Việt.
Ông Tài từng công tác tại nhiều ngân hàng như Tân Việt ( Việt Nam Tín Nghĩa), Á Châu, Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, Nam Á, Kiên Long. Gần đây nhất, trước khi gia nhập Ngân hàng Bản Việt, ông Tài đã từng là Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc của Ngân hàng Việt Nam Tín Nghĩa.
Như vậy, cơ cấu HĐQT của VietCapital Bank hiện nay gồm Chủ tịch HĐQT là ông Lê Anh Tài và 5 Thành viên, số lượng không thay đổi so với trước.
Theo Dantri
Giá xăng dầu: Tăng sốc, giảm nhỏ giọt
Các chuyên gia kinh tế cho rằng giá xăng lẽ ra phải giảm nhiều hơn mức 500 đồng/lít và Nhà nước nên minh bạch ngay giá xăng dầu để ổn định tâm lý người dân.
Từ 18 giờ ngày 9/4, các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bắt đầu áp dụng giá bán mới giảm từ 450-500 đồng/lít. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn băn khoăn về sự bất hợp lý trong thời điểm và mức giảm giá xăng dầu.
Sau khi tăng giá sốc 1.430 đồng/lít, giá xăng giảm nhỏ giọt 500 đồng/lít
"Chưa tính được lỗ hay lãi"
Theo Bộ Tài chính, căn cứ quy định hiện hành và giá xăng dầu thế giới, bình quân 30 ngày (từ 10/3 đến 8/4) thì giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở trên chênh lệch từ 415 - 481 đồng/ lít.
Do đó, liên bộ Tài chính - Công Thương quyết định yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối chủ động rà soát lại để giảm giá bán xăng dầu trong nước phù hợp với diễn biến của giá cơ sở, các quy định hiện hành nhằm tạo lập mặt bằng giá bán xăng dầu cạnh tranh nhưng tối thiểu không thấp hơn mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở.
Trao đổi với phóng viên chiều tối 9/4, ông Trần Ngọc Năm, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam, cho biết tập đoàn đã có quyết định giảm giá 500 đồng/lít đối với mặt hàng xăng, xuống còn 24.050 đồng/lít, dầu hỏa và dầu diesel giảm 450 đồng/lít, xuống còn lần lượt là 21.450 đồng/lít và 21.600 đồng/lít. Thời gian giảm giá bắt đầu từ 18 giờ ngày 9/4.
Tương tự, đại diện một doanh nghiệp xăng dầu đầu mối phía Nam cũng xác nhận đã có phương án giảm giá như trên. Theo vị đại diện này, doanh nghiệp đã giảm giá đúng với mức thấp nhất sau khi đã làm tròn số mà liên bộ yêu cầu, còn lỗ lãi như thế nào hiện thời điểm chưa tính toán được.
"Lẽ ra phải giảm nhiều hơn"!
Trước thông tin giảm giá xăng 500 đồng/lít, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho rằng vấn đề không nằm ở mức giảm nhiều hay ít mà ở thời điểm giảm giá đã kịp thời chưa. Theo ông Long, trong thành phần tính toán giá cơ sở đã có 300 đồng lợi nhuận định mức mỗi lít xăng cho doanh nghiệp rồi, vì vậy, khi giá thế giới có xu hướng giảm thì đúng ra phải giảm ngay.
"Mức chênh lệch giá mà Bộ Tài chính đưa ra rất khó để bình luận vì thực tế giá thành xăng dầu trước nay không minh bạch, nhất là chu kỳ tính giá khi thì 20 ngày, khi thì 30 ngày. Mấu chốt là phải làm minh bạch được yếu tố thời điểm tăng, giảm giá" - ông Long nói.
Chuyên gia kinh tế cao cấp Phạm Chi Lan cho rằng lần giảm giá xăng dầu này có điểm bất ổn mà nguyên nhân từ chính những tính toán để tăng giá xăng lần gần đây nhất không hề thuyết phục. "Tuy giảm được 500 đồng/lít nhưng giá xăng hiện hành vẫn cao vì lần tăng trước, ngày 28/3, liên bộ cho phép tăng ở mức rất cao là 1.430 đồng/lít".
Bà Phạm Chi Lan phân tích lần tăng giá trước không thuyết phục do trong thời điểm đó, giá xăng dầu thế giới vẫn đang đà giảm. Vì vậy, liên bộ cho giảm giá lần này như một biện pháp "sửa sai" sau quyết định điều hành giá không hợp lý lần trước. "Nhưng phải làm rõ hơn về cơ sở tính toán thế nào, lẽ ra phải giảm nhiều hơn chứ không chỉ 500 đồng/lít" - bà Lan băn khoăn.
Nợ người dân câu trả lời minh bạch
Về tính minh bạch trong cơ chế điều hành giá xăng dầu, chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan nhìn nhận: "Trong các cuộc họp báo, liên bộ Tài chính - Công Thương đều nói giá xăng minh bạch nhưng vấn đề chính không phải là minh bạch với liên bộ mà phải minh bạch đối với người dân, những người bỏ tiền ra mua". Bà Lan cho rằng vấn đề này các cơ quan quản lý vẫn còn nợ người dân câu trả lời.
Chuyên gia kinh tế TS Lê Đăng Doanh cũng cho rằng cần phải gấp rút sửa đổi Nghị định 84. "Đừng để tái diễn cảnh giá xăng dầu đột ngột tăng rồi giảm nhỏ giọt bởi mỗi lần điều chỉnh giá, tâm lý của người tiêu dùng bị ảnh hưởng rất lớn" - ông Doanh nói.
Theo Dantri
Bộ trưởng Thăng phê bình lãnh đạo Vinalines bỏ cuộc họp "sống còn" "Đi Campuchia có cứu được Vinalines không?" - Bộ trưởng Đinh La Thăng lên tiếng nhắc nhở Tổng Giám đốc của Vinalines Nguyễn Cảnh Việt khi ông này vắng mặt trong Hội nghị họp bàn tái cơ cấu doanh nghiệp trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải diễn ra hôm qua 27/3, tại Hà Nội. Tại Hội nghị, Bộ trưởng Đinh La Thăng...