Ba người tử vong vì rượu
Trong một đêm xảy ra 2 vụ tai nạn giao thông làm 3 người tử vong mà nguyên nhân đều do người điều khiển phương tiện uống rượu bia trước khi tham gia giao thông.
Khoảng 22h00 ngày 6/12, tại Km 1065 800 trên Quốc lộ 1A thuộc thôn Năng Tây, xã Nghĩa Thương, huyện Tư Nghĩa xảy ra vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết tại chỗ. Vào thời điểm trên, xe mô tô mang BKS 76U9-4022 do Nguyễn Trí Hữu (19 tuổi, ngụ thị trấn Sông Vệ, huyện Tư Nghĩa) điều khiển, chở theo Đoàn Thanh Sơn và một thanh niên tên Thuận ngồi phía sau xe chạy theo hướng Nam – Bắc. Đến đoạn đường trên thì tông vào xe máy mang BKS 81S6-5118 chạy ngược chiều, do anh Nguyễn Quốc Khánh (24 tuổi, ngụ ở tỉnh Gia Lai) điều khiển.
Sau va chạm, anh Khánh và Hữu chết ngay tại chỗ, riêng hai thanh niên ngồi phía sau xe do Hữu cầm lái bị thương nặng.
Công an huyện Tư Nghĩa điều tra vụ tai nạn làm 2 người tử vong
Nhiều người dân địa phương cho biết, 3 thanh niên đi trên một xe máy chạy qua lại đánh võng, đồng thời cố ý vượt đèn đỏ, điều khiển xe máy không có đèn và mũ bảo hiểm.
Qua nhận định ban đầu, nạn nhân Nguyễn Trí Hữu điều khiển xe trong tình trạng say rượu, nồng độ cồn cao, đồng thời phóng nhanh vượt ẩu nên không làm chủ tay lái, tông vào xe máy nạn nhân Nguyễn Quốc Khánh đang điều khiển đi đúng làn đường quy định.
Video đang HOT
Tối cùng ngày, sau khi nhậu xong với nhóm bạn, ông Phạm Tâm (47 tuổi, ngụ ở thôn Kim Giao, xã Phổ Thuận, huyện Đức Phổ) điều khiển xe máy một mình về nhà. Đến đoạn quốc lộ 1A thuộc thôn Đông Quang (xã Phổ Văn, huyện Đức Phổ) ông Tâm lao xuống cống nước ven đường. Đến rạng sáng ngày hôm nay 7/12, người dân địa phương đi tập thể dục mới phát hiện xác chết ông Tâm nằm dưới cống.
Theo Dantri
Tài xế lắp camera "bắt lỗi" lại cảnh sát
Nhờ lắp camera hành trình trên ôtô mà nhiều tài xế đã tránh được việc bị cảnh sát giao thông (CSGT) ép vào các lỗi vi phạm như lấn tuyến, không bật xi nhan hay vượt đèn đỏ, nhờ đó không ít người đã thoát việc bị phạt oan.
Xem hình, CSGT mới... chịu
Mới đây, khi đang chạy trên cao tốc Cầu Giẽ, ôtô của anh Lê Quý Ly (ngụ ở 678 La Thành, quận Đống Đa, Hà Nội) nhận được tín hiệu xi nhan xin tấp vào lề của xe tải chạy phía trước vì "có dấu hiệu sự cố". Tuy nhiên, chạy hơn 1km mà chiếc xe tải vẫn bật xi nhan, chạy với tốc độ rất chậm chứ không tấp vào làn trong hoặc dừng lại. Tình thế buộc anh Ly phải cho xe đè vạch để vượt.
Chưa đầy 30 giây sau khi vượt xe tải kia, xe anh Ly được CSGT chỉ gậy ra dấu tấp vào lề. Ý thức được mình mắc lỗi, anh trình bày lý do vì có "chướng ngại vật" của xe tải phía trước. Oái oăm thay, sau hơn một phút trình bày, cả CSGT lẫn anh Ly không còn nhìn thấy chiếc xe tải "có biểu hiện sự cố" kia ở đằng sau nữa, mà nó đã tăng tốc và hoàn toàn mất hút. "Khi ấy CSGT cho rằng tôi bịa ra lý do để không bị phạt, nhưng may mà camera hành trình trên xe đã ghi lại toàn bộ sự việc. Sau khi tôi cho tổ CSGT xem lại, họ đã cất biên bản để tôi đi", anh Ly kể.
Thời gian gần đây, những trường hợp dùng camera hành trình để ghi lại hình ảnh trong quá trình xe lưu thông bị bắt lỗi như trường hợp anh Ly không hề hy hữu. Thậm chí, trên các diễn đàn mạng của các chuyên trang ôtô xe máy, nhiều thành viên còn mách nhau sắm thiết bị này để "đối phó" với CSGT trong thời buổi mức phạt tăng nặng, đặc biệt trong nhiều trường hợp họ bị bắt lỗi vì "phải" đè vạch, lấn tuyến, vượt đèn vàng hay xi nhan mất tín hiệu...
Máy quay nhỏ đặt trên xe có thể ghi lại không chỉ các lỗi đèn tín hiệu mà ngay các lỗi lấn làn, đè vạch đều được thể hiện rất rõ
Theo quan sát của chúng tôi, đó là một chiếc máy quay nhỏ hơn lòng bàn tay, có thêm chân đế để gắn vào kính ôtô. Máy có ống kính góc rộng nên có thể bao quát đường đi, phát hiện không chỉ các lỗi đèn tín hiệu phía trước mà ngay các lỗi lấn làn, đè vạch hai bên hông xe đều được ghi lại rất rõ. Máy chạy bằng điện nguồn của ôtô, có thẻ nhớ với dung lượng tối đa 32G nên có thể ghi hình từ 6 - 8 tiếng liên tục; máy có màn hình HD để có thể xem lại hình ảnh trực tiếp trên máy. Đặc biệt, khi khởi động xe là máy tự động ghi hình, khi tắt máy thì camera cũng tự động tắt theo. Có thể mua máy tại các cửa hàng nội thất ôtô hoặc các cửa hàng chuyên máy ảnh - camera với giá từ 900.000 đồng đến 2 triệu đồng tuỳ loại.
"Làm đúng thì không có gì phải sợ"
Trao đổi với một số CSGT, nhiều chiến sĩ cho biết đã gặp không ít tình huống người vi phạm vì chính hình ảnh họ quay được mà "tâm phục khẩu phục" khi bị phạt; cũng có trường hợp người bị bắt lỗi được minh oan; và thậm chí có trường hợp người vi phạm dùng camera để "mặc cả", ra điều kiện với CSGT.
Thiếu uý Trần Xuân Quỳnh (đội CSGT số 2, phòng CSGT Công an Hà Nội) nói, anh đã gặp khá nhiều trường hợp tài xế lắp camera hành trình trên mui xe hoặc cửa kính trước xe. Theo anh Quỳnh, thiết bị này như "hộp đen", lưu lại toàn bộ hoạt động từ khi khởi động đến khi xe tắt máy. "Có trường hợp người vi phạm cãi cố này nọ, tôi biết họ có camera và nói có thể bật lại xem luôn. Khi đó có người thành thật nhận mình sai nhưng cũng trình bày vì giờ cao điểm, xe đông. Thấy thái độ họ đúng mực thì mình cũng thông cảm được", thiếu uý Quỳnh nói.
Dù vậy, anh Quỳnh cũng thừa nhận đã gặp trường hợp mất tín hiệu xi nhan khi chuyển hướng do có sự cố bất ngờ, dẫn đến tranh cãi giữa CSGT và người điều khiển ôtô. "Sau đó xem lại hình thì đúng là do đánh lái bất ngờ vì sự cố. Khi đó mình cũng hiểu, khác với xe máy, ôtô sẽ bị mất tín hiệu xi nhan nên trong trường hợp này lỗi thuộc về... cả hai bên, vậy nên không cớ gì CSGT lại xử phạt người dân được", thiếu uý Quỳnh nói.
Còn theo thượng tá Lê Đức Đoàn (đội CSGT số 1) - người từng được vinh danh "Công dân Thủ đô ưu tú" - không ít trường hợp lái xe vi phạm sau một hồi xin xỏ không được liền quay ra "hù doạ" CSGT đã có thái độ không đúng lễ tiết của ngành. "Khi đó tôi nói ngay: tôi có gì sai anh cứ phản ánh, tố cáo với cấp trên, tôi sẽ chịu trách nhiệm. Còn lúc này anh phạm lỗi thì tôi phải lập biên bản đã".
Ông Đoàn nhấn mạnh: Nếu mình có trách nhiệm với xã hội, làm đúng quy định thì không việc gì phải e ngại. Đặc biệt ông còn khuyến khích người dân dùng thiết bị này để chứng minh lỗi của mình nếu thật sự bị oan. Theo ông, đó cũng là một cách để giám sát những người thực thi công vụ được nghiêm túc, bởi không loại trừ "tay có ngón dài ngón ngắn", có người lợi dụng công vụ để xử ép dân. Nó như một cảnh báo để mỗi cán bộ công an phải làm đúng, làm chuẩn mực nhiệm vụ, tác phong của mình.
Theo 24h
Hà Nội xử lý 2.159 trường hợp vi phạm Luật Giao thông Mặc dù 2 ngày cuối tuần mật độ người và phương tiện vắng hơn, nhưng lực lượng CSGT vẫn bám đường, thực hiện việc kiểm tra, xử lý người vi phạm Luật Giao thông. Nhiều trường hợp khi bị tuýt còi đều bỡ ngỡ về việc nâng mức phạt. Nhiều người... chưa biết Theo trung úy Nguyễn Văn Hanh - Tổ trưởng tổ...