Ba người canh gác ngọn hải đăng Flannan Isles biến mất giữa đại dương u tối
Chiếc đồng hồ ngừng chạy. Phần ăn trên bàn bị bỏ dở. Ba người canh gác trên ngọn hải đăng nói về một cơn bão lớn. Sau đó, họ biến mất không dấu vết.
Ba người canh gác ngọn hải đăng biến mất không dấu vết.
Ba người canh gác hải đăng biến mất
Quần đảo Flannan là một nhóm các hòn đảo đá, không có người sinh sống ở Scotland. Chúng được đặt tên theo Thánh Flannan, một giám mục đến từ Ireland, người đã xây dựng nhà nguyện đầu tiên tại đây. Ngoài ra, quần đảo còn được biết đến với cái tên Seven Hunters.
Một trong những đảo đá lớn nhất tại đây là Eilean Mor, nơi có một ngọn hải đăng mang tên Flannan Isles. Được xây dựng vào năm 1899, ngọn hải đăng Flannan Isles trở nên nổi tiếng khi là nơi xảy ra vụ mất tích bí ẩn chỉ 1 năm sau đó. Ba người đàn ông canh gác ngọn hải đăng đột ngột biến mất không một dấu vết. Không có dấu hiệu xáo trộn nào trên đảo và hoàn toàn không có manh mối nào về số phận của những người này.
Vào ngày 7/12/1900, Donald MacArthur, Thomas Marshall và James Ducat đến đảo Eilean Mor để bắt đầu công việc canh gác ngọn hải đăng Flannan Isles trong 2 tuần. Người quản lý ngọn hải đăng là Robert Muirhead cũng đi cùng 3 nhân viên của mình đến đó để kiểm tra một số thiết bị và mọi thứ đều hoạt động tốt. Sau đó, ông nói chuyện với James Ducat về màn sương mù dày đặc thường bao phủ hòn đảo. Sau cuộc trò chuyện, người quản lý tạm biệt cả ba và rời đi.
Ngọn hải đăng được nhìn thấy vào ngày 7/12 và ngày 12/12. Vào ngày 15/12, một con tàu đi qua cũng trông thấy ngọn hải đăng. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là đèn trên hải đăng bỗng nhiên bị tắt. Sau đó, sương mù che phủ hoàn toàn ngọn hải đăng cho đến tận ngày 29/12.
Con tàu tiếp tế từ đất liền đến ngọn hải đăng Flannan Isles đã bị hoãn nhiều ngày vì thời tiết xấu. Khi con tàu ra tới nơi để đón cả ba trở về, có những điều kỳ lạ diễn ra. Thông thường, khi con tàu đến gần đảo Eilean Mor, những người trên tàu sẽ thấy một lá cờ bay như một tín hiệu cho thấy những người canh gác đã nhìn thấy con tàu đến và họ sẽ chèo thuyền ra tàu để lấy đồ viện trợ cần thiết. Tuy nhiên, không có lá cờ nào xuất hiện như mọi khi. Ba người đàn ông cũng không phản ứng gì với tiếng còi. Thấy lạ thường, những người trên tàu đã tiến vào đảo để kiểm tra.
Chiếc đồng hồ ngừng chạy
Joseph Moore là 1 trong 2 người được cử lên đảo Eilean Mor để tìm kiếm 3 người canh giữ ngọn hải đăng. Ông thấy lối vào bị khóa. Bên trong ngọn hải đăng Flannan Isles cũng không có người nào canh gác. Đồng hồ trên tường đã dừng lại. Không có lửa trong lò sưởi. Cũng như không có dấu hiệu gì cho thấy có người ở đây trong suốt vài ngày qua. Kỳ lạ thay, có một phần ăn được đặt trên bàn. Trông giống như thể ai đó chuẩn bị thưởng thức bữa ăn thì bỏ dở vì có điều gì đó bất ngờ xảy ra.
Video đang HOT
Vì ngọn hải đăng hoàn toàn hoang vắng, không có ai có thể kể lại điều gì đã xảy ra với 3 người canh giữ hải đăng đột nhiên mất tích kỳ lạ. Cũng không có bất kỳ manh mối nào có thể suy luận ra điều gì đã xảy đến với họ.
Ngọn hải đăng đơn độc Flannan Isles.
Những người tìm kiếm đã ngay lập tức gửi điện tín về đất liền: “Một tai nạn khủng khiếp đã xảy ra tại quần đảo Flannan. Ba người canh gác, MacArthur, Ducat, Marshall đã biến mất. Đồng hồ đã dừng lại và các dấu hiệu khác cho thấy vụ tai nạn phải xảy ra khoảng một tuần trước. Những người bạn đáng thương dường như đã bị thổi bay khỏi vách đá hoặc bị chết đuối khi cố gắng bảo vệ một cần trục hoặc một cái gì đó tương tự”.
Sau đó, Moore tiếp tục tìm kiếm manh mối về những gì đã xảy ra. Phần phía Đông ngọn hải đăng không bị hư hại, nhưng khu vực phía Tây cho thấy cơn bão đã gây ra thiệt hại đáng kể. Phần lan can sắt bị uốn cong và tuột ra khỏi lớp bê tông, thậm chí có một tảng đá nặng cả tấn cũng bị đẩy lăn đi chỗ khác.
Khi kiểm tra nhật ký công việc của 3 người đàn ông canh giữ ngọn hải đăng Flannan Isles, người ta phát hiện ra rằng hóa ra Eilean Mor đã bị một cơn bão lớn tấn công vào ngày 14/12.
Trong đề mục ngày 12/12, người canh gác Thomas Marshall viết rằng: “Những cơn gió dữ dội mà tôi chưa từng thấy trong 20 năm qua”. Người này cũng mô tả những người bạn đồng hành trên đảo là James Ducat đột nhiên trở nên trầm lặng, trong khi William McArthur thì òa khóc.
Dòng nhận xét về William McArthur được cho là khá kỳ lạ, khi McArthur vốn là một thủy thủ dày dạn kinh nghiệm lại có thể khóc vì 1 cơn bão. Báo cáo công việc cuối cùng được ghi lại vào chiều ngày 15/12 với dòng chữ ngắn gọn: “Bão tan, biển lặng. Chúa là đấng toàn năng”.
Người quản lý ngọn hải đăng Muirhead kết luận rằng 3 người đàn ông đã bị bão cuốn đi khi họ rời ngọn hải đăng để sửa chữa 1 container bên ngoài bị gió lốc làm tổn hại. Theo đó, một cơn sóng lớn đã ập đến trong lúc 3 người đang mải mê công việc của mình và họ đã bị nhấn chìm xuống Đại Tây Dương.
Kịch bản tương tự khác thì cho rằng, một trong những người canh gác có thể bị sóng lớn cuốn đi. Hai người còn lại đã cố gắng giúp đỡ nhưng rồi cũng chịu chung số phận. Tuy nhiên, mọi suy đoán đều không giải thích được vì sao lối vào ngọn hải đăng lại bị khóa, đồng hồ treo tường dừng lại và họ ra ngoài mà vẫn để lại áo khoác dù trời rất lạnh.
Hơn nữa, ngọn hải đăng được cho là một nơi khá an toàn khi nó cao 45m so với mực nước biển. Cùng với đó, không có cơn bão nào được ghi nhận trong khu vực vào ngày 12, 13 và 14/12. Trên thực tế, thời tiết rất yên tĩnh và bão đã không đến đây cho đến tận ngày 17/2.
Vụ mất tích bí ẩn trên ngọn hải đăng Flannan Isles về sau này vẫn là một câu hỏi không có lời đáp. Thi thể của họ cũng không bao giờ được tìm thấy. Câu chuyện về ngọn hải đăng đã được đưa lên màn ảnh rộng trong bộ phim có tựa đề The Vanishing vào năm 2018.
Có giả thiết cho rằng 3 người canh gác hải đăng bị gián điệp nước ngoài hoặc người ngoài hành tinh bắt cóc, hoặc gặp phải một hiện tượng kỳ bí nào đó.
Viên kim cương thô có giá bằng cả thành phố hiện đang ở đâu?
Lần cuối cùng người ta nhìn thấy nó là ở trên tay nhóm thợ mỏ.
Một nhóm thợ mỏ đã tìm phát hiện một viên kim cương thô nặng hơn 2.000 carat, với vẻ đẹp hiếm có khó tìm và chất lượng vô cùng tuyệt mĩ.
Tại thời điểm ấy, viên đá thô có giá bằng cả một thành phố khiến nhiều người mê mẩn. Các chuyên gia đánh giá đây là một viên kim cương loại II, hình thành trong thời gian dài chưa xác định và không chứa tạp chất nitơ. Vì thế nó sở hữu màu sắc và độ trong cực hiếm.
Ảnh minh họa
Người phát ngôn của khu mỏ miêu tả viên kim cương trắng miêu tả: "Đây một ví dụ tuyệt vời để minh chứng cho những viên kim cương lớn nhất và có chất lượng tốt nhất từ trước tới nay".
Thế nhưng, viên kim cương xuất thân từ mỏ Cullinan ấy lại biến mất không có dấu vết. Không một ai có thể tìm thấy viên đá thần kỳ ấy và sự biến mất của nhóm công nhân mãi là điều bí ẩn.
Có thuyết đồn rằng, viên kim cương ấy chính là chìa khóa mở ra cánh cửa đi đến thế giới song song; có người lại cho rằng, viên kim cương ẩn chứa lời nguyền nếu bất kì ai chạm vào đều biến thành tinh thể.
Cho đến tận bây giờ, câu trả lời về viên kim cương thô đắt giá nhất vẫn là một sự bí ẩn!
Ảnh minh họa.
Mỏ Cullinan nổi tiếng với viên kim cương thô lớn nhất mà con người từng phát hiện. Cullinan cũng chính là tên của viên kim cương có trọng lượng 3.106 carat.
Vào một ngày đẹp trời của tháng 1 năm 1905, ông quản lý Frederick Wells trong lúc đi kiểm tra đã vô tình vấp phải "hòn đá" to bằng nắm tay, vì cho rằng đây là mảnh thủy tinh mà đám công nhân găm lại để trêu ông.
Tuy nhiên, dưới ánh sáng mặt trời, "mảnh thủy tinh" ấy lại phát ra thứ ánh sáng lấp lánh hấp dẫn ánh mắt tò mò của ông. Ông dùng con dao bỏ túi để lấy nó ra khỏi lớp đất đá bao quanh, lau chùi sạch sẽ rồi đem về nhà nghiên cứu kỹ.
Thật không thể tin được! Kể từ giây phút ấy, nó trở thành viên kim cương lớn nhất thế giới với tên gọi được đặt theo người chủ khu mỏ Thomas Cullinan. Sau khi được công bố, người ta phong danh hiệu cho nó là "Ngôi sao sáng nhất châu Phi".
Các chuyên gia cho biết, giá trị của viên kim cương lớn nhất thế giới là vô giá vì cho đến nay chưa có một viên kim cương nào đạt được kích thước, độ trong suốt và có màu sắc đẹp được như Cullinan.
Và kể từ khi được cống tặng tới nay, nó cũng chưa bao giờ được Hoàng gia Anh định giá hay đấu giá.
Tuy nhiên giá trị ước tính của viên kim cương khổng lồ này sẽ không dưới 2 tỷ USD.
Thăm thánh đường La Vang Chúng tôi đến thăm nhà thờ La Vang ở ngoại ô thị xã Quảng Trị. Trong ký ức của tôi vẫn còn in đậm hình ảnh khu nhà thờ này đổ nát điêu tàn trong mùa hè đỏ lửa năm 1972. Bây giờ, ngoài tháp chuông cũ bị đạn bom tàn phá còn lại như một dấu tích thời gian, trên nền đất...