Bà ngoại tôi dường như luôn bị bỏ đói từ khi nằm liệt giường!
Bà ngoại 90 tuổi, nằm liệt giường mà khi được cháu xúc cho ăn, bà tôi ăn ngấu ăn nghiến 2 miếng bánh chưng chỉ chưa đầy 5 phút đã ăn xong.
Dù Tết Nguyên Đán đã qua từ khá lâu nhưng từ đó đến giờ tôi cứ luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh bà ngoại nằm liệt giường ngấu nghiến ăn miếng bánh chưng xanh như thể bị bỏ đói. Hôm ấy tôi đã trào nước mắt. Và cả những lúc nhớ đến bà, khóe mắt tôi lại cay cay. Tôi thương bà ngoại mình quá thể mà chưa biết phải làm thế nào.
Bà ngoại tôi năm nay đã tròn 90 tuổi rồi. Hơn 2 năm trước, bà vẫn còn rất khỏe mạnh. Bà vẫn đi lại phăm phăm, nói năng sa sả cả ngày không biết mệt. Khi ấy, bà chỉ có nhược điểm duy nhất là hơi nghễnh ngãng nên thường hỏi đi hỏi lại con cháu khiến con cháu vừa buồn cười vừa nhiều lúc bực mình. Tuy nhiên, khi con cháu nói gì, nhiều lúc bà vẫn nghe được.
Song 2 năm trước, sau 2 lần đột quỵ thì bà ngoại tôi đã bị liệt nửa người. Ban đầu bà ngoại nằm liệt giường và không nói được. Từ một người suốt ngày đi lại phăm phăm, lúc đến nhà con nọ, lúc ra nhà cháu kia chơi, giờ bà nằm đấy, mọi sinh hoạt trong nhà phụ thuộc hết vào người khác. Nằm đấy, dường như bà cũng ý thức được nỗi khổ cực độ của mình. Bà thường chỉ nói được duy nhất từ “khổ quá” với con cháu mỗi khi vào thăm. Cứ nhìn thấy con cháu về thăm, bà lần nào cũng khóc.
Nằm đấy, dường như bà ngoại cũng ý thức được nỗi khổ cực độ của mình (Ảnh minh họa)
Trước đây và cả khi đã bị liệt, bà vẫn ở trong nhà cậu mợ tôi. Bởi vì bà cho hết cậu mợ mảnh đất của tổ tiên để lại này. Do đó, khi còn minh mẫn cũng như hiện nay, bà bảo có chết cũng chết ở mảnh đất tổ tiên bà để lại này. Mẹ tôi cũng có nhà ở xóm khác và nhiều lần muốn đón bà về ở để tiện chăm sóc nhưng bà cũng nhất quyết không chịu. Giờ bà có thể tự nằm xúc cơm, nhưng thấy bà ở đấy thường bị đói nên mỗi lần đến chơi, tôi thương bà lắm song không biết làm thế nào.
Hiện nhà cậu đã để hẳn mợ ở nhà hàng ngày chăm sóc bà (cậu thì phải đi làm kiếm tiền chính). Phải nói mợ là người khá sạch sẽ khi lau dọn cho bà hàng ngày. Song vì sợ bà ăn càng nhiều, mợ sẽ phải dọn nhiều nên mợ rất hạn chế cho bà ăn no nê, thỏa thích. Bữa nào ngoài uống sữa ra, mợ chỉ cho bà ăn cháo trắng với ruốc hoặc ăn cơm với ruốc.
Chẳng thế mà bà tôi dường như luôn bị đói từ ngày nằm liệt giường. Mỗi khi con cháu vào thăm mua quà cho bà, biết mợ như vậy nên chúng tôi đều ra sức bóc bánh hoa quả hay bón cho bà ăn. Và lần nào bà cũng ăn ngấu ăn nghiến. Rất ít khi bà từ chối ăn.
Khi bà bắt đầu có thể tự nằm và đưa tay xúc được cơm cho mình, mợ tôi cũng không còn ngồi bón cơm cho bà nữa. Đến bữa ăn, thím cứ xới 1 bát cơm, rắc ít ruốc vào đó. Sau đó thêm cái thìa và để bát cơm đó ở đầu giường cho bà. Bà cứ thế nằm hơi nhỏm đầu lên và tự xúc. Lần nào ăn cơm cũng vãi tung tóe ra chiếu và sàn nhà.
Sáng mùng 1 Tết Nguyên Đán, khi con cháu chúng tôi tụ tập tại nhà bà để đi chúc Tết thì lại được chứng kiến cảnh đắng lòng. Khi chúng tôi đến, đúng lúc nhà mợ bắt đầu ăn cơm và mợ lại cho vào chiếc đĩa 2 miếng bánh chưng xanh và để đầu giường cho bà ăn. Thấy vậy, tôi mới bảo mợ để tôi sẽ xúc cho bà ăn.
Video đang HOT
90 tuổi, nằm liệt giường mà khi được cháu xúc cho ăn, bà tôi ăn ngấu ăn nghiến 2 miếng bánh chưng chỉ chưa đầy 5 phút đã ăn xong. Tôi hỏi bà ăn nữa không thì bà lắc đầu ra điều ăn đủ rồi. Nhìn cảnh bà ăn ngấu nghiến 2 miếng bánh chưng như thể bị đói, bị thèm thuồng mà là đàn ông tôi cũng trào nước mắt.
Thấy bà như vậy, tôi chỉ dám hỏi dò cậu mợ rằng hình như bà đói nên ăn khỏe. Cậu mợ tôi thì bảo vẫn cho bà ăn đủ 3 bữa nên không thể đói được. Cậu còn bảo chắc là nhìn thấy con cháu tụ tập đông vui nên mà mừng vui mà ăn hết. Tôi thật sự không tin những lời cậu mợ nói. Nhưng phận là cháu, bà lại không ở nhà tôi, tôi chưa chăm bà được ngày nào nên dù thương bà đến nghẹn lòng, tôi cũng không dám thái độ hay ý kiến gì.
Suốt từ Tết đến giờ, tôi cứ bị hình ảnh ăn bánh chưng của bà ngoại ám ảnh. Tôi chẳng biết làm gì hơn ngoài cuối tuần nào dù ở cách đó 20 km nhưng cố thu xếp về và tạt vào nhà bà chơi. Những lúc đó, tôi để ý bà vẫn được tắm giặt, được ở sạch sẽ song bà vẫn như bị đói. Tôi bóc bánh, hoa quả ít khi bà từ chối ăn.
Để bà cứ bị đói như thế, tôi xót và thương bà lắm. Là đứa cháu ngoại của bà, tôi biết làm gì đây? (Ảnh minh họa)
Nhiều khi tôi cũng đặt trên cương vị của cậu mợ mà nghĩ cho hai người. Tôi không dám chê trách gì mợ, vì bản thân tôi cũng biết, chăm sóc một bà già nằm liệt giường sẽ vô cùng vất vả và cả ức chế nữa. Nhưng dù sao đó cũng là người sinh ra chồng mình, người từng chăm sóc con cái của cậu mợ ngày các em còn nhỏ, sao mợ nỡ không cho bà ăn nhiều vì chỉ sợ bị dọn nhiều? Hơn nữa, nhà này chỉ có 1 mình cậu mợ được bà cho hưởng đất, phụ tiền xây nhà cao cửa rộng như hôm nay thôi.
Tôi đang động viên bác tôi đón bà về nhà bác chăm sóc cho chu toàn hơn. Nhưng bác nói có bảo kiểu gì cũng không đón được bà ra nhà bác đâu vì bà sẽ nhất quyết không ra. Dù giờ bà có liệt chăng nữa nhưng bà vẫn nhận thức biết được mọi sự việc xung quanh, chỉ là bà không nói được ra. Song dù con cháu có chăm đến thăm bà thì cũng không thể ở với bà hàng ngày được. Mà để bà cứ bị đói như thế, tôi xót và thương bà lắm. Là đứa cháu ngoại của bà, tôi biết làm gì đây?
Theo Trí thức trẻ
Cháu bà nội tội bà ngoại: Bài viết khiến mẹ sau sinh nào cũng rơi nước mắt và muốn về ngay với mẹ
Người ta nói, khi sinh con, khổ nhất là khi sinh, khổ nhất là mấy tháng nuôi con trong cữ. Nhưng bao nhiêu cái khổ ấy, hầu như mẹ nào cũng đều gánh cả giùm con gái hết.
Người rớt nước mắt khi nghe con đến bên mẹ chính là bà ngoại. Bà bảo: "Vậy là bà sắp có cháu bế rồi". Và thế là tuần nào bà cũng gửi cả đống đồ ra cho hai mẹ con. Nào thì thức ăn, nào thì rau, rồi hoa quả ở quê.
Cái gì bà cũng dành dụm vì đứa cháu nhỏ trong bụng con gái mình. Rồi dặn dò đủ thứ, nào là tránh ăn cái này, tránh ăn cái kia, nên ăn cái gì cho tốt, giữ gìn sức khỏe rasao ... Cảm tưởng như con gái mang bầu nhưng mẹ còn lo nhiều hơn.
Người rớt nước mắt khi nghe con đến bên mẹ chính là bà ngoại. Bà bảo: "Vậy là bà sắp có cháu bế rồi".
Ngày đau bụng vì sắp sinh con, muộn lắm rồi, mẹ vẫn bắt chuyến xe cuối cùng để lên thành phố cùng với con gái và cháu ngoại của mình. Suốt đêm hai mẹ con ở trong viện, con thì đau, mẹ thì gắng động viên con rồi mọi chuyện sẽ qua. Ngày trước sinh con mẹ cũng thế. Nghe mẹ nói thế mà thấy lòng rưng rưng, đúng rồi, mẹ cũng từng sinh mình vất vả như vậy đấy. Đúng là người xưa nói có sai đâu: Có sinh con mới hiểu lòng cha mẹ.
Người đầu tiên bế cháu ra từ phòng sinh là bà ngoại. Mẹ khóc khi nhìn cháu. Và hỏi bác sĩ con gái mẹ có sao không? Tới khi bác sỹ bảo cả mẹ và con đều khỏe mạnh, mẹ mới thở phào như trút được mọi nỗi lo âu. Quay nhìn đứa cháu nhỏ trên tay nựng yêu: "Giống của bà, bà nhìn cái là nhận ra ngay!"
Con sinh mổ, nên vết mổ rất đau, sữa chưa về. Đêm đêm, mẹ bế cháu ngồi bên giường lo lắng nhìn con gái đau đớn mà đôi mắt mẹ rưng rưng. Mẹ thay con chăm cháu, cho cháu ăn từng chút sữa, mang cháu đi tắm, thay tã, bế cháu hàng đêm cho con gái chợp mắt. Nhiều khi tỉnh dậy, vẫn thấy bà cháu bế nhau đi từ đầu phòng tới cuối phòng. Có khi là bà bế cháu, ngồi tựa cạnh giường vì con bé cứ đặt xuống giường là khóc oe oe.
Mấy ngày trên viện, mẹ gầy cả đi, chỉ vì chăm con chăm cháu. Ngày đón con về nhà nội, bà ngoại cũng đi theo. Mẹ ở đó nửa tháng, chăm cho con gái khỏe, thức đêm thay con để bế, để chăm cháu. Những đêm dài, chỉ có bóng bà ngoại ẵm cháu ầu ơ, như những ngày mẹ chăm những đứa con của mình.
(Ảnh minh họa)
Vẫn cẩn thận, vẫn dịu dàng chu đáo và vẫn nhẫn nhịn hi sinh âm thầm như thế. Nhiều khi thấy mẹ thức đêm nhiều, bảo mẹ để con bế cháu, mẹ nghỉ đi. Mẹ lại bảo: Thôi, để mẹ chăm cho được ngày nào hay ngày ấy. Mẹ về rồi, thì chúng mày lại bồng bế nhau chứ ai bồng cho nữa mà còn đòi. Tới khi ấy có muốn đưa cho ai cũng chả được nữa chứ đừng nói là đòi. Thôi, ngủ đi mà lấy sức.
Nghe mẹ nói thế, lại đành ngoan ngoãn vào giường nằm. Nước mắt cứ ứa ra tự khi nào ướt gối. Nhìn mái tóc mẹ bạc dưới ánh đèn mờ, nhìn đôi tay gân guốc, sần sùi vì cả đời vất vả mà lòng cứ rưng rưng thổn thức. Mẹ nuôi con đã vất vả tới nhường nào. Mà giờ lại vì cháu, cũng vất vả bao nhiêu. Lặn lội xa xôi, đêm thức trắng đêm, ngày thì lại cặm cụi nấu nướng, giặt giũ cho con.
Ngày mẹ về quê, đôi mắt ngấn nước mẹ dặn: "Thôi ở lại mẹ về. Gắng cho mau khỏe, được tháng, rồi mẹ đón về nhà. Giờ thì ở lại đây, gắng hai mẹ con chăm nhau cho tốt. Bà nội yếu, bà chăm được gần nào thì được gần ấy. Gắng lên nhé con!"
Ngày mẹ về quê, đôi mắt ngấn nước mẹ dặn: "Thôi ở lại mẹ về. Gắng cho mau khỏe, được tháng, rồi mẹ đón về nhà
Ngày hai mẹ con bắt xe về với bà ngoại, mẹ ra tận ngoài ngõ mé đường lớn đứng đợi con và cháu ngoại. Hai mẹ con vừa liêu xiêu bước xuống xe. Bà ngoại đã chạy ào lại bế cháu vào lòng. Nước mắt chỉ trực trào ra, mẹ chửi yêu: "Ôi, cái giống xấu của bà đây rồi". Rồi mẹ quay nhìn con, thấy con gái gầy đi, đôi mắt thâm quầng. Mẹ khẽ vuốt đầu: "Khổ chưa con, chỉ tại lấy chồng xa. Bố nó chắc lại đi rồi hả". Con khẽ khẽ gật đầu. Mẹ khẽ dắt tay: Thôi về với bà rồi. Về bà chăm hai mẹ con cho.
Về nhà, mẹ không cho đụng vào gì hết. Bảo hai mẹ con cứ trông nhau là được. Mà cũng chả phải trông nhau, bà lại đêm đêm thức trông cháu cho con gái ngủ. Bà bảo: "Bà để ngồi ít thôi, không sau này đau lưng. Cứ nằm xuống đi. Mẹ già rồi, ngủ được mấy đâu. Có cháu ngoại mà ôm là vui lắm rồi. Cứ ngủ đi".
Nghe mẹ nói thế mà đau lòng. Lưng mẹ ngày nào chả đau. Khi mẹ sinh con, mới được mấy ngày đã tự đi giặt giũ, đi nấu cơm, thậm chí là đi làm như ai chứ có được nghỉ ngơi như bây giờ. Nói với mẹ điều ấy thì mẹ bảo: "Thời ấy là thời của mẹ. Ai cũng khổ thế thôi! Không so được. Phụ nữ sinh con như là vắt xương vắt thịt đi, phải được nghỉ ngơi cẩn thận. Không nghe mẹ, nay mai già lại khổ đấy!" Mẹ là thế đấy, khi nào cũng chỉ mong những điều tốt nhất cho con mà chả khi nào nghĩ tới mình.
Mỗi khi đến bữa, bà ngoại làm nhiều món lắm. Khi nào mẹ cũng bắt phải ăn nhiều để cho cháu ngoại của mẹ ti. Vậy mà cứ tới bữa ăn, chưa kịp ngồi xuống mâm mẹ đã bảo: "Cứ ăn đi mẹ bế cháu cho. Mẹ ăn xong rồ"i. Rồi lại giục: "Gắng mà ăn nhiều vào. Mẹ ăn nhiều vào cho cháu bà bú ti nhỉ". Rồi bà lại quay sang con bé đang nằm trong lòng bà đôi mắt đen hấp háy nhìn bà ngoại lấp lánh nụ cười nơi đôi môi hồng chúm chím.
Bà thấy thế lại chửi yêu: "Cha bố chị, cười cái gì mà cười chứ". Đêm chốc chốc bà lại vào nhòm xem hai mẹ con có ngủ không. Vừa nghe tiếng cháu khóc là mẹ chạy vào ngay, bảo: "Con khóc thì gắng dỗ cho con ngủ nếu khóc khóc thành quen đấy!" Rồi lại bế cháu dỗ dành. Nhiều đêm, mẹ thức dậy không biết bao nhiêu lần.
(Ảnh minh họa)
Ba tháng hết cữ, mẹ bảo: "Thôi, bà trả cho bà nội thôi. Chắc bà sẽ nhớ cháu lắm!" Chia tay bà ngoại, hai mẹ con lại về bên nội. Đây mới là nơi gọi là nhà mình. Còn nhà ngoại chỉ là nhà ngoại thôi. Con gái và cháu về rồi. Mọi người kể, bà ngoại nhớ cháu thơ thẩn cả đêm chả ngủ được. Có đêm còn mơ cháu khóc mà giật mình chạy vô buồng, chả thấy con cháu đâu, thế là nước mắt lại ứa ra. Khóc vì nhớ con thương cháu.
Ông lại an ủi: "Con gái mình đi lấy chồng rồi thì là con của người ta. Cháu cũng là cháu của người ta. Nên nó phải ở nhà nó chứ ở nhà mình mãi làm sao được mà bà buồn rầu". Bà ngoại lại thở dài: "Ờ, thì tôi cũng vẫn biết thế!"
Thì vẫn biết là thế. Người ta nói, khi sinh con, khổ nhất là khi sinh, khổ nhất là mấy tháng nuôi con trong cữ. Nhưng bao nhiêu cái khổ ấy, hầu như mẹ nào cũng đều gánh cả giùm con gái hết. Đúng là người xưa nói chẳng có sai bao giờ: Cháu bà nội, nhưng tội bà ngoại. Tội lắm. Nghe mà lòng cứ rưng rưng. Mẹ ơi! Bà ngoại ơi!
Theo blogtamsu
Vợ "bỏ đói" cả đợt Tết vì sợ... xui Vợ "bỏ đói" cả đợt Tết vì sợ... xui. Bình thường, anh chỉ tranh thủ về qua nhà được 2 ngày lại phải đi, những tưởng kì nghỉ tết dài gần 10 ngày sẽ là cơ hội để vợ chồng gần nhau hơn. Ai ngờ, vợ anh... "cấm tiệt" với lí do: "Mấy ngày đầu năm mà 'yêu' thì đen lắm". Kì nghỉ...