Bà ngoại chăm cháu 5 tháng lúc về vợ biếu 2 triệu, chồng bảo: Ơ, chăm cháu cũng lấy tiền à
Lúc mẹ về quê tôi biếu mẹ 2 triệu nhưng bà không muốn nhận. 2 mẹ con đùn đẩy nhau thì chồng tôi nhìn thấy.
Ngay khi cưới xong đã thấy chồng có vẻ không muốn mình quản lý chuyện tiền bạc của anh nên tôi cũng không đả động đến chuyện anh thu nhập cụ thể bao nhiêu.
Tôi chỉ liệt kê ra những khoản cần chi tiêu trong tháng và anh chấp nhận rằng anh sẽ lo những việc lớn và tôi cũng đồng ý.
Tôi thấy như thế cũng thoải mái vì nhiều khi đưa tiền cho vợ xong cuối cùng các ông ấy lại kêu tiêu gì tiêu lắm, vừa đưa đã hết… Rồi lại cãi nhau chuyện tiền nong.
Tôi và chồng ít về quê nên chuyện biếu hai bên nội ngoại là không có, chỉ tết về mới biếu bố mẹ. Còn thi thoảng tôi có mua đồ ăn và thuốc bổ gửi về cho bố mẹ đôi bên thôi.
Nhưng cho tới khi tôi bầu con gái đầu lòng (lấy chồng 1 năm rưỡi chúng tôi mới thả để có bầu) tôi mới hay rằng từ ngày cưới tới giờ tháng nào chồng mình cũng gửi tiền về cho nhà anh. Mỗi tháng đều đặn 3 triệu:
- Tháng nào anh cũng gửi tiền về cho ông bà nội đấy à?
- Ừ… Bố mẹ nuôi bao năm giờ làm có tiền phải báo hiếu chứ.
- Sao chẳng thấy anh nói gì với em và cũng chẳng thấy anh biếu xén gì bên ngoại thế?
Video đang HOT
- Sao anh phải nói với em? Anh đã bảo tiền của ai người đó tự quyết định mà, anh có cấm em biếu xén nhà ngoại đâu. Còn bên ngoại anh không biếu vì bố mẹ em nuôi em chứ nuôi gì anh.
- Anh… anh nói thế mà nghe được à. Cưới nhau rồi thì nhà nào cũng như nhà nào chứ, sao anh nói năng vô trách nhiệm thế.
- Sao không nghe được anh nói đúng mà.
Tôi ức mà không làm sao được. Mỗi lần tôi mua đồ gửi về đều bếu 2 bên nội ngoại như nhau. Tết tư cũng vậy, ai ngờ chồng mình thì phân biệt.
Ngày tôi sinh con mẹ chồng kêu mệt mỏi chưa lên với cháu được. Bà bảo cứ nhờ bà ngoại lên trước khi nào bà khỏe hơn bà lên.
5 tháng trời mẹ tôi bỏ cả công việc để lên chăm tôi và cháu là 5 tháng bà vất vả gầy mất 3 kg vì cháu quấy nhiều. Đêm đến cháu trằn trọc bú xong lại đi vệ sinh rồi nhiều hôm thức cả đêm. Thương con mẹ tôi toàn bế đỡ cháu cho. Chồng tôi chưa phải thức chăm con 1 đêm nào.
Ngày bà về cũng là những ngày cháu đã ngoan, mình tôi có thể chăm lo cho con được. Lúc mẹ về gọi là có chút đưa bà về mua quà cho mấy đứa cháu nhỏ ở nhà chứ tôi cũng không có nhiều, tôi đưa mẹ 2 triệu nhưng mẹ không nhận.
Tôi muốn đưa nhiều hơn nhưng vì không có nhiều tiền mặt, định bụng hôm sau sẽ gửi về biếu bố mẹ vài triệu nữa vì dù gì bà cũng chăm mình tận 5 tháng giời. Nếu bà ở nhà 5 tháng kia bà đi chợ cũng kiếm được khối tiền chẳng qua thương con thương cháu nên bà mới lên.
2 mẹ con đang đùn đẩy nhau thì chồng tôi nhìn thấy. Anh không nói gì lẳng lặng bỏ vào nhà. Sau tôi cứ ép mẹ lấy để trả tiền xe với về mua ít kẹo cho lũ trẻ con nhà anh trai hộ tôi.
Mẹ tôi tự bắt xe ôm ra bến chứ con rể cũng không đèo đi, tôi định gọi chồng thì bà ngăn lại: “Thôi bố nó đi làm cả tuần, nay mới được nghỉ để bố nó ở nhà chơi với cu Tít, mẹ bắt xe ôm đi ra bến xe cũng được”.
Nhưng lúc tôi quay vào thì anh đang ôm cái điện thoại chơi game chứ có thèm chơi gì với con đâu. Tôi cay sống mũi tiễn mẹ về, gọi xe ôm cho mẹ xong vào nhà định nói chồng mấy câu thì anh đã bảo:
- Tưởng bà lên chăm con cháu hóa ra cũng lấy tiền công à?
- Anh nói cái gì? đây là tôi biếu bà chứ không phải trả công? 5 tháng lên chăm con anh mẹ tôi gầy mất 3 kg đấy anh có biết không? 2 triệu may ra chỉ đủ tiền xe với vài con gà với ít kẹo bánh chứ đáng bao nhiêu mà anh bảo thế.
- Đã nói là lên chăm con chăm cháu giúp mà đưa tiền thì khác gì trả công cô còn cãi à.
- Anh là người anh có biết suy nghĩ không? Thế mẹ tôi lên chăm con cho anh rồi tự bay về quê được à. Bà còn phải đi xe ôm ra bến xe trong khi con rể nằm ì ở đây đấy. Mỗi tháng anh biếu mẹ anh 3 triệu thì từ giờ anh nhờ mẹ anh lên mà chăm con anh, đừng bao giờ hi vọng tôi nhờ mẹ tôi lên nữa nhá. Để mẹ anh lên chăm cháu, chăm con trai cho mẹ anh biết. Già rồi mà ăn nói như đứa con nít lên 3, đúng là thiện cẩn thiếu suy nghĩ.
- Ai bảo cô tôi thiếu suy nghĩ.
- Người có suy nghĩ chẳng ai nói như anh.
Bốp (Anh ta đánh tôi)
- Cô quá đáng vừa thôi.
- Người quá đáng là anh mới đúng, ki bo, bủn xỉn, cái loại chỉ biết nhà nội phân biệt đối xử, vô tâm quá đáng. Chẳng ai làm chồng làm rể mà như anh đâu. Anh nên nhớ anh cũng có con gái, sau này lớn lên nó lấy phải thằng chồng như anh, nhà ngoại chẳng thiết gì thì lúc đó anh mới trắng mắt ra.
Tôi điên lắm tôi xả cho bằng hết. Chồng cứng họng không nói được câu gì. Tôi đã gọi điện nhờ bà nội lên chăm cháu giúp và đang chờ xem mẹ chồng có lên không, nghĩ mà thương mẹ với bực chồng lắm các chị à.
Đến phụ đám giỗ nhà chị chồng mà tôi bần thần không dám đụng đũa vào món nào
Nhìn những món ăn ngon mắt được đặt trên mâm cỗ mà tôi bần thần, chẳng biết có nên tiết lộ bí mật đó không?
Tôi là dâu mới nên luôn muốn giữ mối quan hệ tốt đẹp với mọi người trong nhà chồng. Vợ chồng tôi ở cùng bố mẹ chồng, còn chị chồng đã lập gia đình và ở nhà riêng. Cuối tuần chị ấy lại về nhà chơi, đòi hỏi ăn món này món nọ. Vì chiều ý chị ấy mà tôi chẳng tiếc tiền mua thức ăn, nấu nướng tươm tất. Đôi khi tôi còn phải bỏ tiền mua bia, nước ngọt trong bữa tiệc vì chẳng ai bỏ một đồng nào ra. Từ lúc có chồng, tôi gần như không tiết kiệm được một đồng nào nữa. Tất cả cũng vì 4 ngày chủ nhật trong tháng đã "ngốn" gần hết nửa tháng lương của tôi rồi. Chị chồng thì chỉ bày vẽ món này món nọ nhưng chưa bao giờ bỏ tiền ra. Tiếp xúc mới mấy tháng, tôi đã hiểu chị ấy là một người keo kiệt, bủn xỉn. Tuy nhiên vì muốn giữ hòa khí nên tôi đành phải cắn răng chịu đựng.
Hôm qua nhà chị chồng có đám giỗ nên gọi tôi sang phụ. Lúc tôi sang, chị chồng đã đi chợ, mua sắm đầy đủ nguyên liệu nấu nướng rồi. Nhưng nhìn những thứ ấy mà tôi choáng váng. Cà chua đã bị hỏng, dập, chỉ còn lấy được một nửa quả hoặc một phần quả. Cà rốt để lâu nên vỏ nhăn nhúm lại, bên trong còn có vết đen. Rồi thì rau dập lá, khổ qua nhỏ như "mới nở hôm qua"...
Chị ấy tiết kiệm đến mức mua thức ăn giảm giá thì tôi chịu, không còn lời gì để nói nữa. (Ảnh minh họa)
Thấy tôi đứng như chôn chân trước đống thực phẩm ấy, chị chồng cười giả lả bảo tôi cứ nhặt thật kĩ thì thế nào cũng ăn được, có phải hư thối hẳn đâu mà sợ. Thế rồi chị ấy lấy trong túi ra 4 con gà đã được làm sẵn. Nhìn mấy con gà mà tôi phát ngán. Da gà tái đi như kiểu để trong tủ lạnh rồi lấy ra bán lại, có chỗ da bong tróc, trơ ra thịt đã trắng dã. Tôm thì chị ấy mua loại qua ngày, giảm giá nên đầu tôm đều bị vàng, có mùi khó chịu.
Tôi hỏi chị chồng những thứ này thì làm sao mà nấu? Chị ấy nói nấu được hết, chỉ cần để chị ấy nêm nếm mặn mà, tẩm ướt gia vị kĩ càng một chút là được. Và rồi chị ấy làm được thật. Thịt gà ướt nước sốt vàng ươm, nướng lên thơm phức. Tôm hấp nước dừa, vừa thơm vừa mềm mại... Nhưng nhìn mấy món ăn ngon lành đặt trên mâm cỗ mà tôi bần thần, chẳng dám đụng đũa.
Chị ấy tiết kiệm đến mức mua thức ăn giảm giá để nấu cỗ thì tôi cũng chịu, không còn lời gì để nói nữa. Cũng may chồng tôi và mọi người ăn vào không bị đau bụng, nếu không thì chị chồng cũng khó mà giải thích. Có cách nào để chị ấy thôi keo kiệt đến mức coi thường sức khỏe không?
(thanhnhan...@gmail.com)
Đừng trì hoãn yêu thương Đối với bậc sinh thành, có món quà nào trên đời này quý giá hơn đứa con của họ? Có cái gì có thể đánh đổi một đứa con đối với những người làm cha làm mẹ? 1. Sáng loay hoay chuẩn bị đi làm, thấy cuộc gọi nhỡ của ba, bụng bảo dạ: chắc ba bấm nhầm. Từ từ rảnh gọi lại...