Ba nghề “phất” lên nhờ ông Công, ông Táo
Đến hẹn lại lên, cứ dịp cuối năm vào lễ ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp) là những làng nghề truyền thống làm hàng mã, đúc tượng, nuôi cá chép, trồng hoa… lại nhộn nhịp. Nhờ có ngày này nhiều nhà đã phất lên trông thấy.
Nuôi cá chép
Hiện nay, tất các chủ ao đã vớt cá chép để bán cho thương lái. Một số làng nuôi cá chép truyền thống như làng Thủy Trầm (xã Tuy Lộc, Cẩm Khê, Phú Thọ), Làng Tân Cổ (xã Quảng Tân, huyện Quảng Xương,Thanh Hóa), làng Kim (Mỹ Thắng, Mỹ Lộc, Nam Định) cũng đã thu hoạch những mẻ cá cuối cùng.
Mỗi hộ nuôi cá chép có thể lãi hàng trục triệu đồng chỉ trong một vụ cá chép Tết (Ảnh I.T).
Mỗi tạ cá bán được 7-9 triệu đồng, cao hơn so với các năm trước (năm trước 6 triệu/tạ). Với những chủ ao có từ 2-2,5 mẫu mặt nước có thể thu được từ 10-11 tạ cá chép đỏ. Vị chi, các chủ ao này có thể thu về cả trăm triệu đồng.
Trong khi đó, giá bán lẻ cá chép ngoài thị trường hiện nay khoảng 25.000-30.000 đồng/3 con. Với giá này những người buôn cá có thể lãi gần như gấp 4-5 lần.
Nghề làm hàng mã
Ngoài nghề nuôi cá chép thì nghề làm hàng mã cũng phất lên nhờ ngày ông Công, ông Táo. Tại một số làng nghề làm hàng mã truyền thống như: Làng Văn Hội (Thường Tín, Hà Nội), làng Song Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) từ nhiều tháng nay người dân đã tấp nập sản xuất, bán buôn.
Mỗi bộ ông Công, ông Táo có giá từ 100.000-250.000 tùy bộ. (Ảnh IT)
Các mặt hàng được sản xuất nhiều nhất là ông Công, ông Táo giá rẻ từ 2.000-3.000 đồng/1 bộ. Một số loại khác mạ thiếc vàng có giá đắt hơn từ 100.000-150.000 đồng/1 bộ. Tuy nhiên, đấy là giá bán buôn tại làng, còn giá bán lẻ một bộ ngoài thị trường cũng khá cao. Bộ giá rẻ cũng có giá từ 10.000-15.000 đồng, mạ thiếc vàng có giá từ 200.000-250.000 đồng/1 bộ.
Video đang HOT
Nghề đúc tượng
Không giống như các tỉnh thành phía Bắc, ở miền trung người dân có truyền thống cúng tượng ông Công, ông Táo dịp cuối năm.
Một số làng nghề như: Làng gốm Thanh Hà (TP.Hội An, Quảng Nam), ở Thừa Thiên – Huế có làng nghề chuyên sản xuất tượng ông Công, ông Táo để phục vụ thị trường khắp mọi miền đất nước vào dịp 23 tháng Chạp âm lịch.
Càng gần đến cuối năm, những người thợ ở làng nghề Địa Linh (xã Hương Vinh, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên – Huế) nỗ lực chạy đua với thời gian để sản xuất những mẻ tượng Táo quân cung ứng cho thị trường tại Huế và các tỉnh thành ở khu vực miền Trung, miền Nam.
Những người thợ ở Địa Linh làm việc cả ngày, cả đêm để tạo ra những bức tượng bán ông Công, ông Táo tuyệt đẹp (Ảnh I.T).
Thường thì để làm được một bức tượng phải mất khá nhiều thời gian. Đầu tiên là chọn đất, sau đó là tạo hình tượng, đem nung và sơn màu lên đó. Hiện, tượng Táo quân được bán với giá từ 500 đồng đến 2.000 đồng/tượng tùy theo loại. Cứ mỗi dịp cận Tết cổ truyền của dân tộc, các gia đình làm nghề ở Địa Linh sản xuất khoảng từ 40.000 – 50.000 tượng để cung ứng ra thị trường các tỉnh thành trong cả nước.
Mỗi mùa làm hàng, mỗi gia đình làm nghề cũng thu được vài chục triệu đồng từ làm tượng ông Công, ông Táo.
Những bức tượng ông Công, ông Táo nhiều màu sắc (Ảnh I.T).
Ngoài lao động làm các nghề trên cận Tết này nhiều lao động làm nghề buôn, bán hoa, buôn chuối… cũng được dịp “phất lên” trông thấy.
Theo Danviet
Bài cúng tiễn ông Công ông Táo được nhiều người sử dụng nhất
Hiện có nhiều sách in những bài cúng trong ngày tiễn ông Công ông Táo về trời. Vậy bài cúng nào đúng và hay được người dân sử dụng nhất?
Ngày 23 tháng Chạp, người Việt cúng cá chép tiễn ông Công ông Táo về trời. Ảnh minh họa internet.
Vào ngày 23 tháng Chạp (tháng 12 Âm lịch), người Việt thường làm lễ để tiễn ông Công ông Táo về trời báo cáo công việc trong gia đình trong vòng một năm qua.
Những lễ vật cần chuẩn bị làm lễ gồm 1 bộ mũ, y phục (mũ mão), hài, xôi, gà, trầu cau... Đặc biệt, lễ cúng không thể thiếu 1 con cá chép sống bởi, theo quan niệm của người Việt, ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời.
Bên cạnh những lễ vật, bài cúng ông Công ông Táo cũng rất quan trọng. Hiện trên thị trường lưu truyền nhiều sách in về các bài cúng ông Công ông Táo. Vậy bài cúng nào đúng và hay được người dân sử dụng nhất?
Về vấn đề này, sư thầy Thích Vân Phong - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho rằng, về cơ bản, bài cúng trong dân gian có thể biến tấu khác nhau.
"Đạo Phật truyền bá khắp nơi trên thế giới nên nó có cơ chế bản địa. Tùy vào tập tục ở nơi đó mà người ta có thể biến tấu sao cho phù hợp, quan trọng nhất là phải thành tâm", sư thầy Phong nói.
Sau đây là bài cúng đưa Táo, chiêu thiên trong chùa do sư thầy Thích Vân Phong - Ủy viên Ban Thông tin Truyền thông (Giáo hội Phật giáo Việt Nam) cho rằng phổ biến nhất.
Bài văn cúng ông Công ông Táo
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
Con kính lạy Ngài đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Tín chủ (chúng) con là: ...............
Ngụ tại:............
Hôm nay, ngày 23 tháng Chạp tín chủ chúng con thành tâm sắp sửa hương hoa phẩm luật, xiêm hài áo mũ, kính dâng tôn thần. Thắp nén tâm hương tín chủ con thành tâm kính bái.
Chúng con kính mời ngài Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân hiển linh trước án hưởng thụ lễ vật.
Cúi xin Tôn thần gia ân xá tội cho mọi lỗi lầm trong năm qua gia chủ chúng con sai phạm. Xin Tôn thần ban phước lộc, phù hộ toàn gia chúng con, trai giá, già trẻ sức khỏe dồi dào, an khang thịnh vượng, vạn sự tốt lành.
Chúng con lễ bạn tâm thành, kính lễ cầu xin, mong Tôn thần phù hộ độ trì.
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Nam mô a di đà Phật!
Theo Danviet
[Infographic] Những điều cần phải nhớ khi cúng ông Công, ông Táo Ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau, lễ cúng cần tránh phạm phải những điều kiêng kỵ. Theo Danviet