Ba năm Zalo: Từ 0 đến 40 triệu và còn gì nữa?
Đến thời điểm này, Zalo đã giữ ngôi vị OTT số 1 Việt Nam và khu vực Đông Dương, cho dù điều này chưa đi đôi với kỳ vọng về chuyện kiếm tiền, một “nốt lặng” của OTT này.
Cỗ xe phi mã
Tính từ thời điểm chính thức ra mắt vào tháng 12/2012 đến nay, OTT này đã đi từ con số 0 đến 40 triệu người dùng.
Tính ra bình quân, mỗi tháng Zalo “bỏ túi” 1 triệu người dùng. Càng về sau, tốc độ tăng trưởng của Zalo càng phi mã, đặc biệt là từ khi cán mức 10 triệu người dùng trở đi và đủ lực để tăng trưởng tự nhiên.
Tháng 11/2014, Zalo cán mức 20 triệu người dùng. Đến tháng 11/2015, Zalo cán mức 40 triệu. Chỉ trong một năm tăng lên tới 20 triệu người dùng, còn hơn cả sự tăng trưởng bùng phát của thuê bao di động thời vàng son.
Xét về số lượng thuê bao/người dùng, Zalo không kém gì Viettel, còn so với MobiFone và VinaPhone thì nhiều hơn.
VietjetAir và sắp với là Jetstar Pacific đã thông báo sẽ dùng Zalo như một công cụ truyền thông thông báo lịch bay cũng như chăm sóc khách hàng. Với VietjetAir, hãng hàng không này triển khai phương án nhắn tin qua Zalo trước, sau 5 phút nếu tin nhắn Zalo vẫn chưa được đọc thì hãng tiếp tục nhắn tin SMS đến khách hàng. Cách làm này được xem là “một mũi tên nhằm nhiều đích”, vừa giúp tiết kiệm chi phí, vừa có phương án dự phòng.
Video đang HOT
Hiện tại, Zalo đã được định hướng xây dựng không chỉ thuần là một OTT, mà đã dần trở thành một nền tảng di động về truyền thông xã hội hữu hiệu, truyền tải thông tin của nhiều lĩnh vực trong cuộc sống như dịch vụ tra cứu thông tin về điểm thi, lịch trình xe bus, tra cứu trạng thái hồ sơ nộp tại các cơ quan, các số hotline để người dân liên hệ…
Thời gian gần đây, Zalo không còn tiếp tục được đổ tiền để cạnh tranh giành giật người dùng như hai năm về trước nữa, mà câu chuyện tương lai của OTT này sẽ là khuếch trương thương hiệu, đẩy mạnh hợp tác và cung cấp dịch vụ nhằm tạo nguồn doanh thu.
Về lâu dài, đội ngũ phát triển Zalo cho biết OTT này sẽ còn cung cấp cả những tiện ích thiết thực sát sườn đối với đời sống dân sinh như tra cứu lịch cắt điện, lịch cắt nước, lịch tiếp dân, thông tin bão lũ, lịch tiêm chủng, thông tin về thuốc, về các bệnh thường gặp…
Điểm dừng và điểm thăng hoa
Trước tốc độ tăng trưởng người dùng phi mã của Zalo, có một câu hỏi đặt ra là điểm dừng của Zalo về thuê bao sẽ là bao nhiêu?
Khi đã đạt mức 40 triệu người dùng, tất nhiên là ngưỡng bão hoà cũng đang đến gần. Thời gian gần đây, Zalo không còn tiếp tục được đổ tiền để cạnh tranh giành giật người dùng như hai năm về trước nữa, mà câu chuyện tương lai của OTT này sẽ là khuếch trương thương hiệu, đẩy mạnh hợp tác và cung cấp dịch vụ nhằm tạo nguồn doanh thu.
Điều này xem ra cũng hợp lý. Khi không còn đối thủ cạnh tranh cân sức trên thị trường nội địa thì Zalo cũng không còn lý do phải hao tổn công sức và tiền bạc để giành giật người dùng. Khi ngưỡng bão hoà đang đến gần thì việc vung tiền như trước là không cần thiết và không chừng lại chính là sự lãng phí. Sau khi bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để phát triển thuê bao trong những năm qua, nay đã tạm đủ để OTT này tính tiếp con đường trong giai đoạn mới là phát triển kinh doanh, trở thành công cụ truyền thông di động hàng đầu và tất nhiên phải đạt hiệu quả kinh tế.
40 triệu người dùng/90 triệu dân, tương đương tỉ lệ 44,4% dân số. Cột mốc mà Zalo phải tạo lập để mang đến kỉ lục trên thị trường trong thời gian tới chính là một nửa dân số Việt Nam (50%) dùng Zalo.
Và đối với bất cứ dịch vụ cung cấp đến người dùng đầu cuối nào, việc cán được mức 70% dân số sử dụng chính là con số kì vọng mơ ước. Nhưng dẫu Zalo vươn được đến con số này, thì điều họ còn mơ ước nhiều hơn chính là hiệu quả kinh doanh.
Chỉ khi kiếm được tiền bù đắp được cho khoảng đầu tư kếch xù suốt hơn 3 năm qua và có lãi, điều đó mới giúp cho OTT này thực sự thăng hoa trên thương trường.
Theo Hải Yến/VnEconomy
OTT châu Á giành ưu thế tại thị trường bản xứ
Nghiên cứu mới công bố của GlobalWebIndex cho thấy các ứng dụng nhắn tin như Line, Kakao, WeChat, Zalo đang rất thành công tại thị trường nội địa.
Trang NewsWire dẫn nghiên cứu của GlobalWebIndex khảo sát trên 33 quốc gia cho thấy2 ứng dụng của Facebook là WhatsApp và Messenger đang mất dần chỗ đứng tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Ưu thế ở các thị trường này thuộc về các ứng dụng nhắn tin bản xứ.
Theo đó, Line được đánh giá là OTT có tốc độ phát triển nhanh nhất trong năm qua, thay thế WhatsApp và Messenger ở Nhật Bản. Ngoài ra, ứng dụng này cũng thống trị Đài Loan và Thái Lan. Kakao Talk đứng đầu ở "quê hương" Hàn Quốc. Ở Trung Quốc, vị thế "độc tôn" thuộc về WeChat. Khảo sát cũng cho thấy cứ 5 người Trung Quốc thì có 3 người sử dụng sản phẩm nội địa này. Ứng dụng Zalo phổ biến ở Việt Nam.
Xếp hạng các ứng dụng nhắn tin phổ biến ở thị trường Việt trên Google Play trong vòng một năm qua.
Riêng tại Indonesia, phần mềm nhắn tin của hãng BlackBerry - BBM đang chiếm ưu thế.
Ở Việt Nam, sau khi Line, Kakao Talk lặng lẽ rút khỏi thị trường vào đầu năm 2014, Viber cũng tuyên bố đóng cửa văn phòng đại diện vào ngày 8/7/2015. Hoạt động của Viber ở Việt Nam sẽ do chi nhánh Philipines điều hành.
GlobalWebIndex là hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia lớn nhất thế giới trong lĩnh vực nội dung số. Khách hàng của công ty này gồm những tên tuổi lớn như Google, Microsoft, Samsung, Sony, Twitter... Khảo sát mới của GlobalWebIndex tiến hành trên gần 48.000 người dùng Internet trong độ tuổi từ 16 đến 64.
Đức Nam
Theo Zing
Zalo thêm tính năng chia sẻ thông tin riêng tư Ứng dụng nhắn tin theo thời gian thực Zalo vừa bổ sung bản cập nhật mới, cung cấp thêm tính năng "nhật ký chung" cho phép hai người bạn thân cùng chia sẻ và lưu trữ những khoảnh khắc riêng tư với nhau. Thao tác kích hoạt tính năng "nhật ký chung" - Ảnh chụp màn hình Theo đó, để tạo trang "Nhật...