Ba năm RCEP có hiệu lực: Khẳng định vai trò trong nền kinh tế mở, đa phương
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ngày 1/1/2025 đán.h dấu tròn 3 năm Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực ( RCEP) có hiệu lực và được thực thi.
Dây chuyền sản xuất xe ô tô điện của hãng Voyah tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc (Trung Quốc). Ảnh: THX/TTXVN
Các chuyên gia đán.h giá cao vai trò của hiệp định này trong việc tăng trưởng kinh tế và thịnh vượng khu vực, đồng thời kêu gọi các quốc gia thành viên và đối tác toàn cầu tăng cường hợp tác để xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
RCEP bao gồm 15 quốc gia, trong đó có 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand. Có hiệu lực từ ngày 1/1/2022, RCEP đã góp phần đầy mạnh hợp tác khu vực và chia sẻ lợi ích chung.
Theo Phó Giáo sư Chaipong Pongpanich từ Trường Quản lý Sasin thuộc Đại học Chulalongkorn (Thái Lan), các quốc gia ASEAN và Trung Quốc có ngành công nghiệp bổ sung cho nhau, việc thực hiện RCEP mang lại cơ hội thị trường lớn cho các doanh nghiệp trong khu vực. Lấy Thái Lan làm ví dụ, với việc các loại trái cây nhiệt đới như sầu riêng, xoài của Thái Lan được tiếp cận thị trường Trung Quốc một cách thuận tiện hơn, nông dân Thái Lan liên tục hưởng lợi, trong khi các doanh nghiệp xe điện Trung Quốc tích cực mở rộng thị trường tại Thái Lan, mang lại công nghệ tiên tiến, thúc đẩy việc làm địa phương, hỗ trợ Thái Lan hình thành chuỗi sản xuất xe điện hoàn chỉnh hơn. Theo chuyên gia này, việc thực hiện RCEP làm cho sự hợp tác giữa các quốc gia ASEAN và Trung Quốc trở nên chặt chẽ hơn.
Tuy nhiên, việc thực thi hiệp định này đang đối mặt với một số rào cản, nhất là chủ nghĩa bảo hộ. Về vấn đề này, nhiều ý kiến cho rằng chủ nghĩa bảo hộ và các rào cản thuế quan sẽ làm giảm hiệu quả kinh tế, phá vỡ hệ thống thương mại toàn cầu và mang lại rủi ro cho nền kinh tế cũng như hòa bình và ổn định trên thế giới.
Theo đán.h giá của ông Andrew Robb – cựu Bộ trưởng Thương mại, Đầu tư và Du lịch Australia, chủ nghĩa bảo hộ chưa bao giờ hiệu quả mặc dù có một số quan điểm cho rằng chủ nghĩa bảo hộ sẽ bảo vệ việc làm, nhưng cuối cùng lại kìm hãm tăng trưởng.
Cùng quan điểm trên, Remy Davison – giảng viên cao cấp về chính trị và quan hệ quốc tế tại Đại học Monash (Australia) cũng cho rằng việc một số quốc gia thiết lập rào cản thuế quan có vẻ như có thể khiến một phần năng lực sản xuất công nghiệp quay trở lại, nhưng thực tế sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp và người tiêu dùng của quốc gia đó, đẩy lạm phát tăng cao và cuối cùng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế thế giới.
Theo nhà kinh tế trưởng Hidetoshi Tashiro của Infinity LLC (Nhật Bản), các nền kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương nên hợp tác với nhau và chứng minh sự thành công mà thương mại tự do mang lại, qua đó bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu và xây dựng nền kinh tế thế giới mở.
Chuyên gia Tada Hiroshi, kinh tế trưởng của General Partnership Nhật Bản, cho rằng để bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, xây dựng nền kinh tế thế giới mở cửa và bao trùm, các nền kinh tế châu Á – Thái Bình Dương nên cùng nhau nỗ lực, thông qua việc thúc đẩy thịnh vượng của tự do thương mại khu vực, để cho thế giới thấy được thành công của sự phát triển mở cửa.
Trong khi đó, ông Lawrence Loh, Giám đốc Trung tâm quản trị và phát triển bền vững (Đại học Quốc gia Singapore), lưu ý rằng rào cản thuế quan ảnh hưởng tiêu cực đến chuỗi giá trị và cung ứng toàn cầu.
Video đang HOT
Về xu hướng phát triển, một loạt nghiên cứu cho thấy, lợi ích chính sách từ RCEP trong việc thúc đẩy phát triển thương mại đầu tư, nâng cao mức độ hưởng lợi của doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vẫn còn rất nhiều tiềm năng.
Nghiên cứu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho thấy, đến năm 2030, RCEP dự kiến sẽ làm tăng thu nhập của các nền kinh tế thành viên thêm 0,6%, mang lại 245 tỷ USD/năm cho thu nhập kinh tế của khu vực và tạo ra 2,8 triệu việc làm.
Đa số giới nghiên cứu cũng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa và chủ nghĩa đa phương gặp thách thức, yếu tố không chắc chắn tăng lên, việc ký kết và thực hiện RCEP không chỉ mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho các quốc gia thành viên, mà còn tăng cường niềm tin của cộng đồng quốc tế vào chủ nghĩa đa phương. Sự ủng hộ kiên định đối với sự mở cửa và thương mại tự do sẽ giúp các nền kinh tế tiến bộ thông qua việc lưu thông hàng hóa và dịch vụ không bị cản trở.
Sự trỗi dậy của các tiểu đa phương tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Tiểu đa phương (minilateralism) đang trải qua thời kỳ hoàng kim khi khái niệm Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương ra đời.
Hình minh họa. Ảnh: Getty images
Sự phát triển của Bộ Tứ (Quad), việc thành lập thỏa thuận AUKUS (Australi-Anh-Mỹ) và các nhóm ba bên khác trong vài năm qua đã dẫn đến nhiều cuộc tranh luận về sự trỗi dậy và vai trò của tiểu đa phương trong cấu trúc khu vực.
Mặc dù các nhóm tiểu đa phương đã tồn tại trong khu vực trước cuối những năm 2010, tầm quan trọng của những thỏa thuận tiểu đa phương mới này nằm ở bối cảnh chiến lược rộng lớn hơn xung quanh sự xuất hiện của chúng.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh giữa các cường quốc lớn ngày càng sâu sắc và những hạn chế của chủ nghĩa đa phương quy mô lớn, tiểu đa phương đã nổi lên như một giải pháp thay thế, nếu không muốn nói là hình thức hợp tác được ưa chuộng, cho một số quốc gia trong khu vực.
Những lợi thế của tiểu đa phương đã được thảo luận rộng rãi và không cần phải nhắc lại ở đây. Điều thú vị hơn, các sáng kiến tiểu đa phương gần đây đã được coi là những viên gạch xây dựng của một cấu trúc khu vực "Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương" trong bối cảnh sự tiến bộ của một cấu trúc khu vực mới.
(Tư liệu, từ trái sang) Thủ tướng Australia Anthony Albanese, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ (Quad) ở Tokyo, Nhật Bản ngày 24/5/2022. Ảnh: ANI/TTXVN
Từ châu Á-Thái Bình Dương đến Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương: Sự thay đổi trong tư duy
Khái niệm châu Á - Thái Bình Dương nổi bật vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990 theo đuổi nguyên tắc chủ nghĩa đa phương bao trùm. Điều này có lẽ được thể hiện rõ nhất qua tư cách thành viên và phương thức hoạt động của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và Diễn đàn Khu vực ASEAN.
Khái niệm Đông Á, trở nên phổ biến hơn vào cuối những năm 1990, thúc đẩy một quan niệm hạn chế hơn về chủ nghĩa đa phương khu vực. Sự ưu tiên này được thể hiện qua việc giới thiệu ASEAN 3 (APT) và cuộc tranh luận sau đó về việc liệu Hội nghị cấp cao Đông Á có nên chỉ bao gồm các thành viên APT hay không.
Ngược lại với cả châu Á-Thái Bình Dương và Đông Á, Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đưa ra một hình ảnh khác về cấu trúc khu vực. Nó dựa trên các nhóm nhỏ hơn tương tự như liên minh tự nguyện hoặc các thỏa thuận cùng chí hướng.
Đối với nhiều nhóm tiểu đa phương gần đây, Trung Quốc, dù rõ ràng hay ngầm ý là mối quan tâm chung. Các thành viên của các nhóm tiểu đa phương như vậy được coi là sẵn sàng và cùng chí hướng trong việc ứng phó với sự trỗi dậy và hành vi chính sách đối ngoại quyết đoán của Trung Quốc. Ví dụ, các tuyên bố chung từ hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Hàn Quốc vào tháng 8/2023 và hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines vào tháng 4/2024 đã lên án hành vi nguy hiểm và gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông, và kiên quyết phản đối bất kỳ nỗ lực nào của Bắc Kinh nhằm đơn phương thay đổi hiện trạng trong các tranh chấp khu vực.
Tiểu đa phương: Nền tảng cho cấu trúc khu vực mới
Về khía cạnh này, các nhóm tiểu đa phương mới hơn là các yếu tố của chiến lược "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở" do Mỹ dẫn đầu hoặc là nỗ lực của các cường quốc tầm trung nhằm đa dạng hóa và tăng cường quan hệ khi họ giải quyết các thách thức với các cường quốc lớn.
Với động lực khu vực hiện tại, có khả năng các nhóm tiểu đa phương sẽ tiếp tục xuất hiện và triệu tập. Nhưng liệu các thỏa thuận này có tồn tại lâu dài hay không vẫn là một vấn đề gây tranh cãi.
Một câu hỏi quan trọng là liệu các quốc gia tham gia có tiếp tục cam kết với các nền tảng tiểu đa phương tương ứng của họ khi có sự thay đổi lãnh đạo hay không. Số lượng người tham gia ít hơn trong các mạng lưới tiểu đa phương khu vực cho thấy chúng có xu hướng ít "gắn kết" hơn so với các đối tác đa phương của mình.
Điều này có nghĩa là nếu một hoặc hai quốc gia tham gia mất hứng thú, thỏa thuận tiểu đa phương khó có thể tiếp tục. Sự trỗi dậy và sụp đổ của Quad 1.0 vào cuối những năm 2000 là một ví dụ điển hình cho quan điểm này.
Người ta có thể lập luận rằng hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Nhật Bản-Philippines lần đầu tiên được thực hiện phần lớn là sau sự chuyển đổi từ chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte sang chính phủ Tổng thống Ferdinand Marcos Jr ở Philippines.
Dưới thời chính phủ trước, rất khó có khả năng một cuộc họp tương tự đã diễn ra. Tương tự, với những biến động trong quá khứ về quan hệ Nhật Bản-Hàn Quốc, có khả năng các chính phủ mới hoặc các sự cố cụ thể có thể dẫn đến việc đình chỉ quá trình ba bên với Mỹ.
Việc ông Donald Trump trở lại chức tổng thống Mỹ càng làm lu mờ tính bền vững của các nhóm tiểu đa phương do Mỹ dẫn đầu. Mặc dù chính quyền Trump 1.0 đã hồi sinh Quad, nhưng sự tiến bộ về thể chế của diễn đàn này chủ yếu diễn ra dưới thời chính quyền Tổng thống Joe Biden.
Không chắc chắn cách tiếp cận của Washington đối với tiểu đa phương sẽ thay đổi như thế nào dưới một chính phủ Tổng thống Trump 2.0 tiềm năng, nhưng tiề.n lệ trước đây của chính phủ này trong việc rút hoặc đ.e dọ.a rút khỏi các thỏa thuận hợp tác đặt ra câu hỏi về độ bền của các nhóm tiểu đa phương do Mỹ dẫn đầu.
Tổng thống Mỹ Joe Biden (giữa), Thủ tướng Anh Rishi Sunak (phải) và Thủ tướng Australia Anthony Albanese tại cuộc họp báo chung ở căn cứ Hải quân Point Loma ở San Diego, California, Mỹ ngày 13/3/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Sự bền bỉ và tính hiệu quả của tiểu đa phương
Chắc chắn là có những nhóm tiểu đa phương đã vượt qua thử thách của thời gian. Một ví dụ là Đối thoại chiến lược ba bên (TSD) giữa Australia, Nhật Bản và Mỹ, lần đầu tiên được triệu tập ở cấp quan chức cấp cao vào năm 2002. Kể từ đó, ba nước đã khai trương các cuộc họp giữa các bộ trưởng ngoại giao, các nhà lãnh đạo và bộ trưởng quốc phòng.
Mô hình hợp tác không gián đoạn của TSD giữa các chính phủ khác nhau có thể làm nổi bật tầm quan trọng của việc duy trì một "sự đồng điệu" nhất quán giữa các thành viên về quan điểm và cách tiếp cận đối với các thách thức cụ thể mà nhóm tiểu đa phương đang tìm cách giải quyết. Một mức độ thể chế hóa nhất định cũng sẽ đóng một vai trò trong việc củng cố khả năng phục hồi của nền tảng.
Các thành viên của các nhóm tiểu đa phương cũng có khả năng bị thúc đẩy bởi các cân nhắc về hiệu quả và năng suất của nhóm. Suy cho cùng, những đặc điểm này được cho là để phân biệt tiểu đa phương với sự cồng kềnh và các ưu tiên khác biệt đặc trưng của chủ nghĩa đa phương quy mô lớn.
Mặc dù còn quá sớm để đán.h giá hiệu quả và năng suất của các nhóm tiểu đa phương mới được thành lập gần đây, Quad cung cấp một điểm tham chiếu hữu ích. Đán.h giá về Quad cho đến nay là tương đối phức tạp. Quan hệ đối tác vắc xin Covid-19 của nó, được miêu tả như một sự thay thế cho ngoại giao vắc xin của Trung Quốc, đã thất bại, nhưng các nhà phân tích lưu ý rằng mục tiêu chiến lược của Quad là đối trọng với ảnh hưởng của Trung Quốc đang được thực hiện thông qua sự hợp tác giữa các thành viên Quad và với các bên thứ ba.
Các sáng kiến tiểu đa phương khác sẽ phải được đán.h giá dựa trên các mục tiêu tương ứng của chúng. Nhưng nhìn chung, vấn đề cốt lõi đối với các thành viên sẽ là liệu tham gia vào các sáng kiến tiểu đa phương có mang lại giá trị lớn hơn đáng kể so với tham gia vào các quá trình đa phương hay không. Nếu các nhóm tiểu đa phương có thể bảo đảm tốt hơn lợi ích của các thành viên và một cách hiệu quả hơn, thì các nhóm này sẽ, theo tất cả xác suất, tồn tại.
Cho đến nay, hồ sơ về các nhóm tiểu đa phương ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương rất khác nhau. Một số nhóm đã tiến triển đều đặn, trong khi những nhóm khác bị cản trở bởi những thách thức.
Mặc dù tính bền vững lâu dài của các sáng kiến mới hơn vẫn còn chưa chắc chắn, nhưng rõ ràng là các nhóm tiểu đa phương được coi là các lựa chọn bổ sung hoặc thay thế để các quốc gia có cùng chí hướng hợp tác về các thách thức chiến lược và chức năng chính.
Do đó, dự kiến sẽ có nhiều nhóm như vậy tiếp tục hình thành.
Hai bộ trưởng Canada đàm phán với đại diện của Tổng thống đắc cử Mỹ về vấn đề thuế quan Ngày 26/12, hai thành viên chủ chốt trong Nội các của Thủ tướng Canada Justin Trudeau là Ngoại trưởng Melanie Joly và Bộ trưởng Tài chính Dominic Leblanc đã đến Florida để đàm phán với đại diện của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm ngăn chặn cuộc chiến thương mại giữa hai quốc gia láng giềng Bắc Mỹ này. Quang cảnh...