Ba năm nữa, cấp THPT sẽ chỉ học 7 môn?
Dự kiến, sau năm 2015, hệ thống chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) sẽ giảm số môn học bắt buộc, tăng số môn học tự chọn. Ở từng cấp học giảm số môn, tăng cường các hoạt động GD.
GS.TS Đinh Quang Báo cho biết, cấu trúc chương trình phổ thông vẫn sẽ là 12 năm nhưng chương trình có trong số cho môn cốt lõi.
Cụ thể, cấp Tiểu học hiện hành có 11 môn học và 3 hoạt động GD, sau năm 2015 có 5 môn học và 4 hoạt động GD;
Cấp THCS hiện hành có 13 môn học và 4 hoạt động GD, sau năm 2015 có 10 môn học và 3 hoạt động GD;
Video đang HOT
Cấp THPT: Lớp 10 hiện có 13 môn học và 5 hoạt động GD, sau năm 2015 có 11 môn học với 2 hoặc 3 chủ đề tự chọn và 3 hoạt động GD; lớp 11 và lớp 12 hiện hành có 13 môn học với 5 hoạt động GD, sau năm 2015 còn 4 môn học (Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ) và 3 môn học tự chọn bắt buộc, 3 hoạt động GD.
Điểm mới nữa được ban soạn thảo đưa ra là phương án thay đổi toàn diện cách kiểm tra đánh giá. Theo đó, thang đo đánh giá năng lực không quy về một nội dung đã học mà được quy chuẩn theo mức độ phát triển năng lực người học. Việc đánh giá năng lực tập trung vào sự tiến bộ của người học hơn là mục tiêu đánh giá để xếp hạng giữa các người học với nhau.
Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau năm 2015 được các giảng viên, chuyên gia và nhà quản lí cao cấp VN và Đan Mạch đưa ra “mổ xẻ” trong 3 ngày (10-12/12)
Sau năm 2015, dự kiến kỳ thi tuyển sinh đầu vào THCS, THPT sẽ giao quyền tự chủ hoàn toàn cho các trường. Bộ GD-ĐT sẽ giao việc tổ chức và xử lý kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các sở GD-ĐT, bộ chỉ giữ nhiệm vụ quản lý vĩ mô là ban hành quy chế thi, phôi bằng và xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập. Kết quả xếp loại bằng tốt nghiệp được xét trên cơ sở kết quả đánh giá cả quá trình học và kết quả thi. Để có cơ sở so sánh, đối chiếu sự tăng trưởng chất lượng theo thời gian, Bộ GD-ĐT cũng sẽ tổ chức đánh giá định kỳ quốc gia ở lớp cuối mỗi cấp học với các lớp 5, 9, 12.
GS Báo khẳng định, việc giảm một số môn không phải là giảm tải, cắt giảm chương trình đơn thuần mà giảm là để tích hợp tốt hơn. Học sinh thu nạp được lượng tri thức rộng hơn, sâu hơn, nhiều hơn.
“Về nguyên tắc học gì thi nấy. Chọn môn nào phải tính toán thể hiện được kiến thức tích hợp. Không thể làm/dạy theo kiểu đơn tuyến như hiện nay tức mà phải để học sinh vận dụng tất cả những kiến thức ấy” – GS nói.
Đề án đổi mới lần này hướng vào dạy học sinh năng lực. Để triển khai vấn đề chất lượng giáo viên là quan trọng nhất. Hiện đội ngũ của chúng ta còn lúng túng khi dạy theo năng lực. Nhưng có thể họ cũng chỉ là nạn nhân của cách đánh giá hiện nay. Đánh giá tập trung vào khối lượng kiến thức, chú trọng thành tích thì cách dạy/học khác.
Theo 24h
Giới trí thức góp ý đề án đổi mới giáo dục Việt Nam
Quang cảnh hội thảo "Trí thức Thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020." (Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN)
Ngày 29/9, Liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội thảo "Trí thức Thủ đô với đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam giai đoạn 2012-2020."
Hội thảo thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, những người tâm huyết với sự nghiệp trồng người nói riêng và sự phát triển của đất nước nói chung như nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình, các giáo sư: Phan Huy Lê, Hồ Ngọc Đại, Phạm Minh Hạc, Hoàng Xuân Sính, Chu Hảo, Nguyễn Đình Chú, Lê Hải Châu...
Với gần 20 báo cáo, kiến nghị của các nhà giáo, các nhà khoa học, giới trí thức Thủ đô đem đến hội thảo nhằm làm sáng tỏ 4 vấn đề lớn: Chương trình, sách, đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất trường lớp Hệ thống giáo dục quốc dân và cơ cấu nguồn nhân lực Chế độ đối với đội ngũ giáo viên hiện nay Đầu tư và hiệu quả.
Tại hội thảo, các đại biểu cũng đã chỉ rõ những yếu kém tồn tại lâu nay chưa được khắc phục đồng thời cũng đưa ra các giải pháp cụ thể và khả thi phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam, với mong muốn chấn hưng lại sự nghiệp giáo dục mà lâu nay xã hội cho rằng đã lạc hậu cần phải đổi mới.
Giáo sư Hoàng Tụy cho rằng nhà trường không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức mà còn phải dạy làm người. Muốn dạy làm người hiệu quả cần phải có nội dung và cách dạy phù hợp. Hiện nay, nền giáo dục của chúng ta không chỉ lạc hậu mà còn nhiều hạn chế thiên về dạy kiến thức, nhẹ về giáo dục bồi dưỡng nhân cách...
Theo Giáo sư Chu Hảo để "Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục Việt Nam" cần phải có cuộc Tổng điều tra giáo dục ở quy mô quốc gia. Có như vậy, mới biết được hiện chúng ta đang yếu kém nhất khâu nào và yếu kém đến mức độ nào từ đó có những giải pháp và lộ trình, cách thức đổi mới căn bản toàn diện giáo dục phù hợp,...
Phát biểu tại hội thảo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng, chúng ta cần một nền giáo dục trung thực, lành mạnh và tiên tiến. Do vậy bà đưa ra 5 nhóm giải pháp: Đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành giáo dục và nâng cao chất lượng tuyển sinh vào ngành sư phạm. Sắp xếp lại hệ thống các trường đại học sư phạm.
Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo, bồi dưỡng giáo viên phổ thông sửa đổi chính sách về tiền lương và phụ cấp cho giáo viên. Cuối cùng là xây dựng và ban hành Luật nhà giáo và nghề dạy học, đặc biệt là xác lập chuẩn mực pháp lý về phẩm chất, năng lực của nhà giáo và người quản lý nhà trường./.
Theo VNN
Dạy ngoại ngữ ở trường phổ thông: Khó từ chất lượng giáo viên Bộ GDĐT vừa ban hành dự thảo về việc dạy và học tiếng nước ngoài trong nhà trường. Theo đó, đối với giáo dục phổ thông, việc dạy và học bằng tiếng nước ngoài chỉ áp dụng đối với các môn khoa học tự nhiên, công nghệ và tin học theo chương trình giáo dục phổ thông của VN hoặc chương trình của...