Ba mỹ nữ Vbiz dính chàm “hát nhép”
Những lời biện minh sau đó đôi khi cũng không thể lấy lại được thiện cảm của khán giả.
1. Thu Thủy và sự cố bay mic
Khi đang hát ca khúc Microphone rất sung trong một sự kiện âm nhạc cho lứa tuổi teen thì đột nhiên chiếc micro của Thu Thủy rơi và văng xuống dưới. Nhanh như cắt, Thu Thủy nhảy xuống chộp lại mic và đưa lên gần miệng tiếp tục hát. Tuy nhiên, hành động này của Thu Thủy đã không qua được mắt khán giả có mặt tại đêm nhạc. Nhiều khán giả đã cười ồ lên khiến Thu Thủy phải ngượng nghịu nói rằng cô mong khán giả “đừng vì những trục trặc kỹ thuật nho nhỏ” trong lúc biểu diễn mà đánh mất đi không khí của đêm nhạc.
Thu Thủy luống cuống thấy rõ khi mic bị rơi. Cô hoàn toàn không thể ngờ rằng trường hợp này có thể xảy ra. Và dù rất nhiều fan teen bên vực nhưng sự nghiệp ca hát của cô cũng đã dính một vệt đen khó bôi xóa.
2. Quỳnh Nga phải công khai nhận lỗi vì hát nhép
Khi đang hát ca khúc Người tình mùa đông trong một sự kiện tổ chức tại Hà Nội, chiếc míc đột ngột rơi ra khỏi tay Quỳnh Nga nhưng giọng hát của cô vẫn vang lên rất rõ. Sau vài giây ngỡ ngàng lấy quạt che miệng, Quỳnh Nga đã cúi xuống nhặt míc và tiếp tục hoàn thành phần trình diễn của mình.
Video đang HOT
Ngay sau đó không lâu, đoạn clip Quỳnh Nga hát nhép lộ liễu đã xuất hiện trên internet, ngay lập tức rất nhiều comment phẫn nộ, phản đối kịch liệt việc hát nhép, cũng như coi thường khán giả của Quỳnh Nga. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng không ít người động viên, chia sẻ với cô nàng. Bởi đơn giản từ trước tới nay, việc hát nhép không còn quá xa lạ gì với khán giả, hầu như trên sân khấu ca nhạc nào cũng xuất hiện nhiều trường hợp tương tự. Một phần vì đảm bảo chất lượng chương trình, một phần do người ca sĩ chưa đủ tự tin thể hiện bằng chính giọng hát của mình.
Sau đó, cô nàng đã phải lên tiếng xin lỗi khán giả vì sự cố này và cũng đưa ra những lý do để khán giả cảm thông hơn.
3. Thủy Tiên mê nhảy quên hát
Đầu năm 2012, trong một chương trình ca nhạc được truyền hình trực tiếp, Thủy Tiên đã bị lộ việc hát nhép khi 4 vũ công cho cô “trèo” lên lưng. Sau đó cô nàng không đưa micro kịp với giọng hát đang đều đều vang lên khắp nhà hát. Để “chữa cháy”, Thủy Tiên vội la hét khuấy động khán giả, nhưng trên truyền hình chẳng nghe tiếng la hét đó đâu, ở sân khấu thì nghe rất bé, chứng tỏ nãy giờ giọng hát ngọt ngào vang lên từ đầu ca khúc không phải từ chiếc mic ấy.
Theo TTVN
Không nên quy định rõ xem không được hở ngực bao nhiêu
"Theo tôi chỉ nên quy định như thế thôi, không nên quy định rõ xem nghệ sĩ không được hở ngực bao nhiêu, váy ngắn bao nhiêu, mặc quần ren hay không... vì nó rất ấu trĩ", Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn nói.
Nghị định số 79 mà Chính phủ vừa ban hành có thể xem là một bước đột phá trong lĩnh vực quản lý nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu... Phóng viên NTNN đã trao đổi với ông Phạm Đình Thắng - Phó Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn.
Các chương trình ca nhạc trên truyền hình từ 1.1.2013 sẽ cấm tuyệt đối hát nhép (ảnh minh họa).
Ông Thắng nói: Đây là lần đầu tiên chúng ta có một nghị định tập trung tất cả các quy chế, thông tư về nhiều lĩnh vực như tổ chức biểu diễn nghệ thuật trình diễn thời trang thi người đẹp, người mẫu, lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu để các tổ chức, cá nhân, các đơn vị quản lý dễ theo dõi. Đó là ưu điểm lớn nhất. Thứ hai là giảm bớt thủ tục hành chính phiền hà, thứ ba là quy định tổ chức chặt chẽ hơn, trước kia mỗi quy chế có những điều cấm riêng, giờ làm chung một quy định thôi và áp dụng chung cho tất cả các lĩnh vực.
Trong nghị định mới, nhà tổ chức vẫn không phải chứng minh đã thực hiện nghĩa vụ về tác quyền, xin ông giải thích rõ hơn về điểm này?
- Nếu trong thủ tục cấp phép mà yêu cầu phải có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền tác quyền thì điều đó chỉ có lợi cho đơn vị thu tiền tác quyền âm nhạc thôi, còn chương trình biểu diễn nghệ thuật tổng hợp rất nhiều loại hình, múa, ca, nhạc, biên đạo, âm thanh ánh sáng, trang trí sân khấu... là rất nhiều quyền liên quan. Nếu chỉ quy định về tác quyền âm nhạc thì những quyền kia thế nào? Nghị định đã cân nhắc rất nhiều, hiện đã có Luật Sở hữu trí tuệ rồi, vậy các tổ chức cá nhân phải thực hiện theo luật, nếu làm sai luật thì chủ sở hữu hoàn toàn có quyền kiện ra tòa.
Mặc dù vậy, nghị định lần này cũng đã quy định trong Điều 6 về những quy định cấm, khoản 5 quy định các đơn vị, tổ chức cá nhân cấm vi phạm các quy định của tác giả và quyền liên quan. Trong đơn xin cấp phép tổ chức biểu diễn thì họ phải cam kết thực hiện quyền tác giả. Ngoài ra, trong quy định trách nhiệm của tổ chức cá nhân tổ chức biểu diễn cũng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả và quyền liên quan. Theo tôi vấn đề này không nên bàn nữa.
Trong các hội thảo lấy ý kiến, các nghệ sĩ cho biết đài truyền hình vẫn yêu cầu họ hát nhép để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối về kỹ thuật, vậy phải xử lý thế nào?
- Từ trước đến nay, các đài phát thanh truyền hình luôn cho rằng họ chịu sự điều chỉnh của Luật Báo chí, tuy nhiên, trong nghị định đã xác định, các chương trình văn hóa nghệ thuật trên sóng vẫn thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định 79. Nghị định này cấm hát nhép, không có bất cứ ngoại lệ nào, truyền hình cũng phải chấp hành, cứ hát nhép là sai, kể cả truyền hình trực tiếp hay không trực tiếp, báo chí phát hiện và nêu ra thì sẽ bị phạt.
Về thủ tục cấp phép, trong nghị định đã loại bỏ giấy phép tiếp nhận chương trình, tức là đơn vị tổ chức chỉ việc xin giấy phép ở một cơ quan cấp phép và có quyền tổ chức biểu diễn trên phạm vi toàn quốc, điều này làm nhiều người lo ngại tình trạng náo loạn trong tổ chức biểu diễn sẽ càng trầm trọng hơn?
- Theo quy định mới, nhà tổ chức chỉ phải thông báo cho Sở VHTTDL kèm theo giấy phép biểu diễn về nội dung, thời gian, địa điểm của chương trình 5 ngày trước đêm diễn. Tuy nhiên chúng tôi tăng cường công tác hậu kiểm, đơn vị quản lý địa bàn phải có trách nhiệm hậu kiểm. Nếu không đồng ý với chương trình, Sở VHTTDL phải báo cáo có lý do cụ thể, lý do đó sẽ được quy định cụ thể trong thông tư sau này, ngoài ra thì không được phép dừng chương trình. Nếu đã được thông báo về chương trình mà Sở vẫn để ra xảy ra sai phạm thì trách nhiệm hoàn toàn thuộc về Sở.
"Hướng tới đây chúng tôi sẽ tăng nặng mức độ phạt và tăng cường các hình thức bổ sung như tạm ngừng cấp phép biểu diễn có thời hạn. Theo tôi cái này hiệu quả hơn bởi phạt tiền thì với mức cát-xê cao, các nghệ sĩ sẽ không thấy e ngại".
Về trang phục biểu diễn, trong nghị định quy định trong điều cấm sử dụng trang phục hoặc hóa trang không phù hợp với thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa VN. Quy định như vậy là chung chung quá?
- Theo tôi chỉ nên quy định như thế thôi, không nên quy định rõ xem nghệ sĩ không được hở ngực bao nhiêu, váy ngắn bao nhiêu, mặc quần ren hay không... vì nó rất ấu trĩ.
Còn xác định xem nó có vi phạm thuần phong mỹ tục hay không thì cơ quan quản lý dựa vào một kênh quan trọng là dư luận, báo chí. Về hình thức xử phạt, hướng tới đây chúng tôi sẽ tăng nặng mức độ phạt và tăng cường các hình thức bổ sung như tạm ngừng cấp phép biểu diễn có thời hạn.
Xin cảm ơn ông!
Theo Dân Việt
Cấm hát nhép, trang phục biểu diễn không phù hợp Nghị định mới ban hành của Chính phủ nghiêm cấm nghệ sĩ ăn mặc, hóa trang không phù hợp thuần phong mỹ tục hoặc dùng bản ghi âm thay cho giọng thật của người biểu diễn. Chính phủ ban hành Nghị định 79 ngày 5/10, gồm 5 chương và 31 điều về biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang thi người đẹp...