Ba mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của Đông Nam Á
Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS-Yusof Ishak) có trụ sở tại Singapore ngày 16/1 cho rằng bất ổn chính trị nội bộ, suy thoái kinh tế và biến đổi khí hậu được coi là 3 mối quan ngại an ninh cấp bách nhất của khu vực Đông Nam Á trong năm 2020.
Cảnh hạn hán trên cánh đồng ở Bang Pla Ma, tỉnh Suphanburi, Thái Lan. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, kết quả khảo sát với tựa đề “Thông điệp Đông Nam Á: 2020″ (The State of Southeast Asia: 2020) của viện nghiên cứu trên cho thấy, có tới 70,5% số người được hỏi lựa chọn bất ổn chính trị nội bộ là mối lo ngại lớn nhất, 68,5% cho rằng kinh tế đình trệ là mối lo ngại thứ hai và 66,8% lo ngại về tác động của tình trạng biến đổi khí hậu.
Đứng ở vị trí thứ 4 với 49,6% số người được hỏi quan ngại về căng thẳng quân sự gia tăng bắt nguồn từ các điểm nóng của khu vực như Biển Đông, Eo biển Đài Loan và Bán đảo Triều Tiên. Kế tiếp là mối lo ngại về chủ nghĩa khủng bố tại khu vực với 44,6% số người lựa chọn.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy Nhật Bản tiếp tục là đối tác được tin cậy nhất tại khu vực (61,2%), tiếp đến là Liên minh châu Âu (38,7%), Mỹ (30,3%), Trung Quốc (16,1) và Ấn Độ (16,0%). Tuy nhiên, xét về mức độ ảnh hưởng, Trung Quốc được nhìn nhận là quốc gia có ảnh hưởng chính trị, kinh tế và chiến lược lớn nhất tại khu vực.
Trong khi đó, niềm tin của khu vực Đông Nam Á đối với Mỹ tiếp tục ở mức thấp, với 47% cho rằng có rất ít hoặc không có niềm tin vào việc Mỹ sẽ là đối tác chiến lược có thể mang lại ổn định và bảo đảm an ninh cho khu vực. Có tới 77% số người được hỏi cho rằng sự can dự của Mỹ với khu vực đã suy giảm dưới thời Tổng thống Donald Trump khi so sánh với thời cựu Tổng thống Barack Obama.
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Singapore, Giám đốc Viện ISEAS-Yusof Ishak, ông Choi Shing Kwok cho biết mối lo ngại lớn nhất của Đông Nam Á tiếp tục là bất ổn chính trị nội bộ, tương tự như năm 2019. Tuy nhiên, trong năm nay, lo ngại về suy thoái kinh tế xếp vị trí thứ hai thay cho biến đổi khí hậu một phần là vì đối đầu thương mại Mỹ – Trung gia tăng. Thỏa thuận giai đoạn 1 được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc ngày 15/1 có thể giải quyết một số vấn đề, nhưng đơn thuần là “sự đình chiến” chứ chưa phải là kết thúc cuộc chiến. Do đó, vẫn còn nhiều điều chưa chắc chắn và lo ngại của khu vực về nguy cơ suy thoái kinh tế vẫn hiển hiện.
Báo cáo của Viện ISEAS-Yusof Ishak dựa trên kết quả khảo sát 1.308 người đến từ 10 quốc gia ASEAN, trong đó nhiều nhất là từ Myanmar (18,6%), ít nhất là từ Campuchia (2%) và Lào (1,8%). Thành phần chủ yếu là các quan chức chính phủ (40%), giới nghiên cứu, học giả (36,2%) và giới doanh nghiệp (10,7%).
Theo Nguyễn Thuý-Lê Dương-Thế Vũ (TTXVN)
Video đang HOT
IS tràn sang Đông Nam Á sau khi thủ lĩnh Baghdadi chết
Malaysia cảnh báo nguy cơ IS chuyển căn cứ tới Đông Nam Á sau cái chết của lãnh đạo Abu Bakr al-Baghdadi.
Bộ trưởng nội vụ Malaysia Muhyiddin Yassin hôm 27/11 cảnh báo khả năng Daesh (tên viết tắt tiếng Arab của IS) đang tìm kiếm một cứ địa mới trước việc "lãnh thổ" của tổ chức này tại Iraq và Syria ngày càng thu hẹp.
Theo ông Yassin, tồn tại một mối đe dọa từ sự trở lại của nhiều tên khủng bố ở nước ngoài, việc gia tăng hoạt động cực đoan trên mạng và những vụ tấn công đơn độc.
Qua nhiều lần bị thu hẹp địa bàn hoạt động, Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng dù vậy chưa từng ngừng reo rắc nỗi sợ. Sau khi thủ lĩnh tối cao al-Baghdadi thiệt mạng trong cuộc truy quyét lớn của quân đội Mỹ hôm 26/10, tổ chức này đã kịp thời bổ nhiệm lãnh đạo mới.
Tờ SCMP trích lời quan chức chống khủng bố cấp cao thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Nathan Sales, cho biết quân IS chưa trực tiếp tấn công khủng bố tại Đông Nam Á, thay vào đó tổ chức này truyền lại những kĩ năng và chiến thuật khủng bố từ Trung Đông. Một trong những chiến thuật phổ biến nhất của tổ chức này là đánh bom tự sát.
Phiến quân Abu Sayyaf tại Philippines. Ảnh: Inquirer
Quân IS di chuyển dễ dàng nhờ hộ chiếu giả
Quân IS chuyên sử dụng hộ chiếu giả để thâm nhập vào các quốc gia mục tiêu. Có những "đầu nậu" cung cấp hộ chiếu chuyên nghiệp thường xuyên làm việc với tổ chức này.
Nasir Abas, cựu lãnh đạo của Jemaah Islamiah (JI) - nhánh al-Qaeda Đông Nam Á đứng sau vụ đánh bom khiến 202 người thiệt mạng tại Bali, Indonesia năm 2002, nói với SCMP rằng có ba kiểu hộ chiếu thường được các tổ chức khủng bố sử dụng: hộ chiếu giả, hộ chiếu thật do cơ quan di trú cấp nhưng được đăng kí bằng căn cước giả, và hộ chiếu đánh cắp.
Người này từng dùng căn cước Indonesia giả để đăng kí hộ chiếu, sau đó dùng hộ chiếu mới này để tới miền nam Philippines, nơi hắn gia nhập một trại huấn luyện quân sự.
Hồi tháng 1/2018, Thái Lan bắt giữ một người quốc tịch Pakistan với những cáo buộc người này cung cấp hộ chiếu giả cho quân IS, bao gồm nhiều hộ chiếu Singapore và Ấn Độ.
Mỹ cảnh báo IS có khả năng tự sản xuất hộ chiếu giả. Ảnh: USbacklash.
"Những tên 'đầu nậu' sẽ bán những hộ chiếu với ảnh na ná gương mặt người mua. Việc này không dễ, nhưng chúng có rất nhiều hộ chiếu để bạn lựa chọn".
Sau khi bị bắt vào năm 2003 và được thả một năm sau đó, Nasir Abas hiện tích cực giúp đỡ chính phủ Indonesia chống các làn sóng cực đoan tại quốc gia Hồi giáo này.
Trong vụ tấn công khủng bố hàng loạt tại Paris năm 2015 khiến ít nhất 130 người chết, cảnh sát Pháp phát hiện một trong những kẻ đánh bom liều chết đã tới châu Âu bằng hộ chiếu Syria giả.
Các nước Đông Nam Á thắt chặt chống khủng bố
Lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố Indonesia cho rằng chính hệ tư tưởng cực đoan của IS là thách thức lớn nhất tại nước này. Tư tưởng IS lan truyền nhanh chóng qua sách và mạng xã hội, khiến việc ngăn chặn trở nên khó triệt để.
Trong khi đó, đảo Mindanao tại phía Nam Philippines được xem là địa điểm nóng của những hoạt động khủng bố tại quốc đảo này, theo SCMP. Giáo sư Chiến tranh học Zachary Abuza từ Washington cho rằng với cái chết của Baghdadi, "giới cầm đầu IS đang chuyển quân của chúng tới Philippines... Ngày càng nhiều quân IS không muốn tới Iraq và Syria, và đảo Mindanao trở thành địa điểm mới lý tưởng".
Malaysia cũng là nơi "quá cảnh" lý tưởng của các nhóm khủng bố như IS, al-Qaeda, JI và nhóm jihadist Phillipines, với một danh sách dài các hoạt động liên quan đến khủng bố bị phát hiện, gồm: vận chuyển quân khủng bố trái phép vào miền Nam Philippines, bắt cóc, sử dụng trẻ em tại các căn cứ huấn luyện hay các vụ chặt đầu của phiến quân Abu Sayyaf.
Các quốc gia Đông Nam Á này đang thực hiện nhiều biện pháp quyết liệt nhằm đối phó với những tên khủng bố.
Để ngăn chặn mối đe dọa từ IS, Malaysia đang tích cực sử dụng cơ sở dữ liệu của Interpol về hộ chiếu bị đánh cắp hoặc thất lạc để phát hiện những người nhập cảnh đáng ngờ.
Nước này cũng sử dụng một hệ thống rà soát thông tin cực đoan trên mạng xã hội nhằm tìm kiếm và bắt giữ kẻ khủng bố. Kể từ năm 2013, cảnh sát nước này đã phát hiện 25 kế hoạch khủng bố và bắt giữ 512 đối tượng tình nghi có liên quan đến các hoạt động của IS, theo SCMP.
Thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi bị tiêu diệt tháng trước. Ảnh: AP.
Cảnh sát Indonesia mới đây cũng thu thập máy tính của kẻ đánh bom tự sát tại đồn cảnh sát Medan hai tuần trước và phát hiện một bản kế hoạch tấn công các cơ sở cảnh sát và nhiều địa điểm cầu nguyện.
Theo giới chức điều tra, nhóm khủng bố đứng sau kế hoạch này có mục tiêu "gây thương vong - dù đó là cảnh sát hay dân thường".
Philippines khuyến khích người dân báo cáo với chính quyền về bất cứ cá nhân hay tổ chức khả nghi nào. Singapore cũng nâng cao cảnh giác vào coi các tổ chức khủng bố là "mối đe dọa lớn" đối với đảo quốc này.
Theo news.zing.vn
Thượng nghị sỹ Philippines bị tố cắt xén 40 triệu USD ngân sách SEA Games Thượng nghị sỹ Philippines Franklin Drilon bị cáo buộc cắt xén 2,5 tỷ Peso (49 triệu USD) ngân sách được phân bổ cho công tác tổ chức SEA Games 30. Số tiền này sau đó được phân bổ về tỉnh nhà của ông này - Iloilo. Cáo buộc này được nghị sĩ Ron Salo đưa ra khi phát biểu trước Hạ viện Philippines...