Ba mốc siêu âm thai mẹ đừng bỏ qua
Việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng sẽ giúp mẹ biết chính xác con yêu có phát triển bình thường hay không.
Ngày nay, sự kết nối giữa mẹ bầu và thai nhi trở lên gần gũi hơn thông qua mỗi lần siêu âm thai. Có lẽ vì vậy mà rất nhiều mẹ bầu thường lạm dụng việc này để được ngắm con yêu. Tuy nhiên, liệu siêu âm nhiều có tốt cho bé và những thời điểm nào mẹ không được bỏ qua việc siêu âm trong thai kỳ. Các mẹ hãy cùng tìm hiểu nhé!
Mục đích của việc siêu âm thai
Siêu âm thai được thực hiện một cách định kỳ trong các giai đoạn khác nhau của thai kỳ nhằm mục đích:
- Kiểm tra vị trí và tốc độ phát triển của thai nhi.
- Kiểm tra các dị tật thai nhi
- Xem bé sắp sinh chưa nếu thai quá ngày dự sinh.
- Để kiểm tra các vấn đề trong bụng như thai ngoài tử cung, em bé nằm bình thường hay là ngược sau tuần 38.
- Để theo sõi thai nhi khi làm các xét nghiệm đặc biệt như chọc dò ối, nội soi thai, hoặc hỗ trợ kỹ thuật mổ lấy thai.
Có những dạng dị tật chỉ được phát hiện qua siêu âm vào một thời điểm nhất định của thai kỳ. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Chọn thời điểm siêu âm – rất quang trọng!
Thực tế, có nhiều bà mẹ chủ quan cho rằng siêu âm thai vào thời điểm nào cũng được. Nếu đã là dị tật thì chỉ cần qua máy siêu âm sẽ phát hiện ra ngay lập tức. Nhưng sự thật hoàn toàn không như các mẹ nghĩ.
Có những dạng dị tật chỉ được phát hiện qua siêu âm vào một thời điểm nhất định của thai kỳ. Ngay cả khi máy móc tốt, siêu âm đúng thời điểm mà bác sĩ chẩn đoán dị tật thiếu kinh nghiệm cũng khó có thể phát hiện được những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
Trường hợp siêu âm muộn, dị tật có thể trở nên nặng hơn do người mẹ không chú ý đến ăn uống, luyện tập và sinh hoạt điều độ. Khi đó tuổi thai cũng đã trễ để thực hiện đình chỉ thai nghén. Điều này sẽ gây ra cho em bé rất nhiều thiệt thòi khi chào đời.
Siêu âm nhiều có tốt không?
Không ít bà mẹ lại có quan niệm siêu âm càng nhiều càng tốt dẫn đến việc lạm dụng. Siêu âm dù không gây đau đớn và có vẻ như không có những ảnh hưởng xấu có thể nhìn thấy được. Nhưng cho đến nay, chưa ai dám khẳng định siêu âm là hoàn toàn vô hại đối với thai nhi. Nhất là khi tuổi thai còn quá nhỏ, khoảng dưới 8 tuần tuổi, là thời điểm mà các tổ chức thai đang được hình thành và sắp xếp.
Trong giai đoạn chưa ổn định về mặt cấu trúc cơ thể này, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại tia nào (kể cả tia X). Chưa kể đến việc siêu âm nhiều cũng gây ra mệt mỏi cho thai phụ khi phải đi lại, chờ đợi, lo lắng và tốn kém về kinh tế.
Trong giai đoạn chưa ổn định về mặt cấu trúc cơ thể này, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng thai nhi không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ loại tia nào (kể cả tia X). (ảnh minh họa)
Ba mốc siêu âm quan trọng
Sau đây là 3 mốc siêu âm được coi là bắt buộc để xác định thai có phát triển bình thường hay không:
Từ 11-12 tuần:
Đây là thời điểm duy nhất có thể đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán một số bất thường về nhiễm sắc thể nguy hiểm (gây bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành,…). Nếu chỉ số này cao, bác sĩ sẽ chỉ định cho thai phụ chọc ối vào tuần 17-18 để chẩn đoán bệnh. Bước sang tuần thứ 13, chỉ số này không chính xác và không còn giá trị nữa.
Lần siêu âm này cũng có thể phát hiện một số dị tật khác như thai vô sọ, khe hở thành bụng, không xương mũi,… Bác sĩ cũng khuyên thai phụ nên làm thêm xét nghiệm doule test để kiểm soát các bất thường bẩm sinh của thai.
Từ 22-23 tuần:
Vào thời điểm này đã có thể quan sát được tất cả những bất thường về hình thái của thai như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan, nội tạng. Đó là trong trường hợp máy móc chính xác và bác sĩ có kinh nghiệm. Bởi vậy, người mẹ khi đi siêu âm nên tìm hiểu, chọn địa chỉ uy tín hoặc đến bệnh viện chuyên khoa.
Lần siêu âm này vô cùng quan trọng, vì tất cả các dị tật đều có biểu hiện ở thời điểm này và nếu cần đình chỉ thai nghén thì phải làm trước tuần thứ 28.
Từ 31-32 tuần:
Đây là lần siêu âm “chốt” trước sinh nên rất quan trọng mà bà bầu không nên bỏ qua. Một số vấn đề hình thái xảy ra muộn như bất thường ở động mạch, tim và cấu trúc não có thể được phát hiện. Ngoài ra, lần siêu âm này cũng giúp nhận biết tình trạng phát triển chậm trong tử cung, vốn là nguyên nhân gây suy thai và ngạt sau đẻ.
Dị tật được phát hiện trong thời điểm này tuy không thể can thiệp được nhưng có thể có cách ứng phó phù hợp khi sinh như: chọn nơi sinh, phương pháp sinh và chuẩn bị cho việc chăm sóc, chữa bệnh cho trẻ kịp thời sau đó.
Đây là ba mốc siêu âm giúp phát hiện chính xác các dị tật ở thai nhi. Tuy nhiên không có nghĩa bạn chỉ siêu âm ba lần trong suốt thai kỳ. Tùy vào sức khỏe của mẹ và bé mà bác sĩ có thể hẹn bạn thời gian cụ thể để siêu âm lại và làm các xét nghiệm cần thiết.
Vì sự phát triển khỏe mạnh của bé ngay khi còn trong bào thai, việc siêu âm thai vào đúng các mốc quan trọng cần được các mẹ chú ý đặc biệt. Siêu âm chính là cách duy nhất để bạn biết bé yêu cần và muốn gì.
Theo khám phá
Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tràng An (Hà Nội): Vi phạm năm sau nhiều hơn năm trước
Thời gian gần đây, Báo Lao Động liên tiếp nhận được phản ánh về hoạt động của Bệnh viện Đa khoa tư nhân Tràng An (BVTA) có nhiều "vấn đề" về chất lượng khám, chữa bệnh, làm giảm sút niềm tin của người dân... Điều đáng nói là cơ quan quản lý nhà nước thanh - kiểm tra phát hiện vi phạm thì cứ phát hiện, còn bệnh viện có sửa chữa, khắc phục hay không là việc khác... Cuối cùng là không ai xử lý vi phạm. Rốt cuộc, bệnh nhân vẫn là người phải chịu thiệt thòi nhất.
BV Tràng An.
Thiếu đủ thứ... kéo dài
Nhìn lại hoạt động của BVTA từ năm 2011 đã thấy xuất hiện những vi phạm nghiêm trọng. Cụ thể, tại biên bản của đoàn thanh tra Bộ Y tế ngày 16.8.2011 kết luận: Bệnh viện chưa thực hiện đầy đủ một số quy định của quy
chế chuyên môn như hội chẩn, hồ sơ bệnh án... Trong khi đó, luật pháp quy định: "Việc hội chẩn được thực hiện khi bệnh vượt quá khả năng chẩn đoán và điều trị của người hành nghề hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc đã điều trị nhưng bệnh không có tiến triển tốt hoặc có những diễn biến xấu đi". Việc vi phạm quy định về hội chẩn cũng đồng nghĩa với việc không đưa ra được phương pháp điều trị phù hợp, kịp thời cho bệnh nhân và giảm chất lượng khám, chữa bệnh của bệnh viện.
Hơn 2 năm sau (ngày 17.10.2013), đoàn thanh tra Bộ Y tế lại tiến hành thanh tra BVTA và phát hiện lại là những "căn bệnh" cũ từ năm 2011. Vẫn là vi phạm những quy định về hồ sơ bệnh án: Ghi chép bệnh án còn chưa đầy đủ, một số bệnh án bác sĩ kê đơn thuốc không đánh số, không ghi số lượng (bằng chữ) thuốc gây nghiện; phiếu siêu âm không có chữ ký của của bác sĩ thực hiện siêu âm. Thanh tra phát hiện vẫn là vi phạm quy định của quy chế chuyên môn về hội chẩn: Biên bản hội chẩn không có đủ chữ ký của các thành viên tham gia hội chẩn. Ngoài cái cũ chưa sửa, thanh tra còn phát hiện những vi phạm mới tăng thêm: Khoa Răng - hàm - mặt, Tai - mũi - họng không có danh mục thuốc, trang thiết bị, dụng cụ y tế, không có sổ sách theo dõi việc sử dụng thuốc tại khoa.
Sang đến năm 2014 thì những điểm yếu cần khắc phục tại BVTA lại càng tăng thêm. Theo xác minh của PV, đến cuối tháng 2.2014 tại các khoa, phòng quan trọng của BVvẫn thiếu quá nhiều phương tiện, điều kiện cần thiết để phục vụ công tác khám, chữa bệnh theo tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện của Bộ Y tế. Tại khoa Ngoại: Chưa có phiếu tóm tắt quy trình chuyên môn; bệnh án còn bị tẩy xoá; chưa xây dựng các quy trình kỹ thuật, chưa xây dựng các hướng dẫn chuyên môn và phác đồ điều trị, không có bình bệnh án... tại khoa Dược: Chưa có quy trình giám sát sử dụng thuốc; chưa có hệ thống lưu trữ thông tin thuốc. Phòng điều dưỡng, chưa xây dựng kế hoạch đánh giá, giám sát và kiểm soát nhiễm khuẩn, chưa có dụng cụ khám và cũng chưa có cả cán bộ phụ trách dinh dưỡng... Khoa Khám bệnh là một trong những khoa quan trọng nhất của bệnh viện, nhưng bà Phạm Thị Thu (Giám đốc BVTA) phải xác nhận tại khoa này: "Chưa có hồ sơ hướng dẫn khám bệnh, chưa có quy trình khám bệnh, chưa có quy trình thụt tháo". Và chua chát hơn, bà Phạm Thị Thu còn phải thừa nhận thêm rằng BVTA "chưa có đủ phương tiện cấp cứu bệnh nhân".
Sự lo ngại
Thanh tra Bộ Y tế đã chỉ ra rất nhiều vi phạm của BVTA (nêu trên). Nhưng rốt cuộc, những vi phạm đó vẫn cứ kéo dài hết năm này qua năm khác, thậm chí vi phạm của năm sau được phát hiện lại nhiều hơn năm trước mà vẫn không được khắc phục triệt để, làm ảnh hưởng đến chất lượng khám, chữa bệnh, không ai xử lý vi phạm, rõ ràng đã cho thấy công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện kết quả sau thanh tra bị buông lỏng, nói cách khác là "đánh trống bỏ dùi".
Xác minh của phóng viên cho thấy một thực tế nữa, theo quyết định thành lập BVTA thì Cty phát triển công nghệ y học (ông Vũ Thế Hùng làm Tổng Giám đốc) là chủ sở hữu bệnh viện. Ngày 2.7.2009, ông Hùng ký văn bản chứng nhận khoản góp vốn 200.000.000 đồng của bà Trịnh Thanh Thuỷ (phòng hành nghề y tư nhân - Sở Y tế HN), lãi suất 15%/6 tháng. Ngày 15.3.2010 và ngày 15.9.2010, ông Hùng lại ký tiếp 2 giấy chứng nhận góp vốn đầu tư ưu đãi với bà Trần Thị Nhị Hà (phòng hành nghề y tư nhân - Sở Y tế HN) tổng số tiền là 1 tỉ đồng, lãi suất 3%/tháng. Thực tế này làm tăng thêm băn khoăn nữa về tính khách quan, sự lo ngại trong quản lý nhà nước về hành nghề y tư nhân đối với BVTA, đó là việc cán bộ quản lý hành nghề y tư nhân lại được chủ sở hữu bệnh viện cho góp vốn để hưởng lãi suất hằng tháng?
Theo Laodong
Tên lửa chống hạm "C-602" Trung Quốc còn kém xa BrahMos Ấn Độ Trang mạng "Strategy Page" của Mỹ đưa tin, Pakistan đã nhận 120 quả tên lửa chống hạm tầm xa C-602 do Trung Quốc sản xuất, nằm trong hợp đồng được hai nước ký kết từ năm 2009. Số tên lửa này được trang bị cho tàu chiến và lực lượng pháo bảo vệ bờ biển của Pakistan. Động thái này được cho là...