Bà Merkel trước cơn địa chấn của phe cực hữu
Một cơn địa chấn chính trị đã làm rúng động không chỉ nước Đức mà cả châu Âu.
Không phải Angela Merkel hay chiến thắng hiển nhiên của bà cho nhiệm kỳ thủ tướng lần thứ tư, chính sự bứt phá mạnh mẽ của phe cực hữu đang làm lục địa già lo ngại.
Với 33,5% phiếu bầu đảng Liên minh Dân chủ Thiên Chúa giáo (CDU) giành được trong cuộc bầu cử ngày 24-9, bà Merkel thắng thêm nhiệm kỳ thủ tướng Đức thứ tư. Tuy nhiên, đây là bước lùi rất lớn so với mức 41,5% phiếu bầu của CDU năm 2013. Bản thân bà Merkel cũng thừa nhận “đã hy vọng một kết quả tốt hơn”.
Xếp thứ hai là đảng đối thủ Dân chủ Xã hội (SPD) với 20,5% phiếu bầu, một con số đáng thất vọng. Thành công nổi bật nhất trong kỳ bầu cử thuộc về đảng cực hữu Sự thay thế cho nước Đức (AfD), vươn lên vị trí thứ ba với 13% phiếu bầu. Với thắng lợi này, phe cực hữu lần đầu tiên bước vào Quốc hội Đức sau 70 năm kể từ kỳ bầu cử đầu tiên năm 1949, sau Thế chiến thứ hai.
Từ cuộc bầu cử năm 2013, Đức là nền dân chủ cuối cùng ở châu Âu không có phe cực hữu trong Quốc hội. Điều này giờ đây đã thay đổi. Với quan điểm chống Hồi giáo, tuyên bố đạo Hồi không phù hợp văn hóa Đức, AfD phản đối chính sách nhập cư của bà Merkel vốn đã nhận cả triệu người tị nạn từ Trung Đông và Bắc Phi năm 2015.
Theo The Washington Post, thành công của AfD làm liên tưởng tới hình ảnh đảng cực hữu Mặt trận Quốc gia ở Pháp trong kỳ bầu cử vừa rồi, hay chiến thắng của ông Donald Trump ở Mỹ. Tuy nhiên, với nước Đức, vốn chịu nhiều đau thương từ lịch sử cánh hữu cực đoan dưới thời phát xít và sau Thế chiến thứ hai đã nỗ lực rất nhiều trong đối đầu phe cực hữu, sự lớn mạnh của AfD là một cú sốc quá lớn. Sự bàng hoàng càng tăng khi Đức không có nhiều “yếu huyệt” để phe cực hữu lôi kéo người ủng hộ. Kinh tế Đức ổn định, tỉ lệ thất nghiệp thấp, quyền lực và uy tín của chính phủ Đức với trong nước và cả quốc tế luôn vững vàng.
Video đang HOT
Sau hàng loạt cú sốc bầu cử từ năm ngoái đến nay, các lãnh đạo châu Âu đã rất mong đợi bà Merkel có thể củng cố lại các giá trị phương Tây. Nhưng bà Merkel, một mỏ neo của sự ổn định châu Âu, giờ gặp phải thách thức lớn ngay trên sân nhà. Kết quả bầu cử này cho thấy bà Merkel sẽ gian nan đàm phán thành lập liên minh để ra mắt chính phủ mới vào cuối tháng 12. Nhiệm kỳ thủ tướng thứ tư có lẽ sẽ khó khăn hơn nhiều so với ba nhiệm kỳ trước của bà.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP. Hồ Chí Minh
Học sinh Hong Kong oằn lưng đeo cặp nặng 5 kg tới trường
Cặp sách của học sinh ở Hong Kong nặng gần 5 kg, khiến nhiều em không nhấc nổi hoặc phải nhờ bố mẹ xách hộ.
Đo trọng lượng cặp sách của một học sinh tiểu học ở Hong Kong. Ảnh: SCMP.
Nghiên cứu được đảng Liên minh Dân chủ vì Sự tiến bộ và Phát triển Hong Kong (DAB) tiến hành trên 900 học sinh ở 18 quận trong hai tuần cho thấy 80% số học sinh tiểu học ở đặc khu hành chính này đang đeo cặp sách nặng tới 4,9 kg.
Trọng lượng này nặng hơn 63,3% so với tiêu chuẩn đề xuất (3 kg), theo SCMP. "Cháu đã nói với bố mẹ rằng cặp sách quá nặng nhưng bố mẹ không để ý", Ng Yee-man, một học sinh tiểu học tại trường Công giáo Ling To, tâm sự.
Ng đeo cặp sách nặng 4,2 kg, tương đương 16% trọng lượng cơ thể, vượt quá giới hạn 10% theo tiêu chuẩn của cơ quan y tế. Cô bé thậm chí không nhấc nổi cặp sách lên khi tới giờ tan trường hôm 25/9.
Bạn cùng lớp với Ng là Chan Tin-yu, 8 tuổi, cân nặng 36,4 kg nhưng cặp sách nặng 5,8 kg. Tuy nhiên, cô bé được mẹ xách hộ cặp khi tan học.
Chan luôn mang trong cặp số sách vở cho 8 môn học, cùng với văn phòng phẩm, chai đựng nước và cơm hộp.
"Tôi chưa từng nghĩ tới việc phản ánh chuyện này với nhà trường vì mọi học sinh đều đeo cặp nặng như thế", mẹ của Chan nói.
Bà cho biết sẽ tiếp tục xách cặp hộ con gái vì "không muốn làm phiền" tới nhà trường. Khi được hỏi liệu có muốn nhà trường cung cấp tủ đựng đồ cho học sinh không, bà nhận xét "đó là ý kiến hay".
Trẻ em Hong Kong cong lưng đeo cặp sách. Ảnh: SCMP.
Tủ đồ dành cho học sinh là một trong 8 đề xuất mà DAB nhận được từ cuộc khảo sát gần đây, trong đó yêu cầu Sở giáo dục cấp kinh phí để nhà trường mua sách giáo khoa dùng chung cho học sinh được đề đạt nhiều nhất.
Vincent Cheng Wing-shun, phó tổng thư ký DAB, cho biết ý tưởng dùng chung sách giáo khoa được đánh giá tốt hơn việc tái sử dụng sách hay dùng sách điện tử.
"Sở giáo dục đã khuyến khích học sinh và nhà trường tái sử dụng sách giáo khoa, nhưng việc làm sạch sách cũ, ví dụ như xóa đáp án bài tập trên sách mất quá nhiều công sức, sách điện tử lại gây hại cho mắt trẻ", Cheng nói.
Ip Kin-yuen, một nghị sĩ đại diện cho ngành giáo dục, nói rằng chia sẻ sách giáo khoa đã được thực hiện ở một số nước và đáng để thảo luận sâu hơn.
"Chúng ta cũng nên nghĩ lại về số tiết học ở bậc tiểu học. Hiện số tiết học mỗi ngày là 9 đến 10, có thể giảm bớt để học sinh mang ít sách hơn", Ip nói.
Đối với giáo viên, ông Ip cho rằng nên cân nhắc tới giá thành và trọng lượng sách giáo khoa khi lựa chọn cho học sinh, để phù hợp với thể chất và điều kiện kinh tế cho các em.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Đảng cực hữu 'lên ngôi' - cơn địa chấn với nhiệm kỳ 4 của Merkel Việc đảng cực hữu AfD giành lợi thế lớn sau cuộc tổng tuyển cử Đức đang đặt bà Merkel trước thách thức xây dựng liên minh mới đầy khó khăn. Thủ tướng Đức Angela Merkel phát biểu mừng chiến thắng với nhiệm kỳ thứ 4. Ảnh: Reuters. Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 24/9 chiến thắng nhiệm kỳ thứ 4 trong cuộc tổng...