Bà Merkel chụp ảnh với người được cho là nghi phạm đánh bom Bỉ?
Một bức ảnh Thủ tướng Đức Angela Merkel chụp cùng một người nhập cư có khuôn mặt được cho là giống nghi phạm vụ đánh bom ở Brussels đang được lan truyền trên mạng.
Theo Đài Tiếng nói nước Nga, bức ảnh được đăng tải trực tuyến mô tả bà Merkel tạo dáng chụp ảnh sefie với một người tị nạn bị ngi ngờ có khuôn mặt giống Najim Laachraoui- kẻ đánh bom ở Brussels, Bỉ hôm 22.3.
Bức ảnh được chụp vào tháng 9 năm 2015 khi Thủ tướng Đức thăm một trại dành cho người di cư ở Berlin, sau đó trên Internet và các phương tiện truyền thông có ảnh bà Merkel mỉm cười ôm những người tị nạn.
Người tị nạn chụp ảnh cùng bà Merkel được cho là có khuôn mặt giống nghi phạm đánh bom ở Bỉ.
Cảnh sát Bỉ đã phát hành hình ảnh của nghi phạm Najim Laachraoui, 24 tuổi vào ngày 25.3 và văn phòng công tố viên tuyền bố rằng người đàn ông này đã kích nổ một thiết bị nổ tại sân bay Brussels.
Hàng loạt vụ tấn công khủng bố diễn ra tại sân bay Brussels và trạm tàu điện ngầm Maelbeek vào ngày 22.3 đã khiến 34 người thiệt mạng và hơn 300 người bị thương.
Bức ảnh được lan truyền trên mạng như virus.
Video đang HOT
Một số người sử dụng mạng xã hội cho rằng, nghi phạm Laachraoui trông giống như người mà họ đã nhìn thấy trên ảnh tự chụp với Angela Merkel.
Nghi ngờ này vẫn chưa được xác định. Văn phòng Thủ tướng Đức Angela Merkel chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Theo Danviet
Hé lộ tội ác từ chiếc găng tay trong vụ khủng bố sân bay Bỉ
Những kẻ đánh bom tự sát chỉ đeo găng tay một bên, như để che giấu thiết bị kích nổ, nhưng không ai để ý đến dấu hiệu chết chóc này.
Những hình ảnh do camera giám sát tại sân bay Zaventem ở thủ đô Brussels của Bỉ ghi lại cho thấy ba người đàn ông đẩy xe chở hành lý vào khu làm thủ tục. Dáng vẻ và điệu bộ của họ trông rất bình thường, thậm chí là bình thản.
Thế nhưng đây chính là biểu hiện của hầu hết những tay súng được phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) điều từ Syria đến châu Âu để thực hiện những vụ tấn công khủng bố kinh hoàng. "Điềm tĩnh" và "quyết tâm" là hai trong những từ được dùng nhiều nhất trong lời kể của những người đã chứng kiến cảnh các tay súng ra tay trong vụ thảm sát ở Paris hồi năm ngoái. Một từ nữa cũng hay được dùng là "sẵn sàng chết", theo NYTimes.
Hiện trường vụ đánh bom sân bay.
Các quan chức Bỉ đã xác định ba người đàn ông trong bức ảnh là các nghi phạm chính trong vụ đánh bom sân bay hôm 22.3, trong đó hai kẻ mặc đồ đen và chỉ đeo một chiếc găng tay bên tay trái đã chết trong vụ nổ. Kẻ thứ ba mặc áo sáng màu có vẻ như không kích hoạt thành công khối thuốc nổ nên đã bỏ trốn. IS ngay sau đó đã nhận trách nhiệm về vụ tấn công này, cùng với vụ đánh bom ở ga tàu điện ngầm Brussels.
Theo các chuyên gia tình báo hải ngoại của Mỹ, vụ đánh bom ở sân bay Zaventem lẽ ra có thể được ngăn chặn nếu như lực lượng an ninh và cả người dân Bỉ có tinh thần cảnh giác cao hơn trước những dấu hiệu bất thường của những kẻ khủng bố.
"Nếu tôi thấy một gã bước vào khu làm thủ tục sân bay mà chỉ đeo một chiếc găng tay, tôi sẽ nghi ngờ và tách anh ta ra để kiểm tra riêng. Nếu tôi không hài lòng với những câu trả lời của anh ta, vụ tấn công chắc chắn sẽ được chặn lại", Don Hubbard, cựu đặc vụ FBI và hiện là một chuyên gia an ninh tư nhân, cho biết.
Nhiều chuyên gia an ninh khác cũng nhất trí rằng chiếc găng tay đơn lẻ của các nghi phạm là dấu hiệu đáng chú ý nhất trước vụ tấn công, và nó rất dễ bị phát hiện bởi những con mắt nhà nghề.
"Chúng chỉ đeo găng trên một tay. Đó chắc chắn là một dấu hiệu đáng ngờ, rất bất thường", Tony Schiena, một chuyên gia an ninh tại London, nhận định. "Việc chúng chỉ đeo găng tay bên trái để che giấu thiết bị kích nổ quả bom đồng nghĩa với việc chúng không có phương án dự phòng. Dù sao, quả bom cũng phát nổ".
Đeo găng tay đen và bình thản bước đi, những kẻ tình nghi này đã qua mặt được giới an ninh sân bay.
Trong vụ thảm sát Paris hôm 13/11 năm ngoái, những con tin bị các phần tử khủng bố giam giữ trong nhà hát Bataclan mô tả rằng những kẻ tấn công liên tục đi đi lại lại với thiết bị kích nổ trong lòng bàn tay. Cạnh thi thể của những kẻ đánh bom tự sát này, cảnh sát tìm thấy dây điện, pin 9V và những mẩu nhựa nóng chảy, được cho là bộ phận của một thiết bị kích nổ.
Các chuyên gia dự đoán rằng loại thuốc nổ được sử dụng trong vụ đánh bom Brussels là TATP (hay còn gọi là thuốc nổ Mẹ Quỷ), được pha trộn từ các hóa chất sẵn có bán hợp pháp tại các quầy thuốc. Đây là loại thuốc nổ mà IS rất ưa chuộng trong các vụ tấn công ở châu Âu, và nó được sử dụng trong các vụ đánh bom tự sát trên 7 địa điểm khắp Paris.
Thuốc nổ TATP có thể được kích hoạt bằng một công tắc điện sử dụng loại pin và dây điện đơn giản nằm gọn trong lòng bàn tay, theo Jimmie C. Oxley, giáo sư hóa học tại Đại học Rhode Island, cũng là chuyên gia hàng đầu về TATP. Bà Oxley cho rằng việc các nghi phạm chỉ đeo một găng tay để che giấu thiết bị kích nổ là rất bất thường và có thể dễ dàng gây chú ý.
Lỗ hổng trong công tác an ninh sân bay.
Vụ tấn công diễn ra vào lúc 8 giờ sáng, một trong những thời điểm đông đúc nhất tại sân bay bận rộn này. Dù vậy, nếu đề cao cảnh giác, các nhân viên an ninh sân bay vẫn có thể phát hiện ra những kẻ đánh bom trước khi chúng ra tay, theo Ed Bridgeman, giáo sư chuyên ngành tội phạm học tại Đại học Cincinnati. Theo ông, suốt nhiều năm qua, các nhân viên an ninh sân bay ở Israel đã liên tục giám sát hành khách để phát hiện hành vi bất thường, đặc biệt là với quần áo cũng như hành vi.
Điều này chứng tỏ công tác đảm bảo an ninh tại sân bay Zaventem có thể chưa được chú trọng đúng mức, tạo ra một lỗ hổng lớn để những kẻ khủng bố có thể lợi dụng và tiến hành vụ tấn công, theo bình luận viên Kris Van Cleave của CBS News.
Hai quả bom phát nổ tại quầy chờ làm thủ tục, ngay phía trước cổng kiểm tra an ninh của sân bay. Đây là khu vực mở, bất cứ ai cũng có thể đến mà không cần thẻ lên máy bay, nhưng không có nghĩa là hành khách không bị giám sát, đặc biệt là trong thời điểm Brussels đang được đặt trong tình trạng báo động cao về nguy cơ khủng bố.
Tại các sân bay của Mỹ, ngay khi đặt chân đến khu vực làm thủ tục, hành khách đã chạm mặt lực lượng cảnh sát dày đặc được trang bị vũ khí hạng nặng. Tại sân bay JFK ở New York, tất cả các phương tiện dừng đỗ bên ngoài đều bị cảnh sát kiểm tra. Còn tại sân bay Miami, từng tốp hải quan liên tục tuần tra ở khu vực làm thủ tục.
Vụ đánh bom ở Brussels đã làm lộ ra điểm yếu nhất tại tất cả các sân bay của Bỉ và nhiều nước khác, đó chính là khu vực trước cổng kiểm tra an ninh, nơi có các quầy bán vé, thậm chí là các quầy bán cà phê.
Hồi tháng ba năm ngoái, cảnh sát sân bay ở New Orleans đã nổ súng bắn gục một người đàn ông xách theo mã tấu bên ngoài khu vực kiểm soát an ninh. Năm 2013, một người đàn ông xách súng bước vào sân bay ở Los Angeles và bắn chết một nhân viên an ninh ngay bên ngoài cổng kiểm soát.
Theo ông John Pistole, điều quan trọng là cơ quan an ninh sân bay phải biết cách mở rộng các lớp an ninh ra bên ngoài, bởi không có một hệ thống an ninh nào là hoàn hảo, dù có bao nhiêu sĩ quan tuần tra hay chó nghiệp vụ đi chăng nữa. Điều quan trọng là những nhân viên an ninh sân bay luôn phải đề cao cảnh giác, kịp thời phát hiện và đối phó với những dấu hiệu bất thường.
Một phương pháp ngăn chặn chống khủng bố hiệu quả nữa là sự cảnh giác của người dân cũng như sự can đảm để lên tiếng kịp thời nhằm ngăn cản những kẻ tấn công, theo ông Bridgeman. "Nếu bạn nhìn thấy ai đó có gì bất thường, bạn phải vượt qua nỗi sợ hãi và thông báo cho nhà chức trách", chuyên gia này nhấn mạnh.
Theo Danviet
Người phụ nữ trong bức ảnh biểu tượng của vụ khủng bố Bỉ Nidhi Chaphekar ngồi trên chiếc ghế ở sân bay Brussels với gương mặt hoảng loạn. Chiếc áo màu vàng của cô rách toạc, lộ cả áo ngực và bụng, chân đi giày chân không, chảy máu. Khoảnh khắc hoảng loạn của Nidhi Chaphekar sau vụ đánh bom ở sân bay Brussels. Ảnh: Ketevan Kardava Khoảnh khắc thất thần đó của Nidhi, khi hai...