Bà Merkel bị vẹt mổ
Thủ tướng Đức Angela Merkel bị một con vẹt mổ khi cho bầy chim ăn tại công viên ở Marlow, khiến bà giật mình kêu lên.
Thủ tướng Merkel ngày 23/9 tới công viên chim Vogelpark Marlow tại đô thị Marlow, bang Mecklenburg Western-Pomerania phía đông bắc nước Đức. Bà cầm hai chiếc cốc nhỏ chứa thức ăn làm từ phấn hoa khô, đường trái cây, ngũ cốc và nước để tạo dáng với những con vẹt lorikeet.
Một bức ảnh cho thấy 6 con vẹt đậu trên hai tay của Merkel và một con khác đậu trên đầu Thủ tướng Đức. Đúng lúc đó, một con vẹt bên trái mổ vào ngón tay Merkel, khiến bà giật mình kêu lên, con vẹt trên đầu bà chuyển xuống đậu trên vai.
Khoảnh khắc bà Merkel kêu lên vì bị vẹt mổ khi thăm công viên ở Marlow, Đức ngày 23/9. Ảnh: AP .
Video đang HOT
Thủ tướng Đức sau đó cho những con chim khác tại công viên ăn hạt kê, song từ chối cho một con cú đại bàng châu Âu đậu lên tay. “Không, tôi thấy đám vẹt là đủ lắm rồi”, bà Merkel nói.
Thủ tướng Đức nhường lại cơ hội chụp ảnh với con cú đại bàng cho Georg Gnther, 33 tuổi, ứng viên đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) tại khu vực bầu cử Vorpommern-Rgen – Vorpommern Greifswald I.
Merkel tới Mecklenburg Western-Pomerania trong chuyến thăm chia tay khu vực bầu cử quê nhà trước thềm cuộc bầu cử quốc hội Đức ngày 26/9. Merkel quyết định không tái tranh cử và kết thúc 16 năm nhiệm kỳ của mình, dự kiến rời cương vị sau khi quốc hội mới của Đức chọn được tân thủ tướng.
Đảng giành đa số phiếu trong bầu cử quốc hội Đức thường lãnh đạo một chính phủ mới và chỉ định một thủ tướng, người cần được đa số nghị sĩ chấp nhận. Các ứng viên tranh vị trí thủ tướng Đức bao gồm Armin Laschet thuộc CDU, Olaf Scholz thuộc đảng Dân chủ Xã hội và Annalena Baerbock của đảng Xanh.
Quốc hội Đức thông qua luật phòng chống dịch bệnh mới
Ngày 21/4, Quốc hội liên bang Đức đã bỏ phiếu phê chuẩn dự luật Phòng Chống lây nhiễm sửa đổi, qua đó trao thêm quyền cho chính phủ liên bang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt và thống nhất trên cả nước nhằm khống chế đại dịch COVID-19.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Đức, với tỷ lệ 342 phiếu ủng hộ, 250 phiếu chống và 64 phiếu trắng, dự luật đã chính thức được Quốc hội Đức thông qua.
Luật mới sẽ cho phép chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel áp đặt "phanh khẩn cấp" nhằm thiết lập các quy định chặt chẽ hơn trên toàn quốc để đối phó với đại dịch.
Theo luật mới, một quận/huyện/thành phố có tỷ lệ lây nhiễm trong 7 ngày vượt quá 100/100.000 dân sẽ phải áp đặt lệnh giới nghiêm từ 22h đến 5h sáng hôm sau.
Quy định mới cũng sẽ yêu cầu bắt buộc hạn chế tiếp xúc ở nơi công cộng cũng như các khu vực tư nhân, theo đó những người trong cùng một nhà chỉ được phép gặp một người ngoài, không tính trẻ dưới 14 tuổi.
Đối với các trường học, giáo viên và học sinh phải xét nghiệm 2 lần/tuần để có thể học ở trường, nhưng trong trường hợp chỉ số lây nhiễm trên 100 sẽ phải học xen kẽ giữa ở trường và ở nhà. Nếu chỉ số này cao hơn 165, học sinh sẽ bắt buộc phải học trực tuyến hoặc từ xa.
Các cửa hàng bán nhu yếu phẩm thiết yếu như siêu thị hay hiệu thuốc vẫn được mở cửa không phụ thuộc vào chỉ số lây nhiễm, nhưng khi chỉ số lây nhiễm ở mức từ 100 - 150, mọi người phải đặt lịch hẹn trước để đi mua hàng và phải trình kết quả xét nghiệm âm tính được thực hiện ngay trước đó.
Luật mới cũng có những quy định cụ thể đối với những người làm ở các công sở và công ty, các hoạt động thể thao, công viên giải trí, vườn thú cũng như các sự kiện khác.
Các quy định có thể có hiệu lực sớm nhất từ cuối tuần này và trước mắt được áp dụng tới ngày 30/6 tới. Theo kế hoạch, luật mới còn phải được Hội đồng Liên bang thông qua vào ngày 22/4 và Tổng thống Liên bang Frank-Walter Steinmeier ký ban hành để có hiệu lực.
Việc ban hành luật mới về việc phòng chống lây nhiễm bệnh sẽ giúp chấm dứt căng thẳng và không nhất quán giữa chính phủ liên bang và các bang về biện pháp chống dịch COVID-19. Các biện pháp hạn chế hiện nay được quyết định dựa trên sự tham vấn với chính quyền liên bang. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, lãnh đạo địa phương từ chối triển khai các biện pháp đóng cửa đã nhất trí với Thủ tướng Merkel, thậm chí là cho phép các cửa hàng và rạp chiếu phim mở lại.
Theo số liệu của Viện Robert Koch (RKI), ngày 20/4, Đức ghi nhận thêm gần 25.000 ca mắc COVID-19 mới và 331 trường hợp tử vong.
Quốc hội Đức phê chuẩn quỹ phục hồi kinh tế của EU trị giá 750 tỷ euro Ngày 26/3, Đức đã phê chuẩn quỹ phục hồi kinh tế giai đoạn hậu dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 của Liên minh châu Âu (EU) trị giá 750 tỷ euro (885 tỷ USD). Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức. Ảnh: THX/TTXVN Sau khi Hạ viện Đức thông qua quỹ phục hồi này vào ngày 25/3,...