Bà Merkel bị tố gây hoảng loạn vì nói 70% dân sẽ nhiễm virus corona
Sau khi Thủ tướng Đức Angela Merkel nói đa số dân Đức sẽ nhiễm virus corona chủng mới, Thủ tướng CH Czech Andrej Babis cho rằng đây là phát ngôn gây hoảng loạn.
Thủ tướng Đức Angela Merkel tại cuộc họp báo ở Berlin ngày 11-3 – Ảnh: REUTERS
Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 11-3 dẫn lời chuyên gia nói 60-70% dân số Đức sẽ nhiễm virus corona chủng mới gây bệnh hô hấp (COVID-19).
“Khi virus (corona) đang hiện hữu, người dân không có miễn dịch và cũng không có liệu pháp điều trị lúc này, vì vậy 60-70% dân số sẽ bị nhiễm. Hiện nay quá trình ngăn chặn phải tập trung vào việc không làm quá tải hệ thống y tế thông qua việc làm chậm sự lây lan của virus”, hãng tin Reuters dẫn lời bà Merkel.
Phát biểu của Thủ tướng Merkel phản ánh cách tiếp cận của Đức đối với dịch COVID-19 vào lúc này: chấp nhận tình huống xấu nhất, và chủ trương làm chậm tốc độ lây lan để không gây áp lực quá lớn lên cơ quan y tế.
Tuy nhiên cách bà Merkel dẫn con số 60-70% người sẽ nhiễm virus khiến Thủ tướng CH Czech không đồng ý.
Video đang HOT
“Tôi không muốn bình luận về tình hình hiện nay ở Đức, mặc dù tôi tin rằng những phát biểu kiểu như vậy sẽ tạo ra hoảng loạn. Trong bất kỳ trường hợp nào, chúng tôi cũng đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ cho các kịch bản xấu nhất có thể vượt ngoài dấu hỏi ấy”, hãng thông tấn CH Czech CTK dẫn tời Thủ tướng Babis ngày 11-3.
Tính tới 11-3, số ca nhiễm COVID-19 ở Đức đã hơn 1.500 người. Hiện Đức xếp thứ 7 trong danh sách các quốc gia/vùng lãnh thổ có số ca nhiễm virus corona nhiều nhất thế giới.
Tại cuộc họp báo vừa qua, bà Merkel khẳng định lập trường của Đức về việc không đóng cửa biên giới để ngăn dịch, dù đồng ý với chủ tịch ngân hàng trung ương châu Âu Christine Lagarde rằng tình hình COVID-19 đang rất nghiêm trọng.
Thay vào đó, nhà nữ lãnh đạo đưa ra một số bình luận thú vị liên quan tới công tác chống dịch. Bà cho rằng truyền thống bắt tay của người Đức sẽ không hữu ích và thậm chí có thể nguy hiểm trong bối cảnh dịch bệnh.
Bà Merkel cho rằng thay vì bắt tay, người Đức hãy giữ khoảng cách, nhìn vào mắt nhau lâu hơn một chút và mỉm cười.
NHẬT ĐĂNG
Theo tuoitre.vn
Châu Âu hoan hỉ, các "nhân vật chính" lạnh nhạt ở hòa đàm Libya
Trong khi các lãnh đạo châu Âu tham gia hòa đàm nhằm chấm dứt nội chiến dai dẳng tại Libya tỏ ra phấn chấn, các "nhân vật chính" - đại diện hai phe đối lập ở Libya có thái độ tương đối lạnh nhạt.
Quá trình hòa đàm Libya do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ khởi xướng. Kết thúc một ngày thương lượng kịch tính ở Berlin, Đức hôm 19/1, các bên tham gia đã nhất trí về một lệnh cấm bán vũ khí và một dự thảo kế hoạch hành động nhằm đạt được lệnh ngưng bắn vĩnh viễn, chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài nhiều năm qua ở Libya.
(Từ trái qua phải) Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres tham gia cuộc hòa đàm Libya ở Berlin. Ảnh: kremlin.ru
Tối cùng ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres đã công bố các kết quả đàm phán tại cuộc họp báo cuối cùng ở Berlin. Phát biểu trước các phóng viên, ông Guterres cho biết, "mọi đại biểu tham gia đã cam kết ủng hộ việc ngưng bắn". Bà Merkel cũng thông báo, các bên đối đầu trong cuộc xung đột ở Libya đã tán thành quan điểm rằng việc cấm bán vũ khí là bước cần thiết để đạt một lệnh ngưng bắn vĩnh viễn.
Thủ tướng Italia Giuseppe Conte khẳng định, nước này sẵn sàng đóng vai trò đi đầu trong việc giám sát thỏa thuận hòa bình Libya, dù hiện vẫn chưa rõ các phe phái ở quốc gia nội chiến có đồng ý hay không.
Theo báo RT, cuộc hòa đàm ở Berlin đặt ra mục tiêu là đạt được thỏa thuận ngưng bắn giữa chính phủ của Thủ tướng Libya Fayez al-Sarraj được LHQ hậu thuẫn với phe chống đối, ủng hộ Tướng Khalifa Haftar. Các lực lượng của ông Haftar đã bao vây thủ đô Tripoli suốt nhiều tháng qua.
Đáng nói, cả ông al-Sarraj và ông Haftar đều không xuất hiện tại cuộc họp báo cuối cùng sau hòa đàm tại thủ đô Đức. Thủ tướng nước chủ nhà tiết lộ, hai người cũng không gặp trực tiếp trong các cuộc thương lượng trước đó do bà chủ trì.
Bà Merkel nhấn mạnh, mặc dù các cuộc thảo luận ở Berlin không giải quyết được mọi vấn đề của Libya nhưng chúng nhằm "tạo động lực mới" cho tiến trình hòa đàm. Libya đã lún sâu vào tình trạng bạo lực và hỗn loạn tiếp sau việc tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) can thiệp quân sự nhằm lật đổ nhà lãnh đạo lâu năm Muammar Gaddafi năm 2011.
Tổng thư ký LHQ tỏ ra vô cùng lo lắng việc nhiều cảng dầu và một giếng dầu ở Libya đã phải đóng cửa sau khi các lực lượng của ông Haftar chặt đứt quá trình sản xuất. Động thái có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của nước này.
Ai Cập và Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất, các đồng minh của Tướng Haftar, đã cung cấp vũ khí cho tổ chức Quân đoàn quốc gia Libya (LNA) dưới quyền ông. Trong khi, Thổ Nhĩ Kỳ đã điều các cố vấn quân sự tới giúp lực lượng chính phủ của Thủ tướng al-Sarraj, đồng thời triển khai binh lính sang biên kia biên giới để hỗ trợ.
Sự kiện hòa đàm ở Berlin được tổ chức tiếp sau vòng thương lượng trước đó ở thủ đô Nga. Ông Haftar và ông al-Sarraj cũng tham gia cuộc đàm phán kéo dài 6 giờ ở Moscow cùng các ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng của Nga, Thổ Nhĩ Kỳ nhưng họ không ký kết bất kỳ thỏa thuận nào.
Tuấn Anh
Theo vietnamnet.vn
Đức ghi nhận khoảng 1.500 ca mắc COVID-19 Ngày 11/, Thủ tướng Đức Angela Merkel tuyên bố Berlin sẽ nỗ lực tối đa để ngăn chặn dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 trong bối cảnh quốc gia này đã ghi nhận khoảng 1.500 ca nhiễm bệnh này. Nhân viên y tế kiểm tra thân nhiệt một lái xe tại khu vực cửa khẩu Jedrzychowice giữa Đức và Ba Lan...