Bà mẹ tố cô giáo “dạy hư” đứa con 9 tuổi của mình: Rốt cuộc cô dạy gì mà cả cộng đồng mạng quay sang “ném đá” người mẹ?
Bà mẹ này bị rất nhiều người chê trách về cách dạy con.
Một câu chuyện xảy ra ở Trung Quốc thời gian trước đã thu hút sự chú ý của dư luận. Cụ thể, bà mẹ nọ có con gái 9 tuổi, đang học tiểu học. Một ngày, bà mẹ này đăng bài trên MXH, tố cáo cô giáo đã dạy hư con mình. Tuy nhiên, thay vì nhận được sự đồng tình thì chị này bị cộng đồng mạng phản ứng dữ dội, yêu cầu xóa bài đăng và có lời xin lỗi cô giáo.
Hóa ra cô giáo của con chị đang mang thai. Khi thấy các em nhỏ tò mò về sự thay đổi của mình, cô giáo đã nhân cơ hội giảng giải về việc mang thai và các kiến thức giới tính. Bà mẹ khi biết chuyện thì tức giận, cho rằng con mình mới 9 tuổi, việc cô giáo dạy con những điều này là phản cảm. Chị cũng nhắn tin trách móc cô giáo.
Khi thấy các em nhỏ tò mò về sự thay đổi của mình, cô giáo đã nhân cơ hội giảng giải về việc mang thai và các kiến thức giới tính. (Ảnh minh họa)
Trái ngược với phản ứng giận dữ của bà mẹ, cộng đồng mạng đều cho rằng, cô giáo đã hoàn toàn đúng và trẻ 9 tuổi đã có thể học được những kiến thức này. Một phụ huynh bình luận: “Không hiểu nổi bà mẹ này nghĩ gì. Việc giáo dục giới tính sớm để trẻ nhận biết về cơ thể và biết cách bảo vệ cơ thể là vô cùng cần thiết”.
Một phụ huynh khác cũng thể hiện quan điểm: “Từ khi con học mẫu giáo, tôi đã dạy cho con biết những kiến thức giới tính cơ bản rồi. Tùy theo độ tuổi mà nâng dần kiến thức lên. Bố mẹ trốn tránh không giáo dục giới tính cho trẻ như này, thảo nào ngày càng nhiều vụ việc trẻ em bị xâm hại!”.
Video đang HOT
Giáo dục giới tính cho trẻ từ mấy tuổi? Giáo dục như nào là đúng?
Khi nhắc đến cụm từ “giáo dục giới tính”, ai cũng nghĩ đến những câu chuyện tế nhị mà người lớn không nên nói với con mình, hoặc nếu nói cũng phải đợi đến khi bé có đủ nhận thức. Nhưng trên thực tế, giáo dục giới tính cần phải được tiến hành với bé ở bất cứ độ tuổi nào.
Từ 0-2 tuổi : Bố mẹ dạy con về những bộ phận cơ thể, bao gồm cả bộ phận sinh dục. Hãy dạy con đúng tên gọi chứ không phải một biệt danh ngộ nghĩnh. Nếu chẳng may bị xâm hại khu vực nhạy cảm, con sẽ biết từ chính xác để nói ra.
Từ 2-5 tuổi : Ở giai đoạn này, bố mẹ có thể dạy con các khái niệm cơ bản về sinh sản, như em bé được tạo thành từ một người nam và nữ, em bé phát triển trong tử cung,… Con cũng cần được dạy sự riêng tư của các bộ phận nhạy cảm và không cho phép người lạ động chạm vào.
Từ 5-8 tuổi : Bố mẹ bắt đầu đề cập đến nhiều khía cạnh hơn như: Sự riêng tư, khỏa thân, cách không để lộ vùng kín ở nơi công cộng, cách vệ sinh, giữ gìn vùng kín sạch sẽ,…
Khoảng 8 tuổi, mẹ có thể dạy con những điều cơ bản về dậy thì. Bên cạnh đó, mẹ cũng nên nói thêm với con về quá trình sinh sản, trao đổi với con về vai trò của quan hệ tình dục.
Từ 9-12 tuổi : Bố mẹ củng cố thêm cho con những kiến thức cũ, đồng thời dạy thêm về tình dục an toàn, các biện pháp phòng tránh thai.
Con cũng cần được dạy về mối quan hệ lành mạnh. Không chỉ vậy, bố mẹ cần dạy con cách đánh giá những tư liệu giới tính, tình dục trên các phương tiện truyền thông, những điều đúng sai phù hợp với lứa tuổi.
Ngồi kèm con học online, bà mẹ phát hiện 1 sự thật động trời, bức xúc đến nỗi phải "đăng đàn" cầu cứu
Đồng cảm với bà mẹ này, nhiều phụ huynh khác cho biết con mình cũng lâm vào tình trạng tương tự.
Học online có sự khác biệt so với học trực tiếp, tuy nhiên đối với lũ trẻ, dù "on" hay "off" thì chuyện được phát biểu xây dựng bài cũng là một trong những động lực khiến các em học tập sôi nổi hơn. Vậy nên, nếu giơ tay phát biểu ý kiến trong tiết học nhưng cô cứ "lơ" mà toàn gọi bạn khác thì hẳn các em sẽ không tránh khỏi cảm giác hụt hẫng, chán nản.
Một bà mẹ mới đây đã "đăng đàn" phản ánh chuyện con học online nhưng hiếm khi được phát biểu. Đáng nói, cả lớp nhưng cô giáo chỉ chăm chăm gọi duy nhất 1 bạn, điều này khiến phụ huynh thấy bất công thay cho con mình. Người này viết: Các mẹ ơi, nên làm gì khi mà học online cô chỉ gọi đúng 1 bạn, mà không gọi những bạn khác? Thỉnh thoảng cũng gọi, nhưng chỉ đặc biệt quan tâm 1 bạn thôi. Ngồi nhìn con học mà bức xúc!
Bà mẹ bức xúc vì con ít được gọi phát biểu.
Đồng cảm với bà mẹ này, nhiều phụ huynh khác cho biết con mình cũng lâm vào tình trạng tương tự. Nhiều bé không được cô gọi sau đó trở nên chán nản, không muốn học và không giơ tay phát biểu nữa: "Con mình cũng thế, mẹ ơi con giơ tay hoài cô không gọi thì giơ làm gì mẹ"; "Lớp con em thì có độ 10-15 bạn /48 bạn cô hay gọi, gọi nhiều tới mức em ngồi cạnh nhớ hết cả tên các bạn ấy"; "Con mình nó còn đếm từng lần cô gọi con, được cô gọi xong là vui lắm. Lớp bé nhà mình cũng có 2 bạn cô gọi suốt còn các bạn còn lại may ra là được gọi thôi. Mình nghĩ cô nên công bằng tí chứ học online như này đã không đc tiếp xúc thì chớ cô lại ít gọi thành ra bạn nào nhát càng nhát hơn"...
Lớp học 30-40 học sinh nhưng thời lượng tiết học có hạn, việc bỏ sót 1 vài em không gọi phát biểu có thể hiểu được. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng, nếu thấy chưa đồng ý với cách giảng dạy của cô, có thể nhắn tin riêng trao đổi để cô giáo thay đổi chứ không nên đưa lên mạng xã hội như vậy. Đồng thời, nên khích lệ, giải thích, động viên để con nghĩ mọi chuyện nhẹ nhàng hơn, tránh mất hứng thú với chuyện học.
"Mình cũng bị tình trạng vậy, con mình rất buồn và mình đã giải quyết bằng cách: Giải thích cho con là con biết đọc nhường cơ hội cho bạn khác tập đọc, bên cạnh đó con giơ tay mình cộng 1 điểm, được gọi phát biểu đúng 2 điểm, ngồi không nghiêm trừ 1 điểm, gọi không biết chỗ nào trừ 2 điểm, cuối buổi mà được 5 điểm sẽ cho con coi chương trình mà con thích, không thì nghỉ, giờ thì đã tạm ổn cả nhà ạ" , một phụ huynh chia sẻ.
Bên cạnh đó, nhiều người cũng cho rằng, phụ huynh nên có sự cảm thông nhất định với giáo viên. Lớp học 30-40 học sinh nhưng thời lượng tiết học có hạn, việc bỏ sót 1 vài em không gọi phát biểu có thể hiểu được: "Lớp mình cô gọi theo danh sách. Câu nào ngoài lề cô sẽ ưu tiên các bạn giơ tay nhanh nhất. Khuyến khích các bạn học tập noi gương theo các bạn đó. Buổi học 2 tiếng mỗi bé được trả lời 3-4 lần nhưng vẫn nhiều phụ huynh nhắn tin khiếu nại kêu cô cả buổi không gọi con mình. Như vậy vừa làm khó cô vừa không biết nghĩ cho con cái của những phụ huynh khác nữa".
Dạy học online được thực hiện trong diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, sự khó khăn, vất vả không chỉ ở phụ huynh, học sinh mà trên hết thảy là sự nhọc nhằn và áp lực luôn đè nặng trên vai của người thầy. Hãy cảm thông, thay vì chỉ trích, soi mói những điều không đáng.
Clip: Phụ huynh chửi thẳng mặt cô giáo trên lớp học online khi thấy con giơ tay hoài mà không được mời phát biểu Trong clip, phụ huynh đã mắng xối xả cô giáo vì cho rằng cô đã 'bơ' con mình khi con giơ tay phát biểu hoài mà không được gọi tên. Chiều 8/10, mạng xã hội xuất hiện đoạn clip ngắn ghi lại cảnh lớp học online của học sinh tiểu học, tại đây, một nữ phụ huynh to tiếng và có lời lẽ...