Bà mẹ ở phố cổ Hà Nội lương 5 triệu/tháng kể chuyện học của con, nhiều người đỏ mặt: Thôi, đừng cãi nhau chuyện học thêm nữa!
Hai vợ chồng chị đều có mức thu nhập khiêm tốn.
Mới đây, chia sẻ về thu nhập và các khoản chi tiêu trong gia đình của một bà mẹ U40 thu hút sự chú ý. Được biết, chị năm nay gần 40 tuổi, chồng gần 50 tuổi sống ở phố cổ, trung tâm Hà Nội, cách Hồ Gươm 300m. Tổng lương 2 vợ chồng 9,3 triệu/1 tháng (Chồng 4,3 triệu/tháng, vợ 5 triệu/tháng). Khoản thu hạn chế đó phải chi tiêu vào các khoản như học phí, ăn uống, và các khoản sinh hoạt khác.
Chia sẻ của bà mẹ thu hút sự chú ý
Đặc biệt, phần chia sẻ về vấn đề học hành của con gây ra tranh luận. Con đầu của chị học tiểu học công lập, từ thứ 2 – thứ 6 ăn bán trú, học tiếng Anh ở trường, tháng trung bình tốn 1,6 triệu đồng/tháng (những tháng trước chỉ 1,2 triệu đồng/tháng). Từ lớp 1 đến nay lớp 3 con không có điều kiện đi học thêm, nhưng năm nào con cũng đạt các giải về Toán/ Tiếng Việt các vòng loại đến vòng quốc tế các kì thi.
Con út của chị đi học ở trường mầm non công lập từ thứ 2 – thứ 6, ăn bán trú và học năng khiếu ở trường, tháng tốn 1,4 triệu đồng/tháng (những tháng trước chỉ 1,2 triệu đồng/tháng). Nhà chị cách trường học con đầu 250m, trường con út 150m. Từ lớp 2 con đầu tự đi học và đi về cùng các bạn. Không phải đưa đón. Tất cả đều đi bộ, rất ít đi xe.
Giải thích về mức lương, chị cho biết, chồng mình chỉ được nhận 45% lương nên thấp, còn vì sao chỉ nhận được mức này thì chị không tiện chia sẻ. Nhưng 10 năm trước, khi cưới nhau, lương chồng chị chỉ có 2,7 triệu/tháng.
Bản thân chị sau khi trừ bảo hiểm thì lương chỉ được 5 triệu/tháng. Chị có con 2 nhỏ sinh cách nhau không lâu, thuê người giúp việc thì không đủ chi phí nên ở nhà trông 2 con và chỉ làm parttime, kéo dài 10 năm nay nay. Gia đình không tốn tiền nhà vì hiện đang ở nhà bố mẹ chồng để lại, ông bà đã mất nhiều năm.
Nói thêm về việc chi phí cho con thi các cuộc thi, bà mẹ chia sẻ, khi thi vòng loại đến vòng quốc tế các cuộc thi không mất phí, con còn được thưởng. Các cuộc thi mất phí dưới 400 nghìn đồng theo quy định đưa vào trường, chị cũng cân nhắc nhưng hạn chế thi.
Tranh luận
Video đang HOT
Nhiều người khen, gia đình bà mẹ này là một ví dụ điển hình về việc “vén khéo” trong nuôi dạy con cái, ngay cả khi đối mặt với những khó khăn tài chính. Việc con chị giành được các giải trong các kỳ thi môn Toán và Tiếng Việt không chỉ là niềm tự hào của gia đình mà còn là minh chứng cho việc: Không chạy theo xu hướng học thêm, không tốn quá nhiều tiền cho các lớp bổ trợ nhưng vẫn giúp con đạt thành tích tốt bằng phương pháp tự học hiệu quả.
Thực tế, có những gia đình con cái vẫn có thể đạt thành tích xuất sắc mà không cần phải tham gia các lớp học thêm ngoài giờ, điều này có thể cho thấy rằng việc học hành phụ thuộc rất lớn vào sự tự giác học tập, phương pháp học đúng đắn và sự hỗ trợ tốt từ gia đình.
Dù vậy, ý kiến khác cũng cho rằng, không phải đứa trẻ nào cũng có tốt chất và khả năng tự học tốt, có mục tiêu rõ ràng trong học tập. Cha mẹ cần phải nương theo năng lực của con để có phương án phù hợp. Thêm nữa, sự đồng hành của cha mẹ cũng rất quan trọng. Trong hoàn cảnh bà mẹ này, chị ở nhà để chăm sóc và quan tâm các con, đây là lợi thế lớn của những đứa trẻ.
“Việc học thêm có thể giúp các em có thêm kiến thức, kỹ năng và chuẩn bị tốt hơn cho các kỳ thi, nhất là khi những kỳ thi ngày càng cạnh tranh gay gắt. Vì vậy, mỗi gia đình sẽ có một cách tiếp cận riêng, tùy thuộc vào hoàn cảnh và sự ưu tiên trong giáo dục, không ai giống ai”, một phụ huynh nêu ý kiến.
Ngoài ra, nhiều người cũng khuyên, khi con cái bước vào các cấp học lớn hơn, nhu cầu tài chính sẽ gia tăng đáng kể. Các khoản học phí, chi phí sinh hoạt, các hoạt động ngoại khóa và thậm chí là việc chuẩn bị cho việc học đại học sẽ tạo ra gánh nặng tài chính lớn hơn. Họ gợi ý gia đình bà mẹ nói trên nên cân nhắc việc cải thiện thu nhập. Điều này có thể giúp giảm bớt áp lực tài chính và tạo ra nhiều cơ hội hơn cho con cái trong việc tiếp cận các nguồn học liệu, các hoạt động ngoại khóa bổ ích, và những cơ hội học tập khác.
Trước những tranh cãi, bà mẹ này chia sẻ: “Mình thấy hài lòng với chất lượng dạy học ở trường với mức chi phí con học như vậy. Học thêm là không cần thiết. Thay vì mình còng lưng cày cuốc hàng tháng đi kiếm thêm 10 triệu, rồi lấy tiền đó cho 2 con học thêm thầy cô/trung tâm các nơi thì vợ chồng mình hướng dẫn con và để con tự học. Với trình độ của hai vợ chồng mình, cứ coi như thời gian ở nhà cho việc dạy học con cái cũng đã là nhận lương thì sẽ đỡ lăn tăn các bác ạ”, chị nói.
Trung Thu ở phố cổ Hà Nội 100 năm trước qua ảnh
Những bức ảnh về Trung thu ở Hà Nội khoảng trên dưới 100 năm trước lưu tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội cho chúng ta cái nhìn chân thực về không khí rằm tháng tám một thời.
Phố cổ Hà Nội xưa và nay nổi tiếng là "khu phố khéo tay", "khu phố đông đúc", tấp nập buôn bán, nên Tết Trung thu ở Hà Nội thường bắt đầu từ những khu phố này, với các hiệu bánh nổi tiếng và các loại đồ chơi Trung thu. Trong ảnh là cửa hàng bán đồ chơi Tết Trung thu - Rằm tháng 8 trên phố Hàng Gai khoảng những năm 1920.
Với bàn tay tài hoa của các nghệ nhân, rất nhiều đồ chơi hoàn toàn thủ công nhưng rất tinh xảo và có tính thẩm mỹ cao được làm ra. Trong ảnh là đèn cá chép, đầu lân, đèn lồng... được làm bằng giấy bày bán trên một cửa hàng ở phố Hàng Gai.
Đồ chơi không chỉ mang lại niềm vui cho các em thiếu nhi mỗi dịp Tết Trung thu mà còn gắn liền với yếu tố lịch sử văn hóa và những câu chuyện tuổi thơ của biết bao thế hệ. Những món đồ chơi truyền thống như ông tiến sĩ giấy, ông đánh gậy, đèn ông sao... là lời nhắn nhủ, gửi gắm mong muốn của cha ông với thế hệ trẻ về sự sáng tạo và tinh thần hiếu học. Ảnh đồ chơi ông tiến sĩ làm bằng giấy.
Nhà văn hóa Hoàng Đạo Thúy trong cuốn Phố phường Hà Nội xưa cho biết: "Từ mồng một tháng tám là cả phố nhộn nhịp. Tất cả các bà mẹ và trẻ con Hà Nội đều đến phố Hàng Gai. Tất cả các hàng trong phố đều đã biến thành những cửa hiệu bán đồ chơi Trung thu bằng giấy. Voi giấy, ngựa giấy, đèn con thỏ, con thiềm thừ, cá hóa rồng, đầu sư tử, đèn kéo quân...". Ảnh đồ chơi đèn kéo quân làm bằng giấy và nứa
Ảnh một em bé với chiếc đèn lồng hình con thỏ.
Phố Hàng Thiếc trước ngày Tết Trung thu, với những đồ chơi bằng sắt tây được nhiều trẻ em ưa thích.
Hà Nội nổi tiếng với bánh Trung thu, nhiều người còn cho rằng không có bánh Trung thu ở đâu có thể sánh được với bánh Trung thu do chính tay của những người thợ bánh hàng Đường, hàng Buồm làm ra. Ảnh một hiệu bánh Trung thu trên phố Hàng Đường, năm 1926.
Ảnh đồ chơi là những con giống làm bằng bột trên phố Hàng Đường.
Tết Trung thu là Tết của trẻ thơ, nên trong dịp này các em được người lớn quan tâm hơn những ngày thường. Trong ảnh là mâm cỗ Trung thu trong một gia đình khá giả ở Hà Nội.
Không chỉ nổi tiếng là "khu phố khéo tay", "khu phố đông đúc", tấp nập buôn bán, phố cổ Hà Nội còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động lễ hội Trung thu truyền thống. Ảnh trẻ em chuẩn bị đèn kéo quân trên phố.
Tết Trung thu ở Hà Nội rộn rã và tưng bừng. Có cỗ, có đèn, trống, bánh Trung thu, những con giống... nhưng ngần đó vẫn chưa đủ, phải có thêm cả những màn múa lân, múa sư tử hoành tráng. Ảnh đám trẻ nô đùa với đầu sư tử, chuẩn bị khởi hành cuộc rước qua các con phố.
Hà Nội cuối tuần, khách Tây kéo vali xếp hàng dài tại 1 địa điểm giữa phố cổ, nhìn kỹ hiểu ngay lý do Đây là 1 địa điểm thường xuyên được các du khách Tây ghé đến khi du lịch Hà Nội. Vào những ngày cuối tuần, Hà Nội càng trở nên tấp nập và nhộn nhịp hơi nhờ có sự góp mặt của các du khách nước ngoài. Không chỉ khám phá các địa danh, điểm tham quan nổi tiếng, các du khách nước ngoài,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Đóng tiền mạng tháng 4/2025 chỉ để theo dõi "concert quốc gia" và cảnh không-có-trên-tivi đỉnh chóp thế này!

10h sáng, cô giáo bất ngờ chia sẻ câu chuyện cực ly kỳ trong nhóm Zalo lớp: Diễn ra trong 2 tuần, khoa học cũng khó lòng giải thích

Chàng trai lái xe 3 bánh từ Nghệ An vào TP.HCM xem diễu binh

Làm nước sâm bán, gia đình TP.HCM tặng luôn cho chiến sĩ diễu binh

Trường đại học 6 năm liền đứng đầu châu Á

Cặp đôi 'Chị ơi anh yêu em' gây chú ý ở đêm tổng hợp luyện 30/4

Phú bà nổi tiếng lần đầu đi mua đồ si, nhìn giá rồi "bật khóc" đi ra

2 ái nữ của "ông trùm bất động sản" miền Tây: Chị được tặng cụm công ty hơn 300 tỷ làm của hồi môn, em gái giữ chức vụ quan trọng trong tập đoàn nghìn tỷ

Cô gái sinh năm 2007 đặt cuốc taxi 5 triệu đồng nhưng hủy chuyến, tài xế lập tức báo công an: "Không làm thế chắc tôi ân hận cả đời"

Thấy con dâu về, mẹ chồng giấu vội gói bánh trên bàn, chối "không ăn": Đoạn camera "viral" khắp MXH

Clip 30 giây quay một cảnh tượng giữa đêm khuya khiến hàng triệu bố mẹ phải xem lại cách dạy con

Nữ quân nhân gây sốt dịp diễu binh 30/4: Không hổ danh xuất thân "khối Hoa hậu", soi học vấn càng nể
Có thể bạn quan tâm

Mẹ biển - Tập 30: Quân nhận ra cha trong tình huống éo le
Phim việt
15:28:04 25/04/2025
Vụ thi thể "sao nhí" một thời bên bờ sông: Tử vong khi đang mang thai, nghi sử dụng chất kích thích
Sao âu mỹ
15:21:56 25/04/2025
Khi kẻ lừa đảo trong bóng đêm nhìn thấu 'con mồi' lộ thông tin cá nhân
Pháp luật
15:18:20 25/04/2025
Lý do Dương Tử 'mất điểm' trong dự án mới?
Hậu trường phim
15:10:32 25/04/2025
Thành Sen thắm màu cờ Tổ quốc đón mừng đại lễ 30/4
Tin nổi bật
15:06:27 25/04/2025
Top phim y khoa Hàn Quốc đáng xem: 'Hospital Playlist' gây sốt suốt bao năm
Phim châu á
15:05:05 25/04/2025
Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu
Thế giới
15:03:28 25/04/2025
Đạo diễn siêu phẩm kinh dị 'Barbarian' trở lại với tác phẩm mới về loạt vụ mất tích bí ẩn
Phim âu mỹ
14:54:15 25/04/2025
Những thực phẩm dễ bị nhiễm khuẩn nhất
Sức khỏe
14:49:41 25/04/2025
Xôn xao visual em gái "chân dài" của Đặng Văn Lâm, 18 tuổi cao gần 1m80, nhan sắc xinh đẹp hết nấc
Sao thể thao
14:13:52 25/04/2025