Ba mẹ nghiêm khắc, con dễ béo phì
Những trẻ có ba mẹ quá nghiêm khắc dễ béo phì hơn so với những trẻ có cha mẹ cởi mở và công bằng, một nghiên cứu mới đây cho hay.
Tiến sĩ Lisa Kakinami, nhà nghiên cứu bệnh dịch tại Đại học McGill tại Canada cùng các cộng sự đã phát hiện ra rằng trong một nhóm gồm hơn 37,000 trẻ em từ dưới cho đến 11 tuổi, những trẻ có cha mẹ quá nghiêm khắc sẽ nặng cân hơn 30 phần trăm so với những trẻ có cha mẹ cởi mở, sẵn sàng thảo luận cùng con về các hành vi chưa đúng.
Được biết, trong 30 năm qua, ở Mỹ, tính chung tỷ lệ béo phì ở trẻ em đã tăng hơn gấp đôi (gần 18 phần trăm) và đã tăng gấp bốn lần ở thanh thiếu niên (đến gần 21 phần trăm), theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ. Tại Canada, tỷ lệ béo phì ở trẻ em và thanh thiếu niên đã tăng gần gấp ba lần trong ba thập kỷ qua , các quan chức chính phủ cho biết.
Trong phân tích thường niên về trẻ em Canada, Tiến sĩ Kakinami và các cộng sự nhận thấy các trẻ từ 2-5 tuổi có cha mẹ độc đoán có tỉ lệ nặng cân hơn trẻ có cha mẹ công bằng là 30 phần trăm. Còn trong nhóm trẻ có độ tuổi từ 6-11, tỉ lệ này là 37 phần trăm.
Tiến sĩ Stephen Daniels, trưởng khoa nhi kiêm đồng chủ tịch Bệnh Viện Nhi Colorado, cho biết cộng đồng bác sĩ và các bác sĩ nhi khoa đã băn khoăn từ lâu về ảnh hưởng của phong cách nuôi dạy con khác nhau tới việc tăng cân và hành vi sức khỏe ở trẻ.
“Điều mà nghiên cứu đã làm được là xác định rõ ảnh hưởng của một số phong cách nuôi dạy trẻ,” Tiến sĩ Daniels cho hay, dù ông không tham gia vào nghiên cứu. “Đây là điểm mới và hữu ích của nghiên cứu.”
TS Kakinami và TS Daniels đồng ý rằng nghiên cứu không trực tiếp xác định được lí do vì sao các trẻ có cha mẹ độc đoán lại dễ béo phì, nhưng họ đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích cho tình trạng này.
“Có vẻ như việc cha mẹ cởi mở và thảo luận với trẻ về chế độ ăn cũng như các hoạt động thể chất của chúng, trao cho trẻ quyền tham gia và đưa ra quyết định, dường như đem lại ảnh hưởng tốt nhất cho trẻ,” TS Daniels chia sẻ.
Những trẻ có cha mẹ độc đoán dễ béo phì “bởi trẻ không được quyền đặt câu hỏi hoặc thảo luận về chế độ dinh dưỡng cũng như các vấn đề khác trong gia đình,” ông bổ sung.
Cô Kakinami cho biết sẽ có thêm những nghiên cứu trong tương lai về vấn đề này và các tác động lâu dài từ cách nuôi dạy trẻ lên cân nặng của trẻ.
“Nghiên cứu này mới chỉ xét tới một điểm thời gian, mà không xét tới cả quá trình phát triển thưở nhỏ của trẻ,” cô nhận định.
Các dữ liệu và kết luận trên được xem là đánh giá sơ bộ cho đến khi nghiên cứu được công bố trên tạp chí đánh giá y khoa Canada.
Theo Health
Bệnh sởi nguy hiểm như thế nào
Trên thế giới trước khi có văcxin, hằng năm bệnh sởi gây ra khoảng 2,6 triệu ca tử vong. Đến nay, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi.
Năm 2010, trên thế giới cứ mỗi 4 phút có một người chết vì bệnh sởi.
Tại Việt Nam, sởi là bệnh truyền nhiễm phổ biến mặc dù tỷ lệ mắc bệnh đã giảm mạnh so với trước khi triển khai văcxin.
Mù lòa, tiêu chảy cấp, viêm phổi, viêm não... là các biến chứng nguy hiểm sau mắc sởi có thể dẫn đến tàn phế, tử vong, đặc biệt ở trẻ nhỏ, trẻ suy dinh dưỡng, mắc HIV/AIDS hoặc các bệnh suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Mắc sởi khi mang thai có thể gây ra sảy thai, đẻ non.
1. Bệnh sởi lây truyền qua đường nào?
Bệnh sởi do virus sởi gây ra. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Giai đoạn gây lây nhiễm xảy ra từ 4 ngày trước đến 4 ngày sau phát ban.
Video đang HOT
Virus sởi lây lan mạnh trên diện rộng nên có thể gây dịch lớn. Một người mắc có thể gây lây nhiễm cho khoảng 20 người khác.
Đây là bệnh lây nhiễm từ người sang người. Không ghi nhận bệnh sởi ở động vật.
2. Có phải bị nhiễm virus sởi thì sẽ mắc bệnh sởi không?
Đúng. Không có trường hợp người lành mang virus. Những người đã có miễn dịch với virus sởi do tiêm văcxin trước đó hoặc từng mắc sởi sẽ không bị mắc bệnh nữa.
Nhiều trẻ mắc sởi và bị biến chứng nặng đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi trung ương. Ảnh: Phan Dương.
3. Những ai có nguy cơ mắc bệnh sởi?
Tất cả người chưa có miễn dịch với sởi đều có nguy cơ mắc bệnh.
Tại Việt Nam, nhóm có nguy cơ mắc sởi là:
- Trẻ nhỏ do không còn miễn dịch từ mẹ truyền sang nhưng chưa được tiêm văcxin.
- Trẻ đã tiêm văcxin nhưng chưa có đáp ứng miễn dịch.
- Thanh niên do chưa từng mắc sởi hoặc tiêm văcxin trước đây.
Do vậy, các nhóm này cần được bảo vệ bằng tiêm văcxin sởi.
Việc ngừng cung cấp dịch vụ tiêm chủng do bất kỳ nguyên nhân nào, sống ở nơi có mật độ dân số quá đông cũng là những yếu tố làm tăng cao nguy cơ mắc sởi.
4. Bệnh sởi có biểu hiện như thế nào?
Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi.
Giai đoạn toàn phát, phát ban sẩn, mịn như nhung, không có nước. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.
Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng.
5. Chẩn đoán bệnh bằng phương pháp gì?
Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm huyết thanh là phương pháp chính xác nhất. Cần lấy 3 ml máu của bệnh nhân trong khoảng 28 ngày kể từ khi phát ban để tìm kháng thể IgM. Nếu kết quả dương tính chứng tỏ bệnh nhân đã mắc sởi.
Bên cạnh đó, có thể chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng và các thông tin tiếp xúc với nguồn lây.
6. Làm thế nào để phòng bệnh sởi?
Tiêm văcxin sởi là biện pháp tốt nhất chủ động phòng bệnh sởi. Khi có ca mắc sởi, cần cách ly bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc đến 4 ngày sau khi phát ban. Tẩy trùng, thông thoáng nơi ở, làm việc.
Khi có dịch, cần hạn chế tập trung đông người.
7. Tiêm văcxin sởi có thể phòng được hoàn toàn không mắc bệnh sởi?
Cũng như các văcxin khác, tiêm văcxin sởi không có hiệu quả phòng bệnh 100%.
Tuy nhiên, đáp ứng miễn dịch còn tuỳ thuộc vào tuổi tiêm chủng, loại văcxin và tuỳ thuộc đặc điểm miễn dịch, tình trạng sức khoẻ của từng người, chất lượng văcxin và kỹ thuật thực hành tiêm chủng.
8. Miễn dịch sau tiêm văcxin sởi có bền vững suốt đời?
Tổ chức Y tế thế giới cho biết những trường hợp đã có đáp ứng miễn dịch với sởi sau tiêm văcxin hoặc sau mắc bệnh thì miễn dịch này là bền vững suốt đời.
9. Tại sao phải tiêm hai liều văcxin sởi?
Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy nếu tiêm văcxin sởi vào lúc 9 tháng tuổi, chỉ có khoảng 85% trẻ được tiêm có đáp ứng miễn dịch. Còn lại khoảng 15% số trẻ không có đáp ứng miễn dịch do các yếu tố còn tồn lưu miễn dịch do mẹ truyền, tình trạng sức khỏe, chất lượng bảo quản văcxin...
Việc tiêm mũi văcxin sởi sau 12 tháng tuổi là cơ hội thứ hai tạo miễn dịch cho những trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất hoặc chưa được tiêm văcxin sởi, từ đó tăng tỷ lệ trẻ có miễn dịch trong cộng đồng lên trên 95%.
10. Những ai cần tiêm mũi văcxin sởi thứ hai?
Tất cả trường hợp chưa có đáp ứng miễn dịch sau tiêm mũi thứ nhất văcxin sởi, chưa tiêm văcxin hoặc chưa từng mắc sởi.
Tuy nhiên, Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo trên thực tế không cần xét nghiệm xác định tình trạng miễn dịch của trẻ để cán bộ y tế chỉ định tiêm văcxin. Do vậy, đối tượng cần tiêm mũi thứ hai là tất cả trường hợp chưa tiêm mũi thứ hai văcxin sởi hoặc những trường hợp không có đầy đủ bằng chứng (phiếu, sổ tiêm chủng) chứng minh đã tiêm mũi thứ hai.
11. Có nên tiêm văcxin đối với người từng mắc sởi?
Những trường hợp đã được xét nghiệm huyết thanh tìm IgM kháng sởi và có kết quả xét nghiệm dương tính không cần tiêm văcxin sởi.
Những trường hợp nghi ngờ mắc sởi trước đây nhưng không được chẩn đoán mắc sởi vẫn cần tiêm.
12. Văcxin có tác dụng phòng bệnh khi đã tiếp xúc với virus sởi không?
Virus sởi cần thời gian để xâm nhập vào các mô cơ thể gây bệnh. Do vậy, văcxin có thể phòng bệnh nếu tiêm trong vòng 72 giờ kể từ khi tiếp xúc.
Việc tiêm văcxin trong vòng 6 ngày kể từ khi tiếp xúc có thể phòng biến chứng nặng của bệnh.
13. Lịch tiêm văcxin sởi?
Đối với tiêm văcxin sởi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng, áp dụng lịch tiêm chủng do Bộ Y tế đã phê duyệt như sau:
- Trong tiêm chủng thường xuyên: Mũi thứ nhất khi trẻ 9 tháng tuổi và mũi thứ hai khi trẻ 18 tháng tuổi.
- Trong tiêm chủng chiến dịch: Thực hiện tiêm văcxin cho tất cả đối tượng trong phạm vi của chiến dịch.
- Khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi tiêm văcxin sởi là 1 tháng.
Đối với văcxin tiêm chủng dịch vụ: Tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Tất cả lứa tuổi đều có thể tiêm văcxin sởi.
14. Có thể tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi hoặc trên 18 tháng tuổi không?
Chỉ tiêm văcxin sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi khi có chỉ đạo của chương trình tiêm chủng mở rộng trong trường hợp cần thiết. Tất cả trường hợp tiêm văcxin sởi trước 9 tháng tuổi cần tiêm ngay văcxin khi đủ 9 tháng tuổi. Mũi tiêm trước 9 tháng tuổi không được tính là một mũi văcxin.
Những trẻ trên 18 tháng tuổi chưa tiêm đủ hai mũi văcxin sởi cần tiêm đủ mũi càng sớm càng tốt.
15. Phụ nữ đang cho con bú có thể tiêm văcxin sởi?
Có. Kháng thể được tạo ra bảo vệ mẹ và bài tiết qua sữa để bảo vệ trẻ khỏi mắc sởi khi trẻ chưa thể tự tạo miễn dịch.
16. Những trường hợp nào không nên tiêm văcxin sởi?
Những trường hợp phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm văcxin sởi trước đây hoặc phản ứng với các thành phần của văcxin (gelatin, neomycin). Dị ứng với trứng không phải là chống chỉ định.
Không nên tiêm văcxin sởi cho phụ nữ có thai mặc dù không có bằng chứng về tăng tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Các trường hợp sau khi tiêm mới phát hiện đã có thai cần thông báo cho cán bộ y tế để được theo dõi. Cũng như các văcxin sống khác, cần tránh có thai ít nhất một tháng sau tiêm.
Không tiêm văcxin sởi cho các trường hợp suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải (AIDS), đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch liều cao, xạ trị hoặc mắc các bệnh ác tính do ở những trường hợp này, khả năng tạo miễn dịch chủ động bị suy giảm.
Có thể tiêm văcxin sởi cho những người dương tính với HIV nhưng chưa chuyển sang giai đoạn AIDS.
17. Tiêm văcxin sởi có thể bị nhiễm virus sởi không?
Có, bởi vì văcxin chứa virus sởi đã bị làm yếu, nhưng chiếm tỷ lệ rất nhỏ các trường hợp sau tiêm văcxin bị mắc sởi. Triệu chứng thường nhẹ. Những người này không gây lây nhiễm virus cho người khác nên không cần cách ly.
18. Có thể gặp những tác dụng phụ gì khi tiêm văcxin sởi?
Văcxin sởi được đánh giá là an toàn. Các phản ứng sau tiêm thường nhẹ, có thể biểu hiện như với các văcxin khác: sốt (5-15%), phát ban (5%), sưng, nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm... Hầu hết tác dụng phụ sẽ hết trong khoảng 1-2 ngày mà không cần điều trị gì.
Phản ứng nghiêm trọng sau tiêm văcxin sởi là rất hiếm gặp, nhưng cũng có thể xảy ra. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cán bộ y tế cần theo dõi trẻ trong vòng 30 phút sau tiêm tại điểm tiêm. Các cơ sở y tế đều sẵn có thuốc điều trị và biện pháp xử trí những phản ứng nghiêm trọng này. Các phản ứng quá mẫn này sẽ qua khỏi nếu được phát hiện và xử trí kịp thời tại cơ sở y tế.
Theo VNE
Các bài tập tốt cho mắt của trẻ Để tránh cho mắt con mỏi, mệt, phụ huynh nên luyện cho bé chớp mắt 10 lần; tập trung nhìn vào 1 điểm ở xa khoảng 10 giây; hướng dẫn trẻ nhắm mắt lại và dùng khum bàn tay che ánh sáng cho mắt... Mùa thi sắp đến là thời gian trẻ phải nỗ lực rất nhiều, tập trung cao độ cho việc...