Bà mẹ lên tiếng cảnh báo mọi người sau khi cô con gái 6 tuổi bị kim tiêm giấu dưới ghế đâm vào người khi ngồi trên xe buýt
Dù đã được xét nghiệm máu và tiêm thuốc trị viêm gan B để đề phòng, nhưng cô bé 6 tuổi phải chờ 9 tháng nữa mới có được kết quả cuối cùng.
Theo Metro đưa tin, vào thứ Bảy tuần trước, một bé gái 6 tuổi mới đây đã bị kim tiêm đâm vào người. Điều khiến nhiều người bức xúc và lo ngại hơn cả là những chiếc kim tiêm này đã được ai đó giấu phía dưới ghế của xe buýt công cộng.
Được biết, bé gái 6 tuổi này có tên là Matilda Dalley, sống tại Anh, đã lên xe buýt từ Grimsby đến Cleethorpes cùng các chị em của mình. Chị gái lớn của Matilda, Courtney Burr 17 tuổi, nói rằng: “Khi Matilda ngồi xuống ghế, em ấy nói rằng em ấy cảm thấy có thứ gì đó vừa đâm vào người mình. Chúng tôi không quá lo lắng và nghĩ rằng đó chỉ là một chiếc dằm gỗ hay gì đó, nhưng Matilda bắt đầu khóc toáng lên và vì thế em gái tôi là Aimee đã lại gần kiểm tra. Aimee tìm thấy một cây kim tiêm giấu giữa hai chiếc ghế xe buýt.”
Sau đó, 2 cô gái lớn là Courtney Burr và Aimee cũng bị chích khi cố gắng lấy chiếc kim tiêm ra. Mẹ của các cô gái, Nikki Dalley đã vô cùng hoảng loạn và đau khổ khi nghe thấy những gì đã xảy ra. Bà nói: “Các con tôi quay về nhà và nói rằng Matilda đã một kim tiêm trên xe buýt chích vào mông, sau đó tôi phát hiện thấy Courtney và Aimee cũng bị kim tiêm chích vào ngón tay cái.”
Bà mẹ 4 con say đó đã đưa các cô gái của mình đến thẳng bệnh viện Princess of Wales để xét nghiệm máu và tiêm thuốc phòng viêm gan B để đề phòng. Đồng thời, các cô gái phải mất đến 9 tháng chờ đợi để được biết thêm rằng liệu mình có mắc phải bệnh truyền nhiễm gì khác hay không.
Video đang HOT
Bà Dalley hiện đang lên tiếng kêu gọi tất cả mọi người đi xe buýt hãy kiểm tra chỗ ngồi của mình để phát hiện ra xem có kim tiêm hay những vật thể gây hại nào khác hay không. Bà nói rằng: “Kim tiêm hiện cũng đang được vất bừa bãi ở công viên, nơi mà trẻ em có thể sẽ vô tình bị chích. Nếu bị kim tiêm đâm phải, hãy sơ cứu ngay bằng cách hút máu chỗ bị chích ra ngay lập tức và rửa vết chích thật sạch bằng nước muối, sau đó đến bệnh viện gần nhất.”
Người phát ngôn của công ty xe buýt địa phương cho biết: “Chúng tôi vô cùng lo lắng khi được thông báo về vụ việc. Ai đó đã vô trách nhiệm để lại những chiếc kim tiêm lên xe buýt, họ phải biết rằng điều này sẽ gây nguy hiểm cho người khác. Tất cả các xe buýt của chúng tôi đều gắn camera quan sát và những đoạn quay này có thể được sử dụng làm bằng chứng để truy tố các cá nhân có hành vi chống đối xã hội. Nếu bất kì ai tìm thấy những vật dụng nguy hiểm tiềm tàng nào do hành khách đi xe xe buýt để lại, hãy báo ngay cho tài xê để có được sự trợ giúp đúng lúc.
Hiện vụ việc vẫn đang được điều tra và làm rõ.
Theo Metro/Helino
Đi khám bệnh gout, phát hiện nhiễm sán lá gan lớn
Bệnh nhân V.Đ.K (37 tuổi, ở Hà Nội) đi kiểm tra sức khỏe định kỳ do đang mắc gout. Quá trình khám, bệnh nhân bất ngờ được thông báo nhiễm sán lá gan trong khi cơ thể không có biểu hiện gì khác thường.
Khi thực hiện siêu âm tổng quát, kỹ thuật viên phát hiện thấy tổn thương gan ở phân thùy VIII. Kết quả được chuyển ngay đến PGS.TS Trịnh Thị Ngọc - Chuyên khoa Gan mật - người đã có 40 năm kinh nghiệm về bệnh truyền nhiễm (ảnh trên).
Do không có biểu hiện cụ thể (không đau mạng sườn phải, không sốt), bệnh nhân là quân nhân ở vùng miền núi, có ăn rau sống vài lần nên bác sĩ Ngọc đã chỉ định xét nghiệm công thức bạch cầu. Kết quả tổng phân tích máu có công thức bạch cầu của bệnh nhân cho thấy tỉ lệ % bạch cầu ái toan lên tới 51%, tức tăng bất thường (bình thường từ 2-11%).
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc cho biết, bạch cầu ái toan tăng cao có nhiều nguyên nhân nhưng khả năng cao là nhiễm ký sinh trùng. Do đó, BS Ngọc đã tiếp tục ra chỉ định xét nghiệm máu tìm sán lá gan lớn. Kết quả là dương tính kháng thể IgG.
Giải thích về lý do làm xét nghiệm tìm sán lá gan lớn bằng phản ứng ELISA, PGS Ngọc nhấn mạnh: "Xét nghiệm tìm sán lá gan tuy đơn giản, nhưng cho kết quả chính xác. Bởi vì khi sán xâm nhập nhu mô gan chúng tiết ra nhiều kháng nguyên nhất, 2 tuần sau bắt đầu xuất hiện kháng thể (IgG và IgE), nếu thực hiện phản ứng ELISA sẽ dương tính".
Từ kết quả chẩn đoán mắc bệnh sán lá gan lớn, bệnh nhân K. Đã được can thiệp kịp thời, góp phần rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả điều trị cho bệnh nhân.
PGS Ngọc cho biết, người bị nhiễm bệnh sán thường có thói quen ăn sống các loại rau thủy sinh (rau ngổ, rau rút, rau cần, cải xoong,...), ăn các đồ chưa nấu chính như gỏi, tiết canh, hoặc uống nước lã có nhiễm ấu trùng sán. Từ đó, sán đi vào cơ thể theo đường tiêu hóa và khu trú thường là ở gan tạo nên các ổ áp-xe gan.
Thói quen tốt ngăn ngừa sán lá gan
Với thói quen ăn đồ tái, ăn kèm rau sống của người dân Việt Nam đã làm gia tăng số người nhiễm sán lá gan lớn. Vì vậy, để phòng bệnh, PGS.TS Trịnh Thị Ngọc khuyến cáo với người dân những biện pháp ngăn ngừa nhiễm sán lá gan như:
- Không ăn cá chưa nấu chín như gỏi cá, cá rán hoặc nấu chưa chín dưới mọi hình thức nào; không ăn rau sống mọc dưới nước, không uống nước lã, không ăn gan sống.
- Vệ sinh phòng bệnh: ăn chín, uống chín, không dùng phân người nuôi cá, không phóng uế bừa bãi xuống các nguồn nước.
- Định kỳ tẩy giun sán 6 tháng 1 lần.
Trần Phương
Theo Dân trí
6.500 xét nghiệm chẩn đoán viêm gan B miễn phí tại Hà Nội Viêm gan B hiện đang là bệnh truyền nhiễm phổ biến, gây ra các hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe cộng đồng, là nguyên nhân của xơ gan và ung thư gan. Việt Nam là 1 trong 3 nước ở châu Á - Thái Bình Dương có số người nhiễm viêm gan B cao nhất với khoảng 8,6 triệu người nhiễm. Nhằm...