Bà mẹ làm việc nhiều ảnh hưởng đến thai nhi
Trẻ sinh ra từ người mẹ làm việc nhiều có nguy cơ nhẹ cân
Các nhà khoa học tại Trung tâm y khoa Đại học Rotterdam (Hà Lan), tiến hành một nghiên cứu sự ảnh hưởng thời gian làm việc của người phụ nữ mang thai liên quan đến sức khỏe của thai nhi.
Và họ kết luận rằng, phụ nữ đang mang thai không nên làm việc quá 25 giờ một tuần vì nếu làm việc nhiều hơn trẻ em sinh ra sẽ bị thiếu cân.
Đứa trẻ bị thiếu cân sẽ có nguy cơ phát triển các vấn đề về khuyết tật của tim, bệnh phổi và các vấn đề về đường tiêu hóa. Ngoài ra, có thể phải đối mặt với những khó khăn rất lớn trong phát triển và học tập.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu gần 5.000 phụ nữ mang thai và đang ở tuần 31 của thai kỳ. Qua đó, họ cho thấy rằng những đứa trẻ được sinh ra bởi những phụ nữ làm việc quá 25 giờ một tuần thường nhẹ cân hơn từ 150g-200g so với những đứa trẻ sinh ra từ những phụ nữ làm việc ít hơn.
Video đang HOT
Các nhà khoa học giải thích, khi hoạt động thể chất nhiều các bà mẹ tương lai sẽ làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, hạn chế việc cung cấp các chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này cũng có thể xảy ra với nhiều người làm công việc văn phòng dù có thoải mái hơn về điều kiện làm việc nhưng cũng ảnh hưởng tương tự. Công việc quá tải hay những căng thẳng khác hoặc ngay cả khi công việc ít mà bạn không chịu vận động cũng làm cho sự phát triển của thai nhi giảm sút.
Theo vietbao
101 tình huống gây ngộ độc ở trẻ em
Theo TS. Lê Thanh Hải, Trưởng Khoa Cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương, gần đây có rất nhiều bệnh nhi nhập viện do ngộ độc với nhiều dạng khác nhau.
Nhiều trẻ đến khoa cấp cứu Bệnh viện Nhi Trung ương hoặc Khoa nhi, Bệnh viện Bạch Mai do ăn, uống phải những chất có độc tính gây nguy hại cho sức khỏe.
Các nguyên nhân ngộ độc gây tử vong là ngộ độc qua đường tiêu hoá, ngộ độc thuốc gây nghiện, an thần, thuốc điều trị bệnh, hiếm gặp hơn là ăn uống phải cỏ, cây, lá gây độc), ngộ độc các sản phẩm phục vụ sinh hoạt gia đình khí ga, hoá chất có tính axit, kiềm.
TS. Lê Thanh Hải lưu ý các gia đình có trẻ nhỏ cần chú ý các tình huống thường gây ngộ độc ảnh hưởng đến đường tiêu hoá, đường hô hấp và máu. Những tình huống gây ngộ độc ở trẻ được TS. Lê Thanh Hải phân biệt thành các thường gặp ở trẻ như:
Ngộ độc không cố ý
Ngộ độc xảy ra do trẻ tự ăn, uống hay tiếp xúc phải chất độc, thường xảy ra chủ yếu ở trẻ nhỏ, chập chững biết đi (tuổi trung bình là 2,5 tuổi). Đặc điểm ở lứa tuổi này là trẻ thích mày mò, tìm hiểu thế giới xung quanh. Nếu trẻ không có người trông nom cẩn thận, đặc biệt khi trong gia đình có sự xáo trộn, thay đổi nào đó như mẹ vừa sinh em bé, mẹ bị ốm, gia đình chuyển đến chỗ ở mới ... thì trẻ rất dễ bị ngộ độc.
Ngộ độc thức ăn hay gặp ở trẻ nhỏ gây sốt, tiêu chảy. (Ảnh minh họa)
Ngộ độc thuốc do tư tử
Thường xảy ra ở tuổi tiền dậy thì trên 10 tuổi. Đôi khi cũng có thể xảy ra ở trẻ 8 hoặc 9 tuổi. Trẻ thường sử dụng một hoặc nhiều loại thuốc, liều cao với mục đích tự tử hoặc dọa tự tử. Những trẻ này cần phải được khám và tư vấn về mặt tâm lý và xã hội học.
Lạm dụng thuốc
Lạm dụng rượu và các dẫn chất là hình thái thường gặp nhất trong việc lạm dụng thuốc ở trẻ em ở tuổi vị thành niên.
Phòng ngừa ngộ độc thực phẩm Chọn thức ăn chế biến an toàn, tránh những thức ăn ô nhiễm. Không ăn thức ăn còn tái như: Phở tái, thịt tái. Bảo quản thức ăn đã nấu cẩn thận, tốt nhất là giữ thức ăn lạnh, nhưng không nên để quá 2 giờ. Hâm nóng kỹ lại thức ăn trước khi ăn để tiêu diệt các vi khuẩn mới nhiễm. Tạo thói quen cho trẻ và người chăm sóc rửa tay cho trẻ trước khi ăn. (BS. Cấn Phú Nhuận, Trưởng khoa Khám bệnh, BV Nhi Trung ương) Theo vietbao
Phụ nữ quan trọng điều gì trong tình dục? Mối quan hệ của người phụ nữ với người đàn ông của mình thường là lý do chính tiềm ẩn sau sự thiếu quan tâm của nàng với tình dục và khả năng không đạt được cực khoái. Những lời khuyên trong tình dục sau đây là một vài điều bạn có thể làm để giúp giảm bớt căng thẳng có thể đang...