Bà mẹ kiện bệnh viện mổ đẻ không thuốc tê
Trong đơn kiện, Delfina Mota (Mỹ) khẳng định bệnh viện không gây tê khi mổ đẻ cho cô, sau đó gửi phiếu quà tặng 25 USD để xin lỗi.
Đối với Delfina Mota (Mỹ), lần vượt cạn hồi tháng 11/2017 không khác gì ác mộng. Tường thuật lại với People, bà mẹ 26 tuổi cho biết cô đã bị mổ bắt con mà không hề được gây tê.
“Tôi khóc vì sợ hãi, không biết chuyện gì đang xảy ra”, Mota nhớ lại. “Tôi nằm đó, cảm thấy bác sĩ đang mở bụng của mình rồi ngất đi”.
Mota bên hôn phu. Ảnh: Delfina Mota.
Trong đơn kiện gửi tòa án, Mota cùng hôn phu Paul Iheanachor cho biết họ đến Trung tâm Y tế Tri-City ngày 15/11/2017 để sinh con gái. Cặp đôi dự kiến sinh tự nhiên nên yêu cầu đội ngũ y tế gây tê ngoài màng cứng.
Hôm sau, huyết áp của Mota đột ngột giảm, nhịp tim em bé cũng bất thường. Bác sĩ Sandra Lopez nhận nhiệm vụ chăm sóc Mota quyết định đẻ mổ khẩn cấp nhưng bác sĩ David Seif phụ trách tiêm thuốc tê lại không xuất hiện. Chín phút trôi qua, bác sĩ Lopez thấy không thể chờ đợi thêm nên tiến hành ca mổ mà không có thuốc tê. Mota kể, nữ bác sĩ đề nghị y tá giữ tay chân sản phụ để bà có thể làm việc.
Đứng ngoài phòng sinh, Iheanachor nghe thấy “tiếng hét kinh khủng nhất bạn có thể tưởng tượng”. Anh đòi vào với hôn thê song bị y tá chặn lại. Người đàn ông còn cho rằng sau đó Trung tâm Y tế Tri – City cố gắng “mua chuộc” cặp đôi bằng cách gửi phiếu quà tặng trị giá 25 USD và đổi Mota sang phòng cao cấp hơn. “Chúng tôi rất sốc”, Iheanachor nói.
Cali, con gái Mota không gặp biến chứng gì sau ca sinh nở “khiếp đảm”. Ảnh: Delfina Mota.
Ca sinh nở “khiếp đảm” không gây biến chứng nào cho con gái Cali của Mota và Iheanachor. Thế nhưng, nó khiến Mota chịu tổn thương cả về thể xác lẫn tinh thần. “Tôi không dám có con nữa”, bà mẹ trẻ thú nhận.
Sau khi Mota đâm đơn kiện, Trung tâm Y tế Tri-City phủ nhận mọi cáo buộc. Cơ sở y tế này cho rằng Mota “phản ứng thái quá” và trên thực tế cô có được gây tê.
Đẻ mổ diễn ra như thế nào?
Minh Nhật
Theo Vnexpress
Mẹ có thói quen này, vài tiếng sau sinh mổ là có thể ra khỏi giường ĐI BỘ BÌNH THƯỜNG
Cảm giác xuống giường tập đi bộ chính là cảm giác vô cùng "ám ảnh" với bất cứ người mẹ sinh mổ nào. Để nhanh chóng phục hồi sau sinh mổ, mẹ nên tập cho mình những thói quen sau.
Trẻ hơn, phục hồi nhanh hơn
Tuổi tác có mối liên hệ chặt chẽ với quá trình phục hồi sau sinh mổ của các bà mẹ. Nói chung, các bà mẹ trẻ có khả năng phục hồi sau sinh mổ nhanh hơn các bà mẹ lớn tuổi.
Sau sinh mổ, khả năng chữa lành vết thương của họ thường nhanh hơn. Họ dễ dàng hoạt động bình thường sau sinh mổ 1-2 ngày. Vì vậy, tuổi tác cũng là yếu tố để các mẹ bầu cân nhắc trước khi mang thai, sinh con. Mẹ sinh mổ khi tuổi đã cao có khả năng phục hồi chậm hơn, dễ mắc các biến chứng sau sinh mổ hơn.
Tâp thể dục thường xuyên khi mang thai, phục hồi nhanh hơn
Tập luyện trong suốt thời kỳ mang thai sẽ mang lại cho bạn một sức khỏe tuyệt vời và sẵn sàng cho kỳ vượt cạn thành công. Thường xuyên tập thể dục, tập yoga, tập aerobic, đi bộ khi mang thai giúp cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh hơn mỗi ngày. Sức khỏe tốt giúp bà mẹ sau sinh mổ phục hồi nhanh hơn sau khi sinh.
Tập luyện cơ bụng, phục hồi nhanh hơn
Tập luyện cơ bụng cũng chính là bí quyết tuyệt hay để mẹ sinh mổ phục hồi nhanh chóng sau khi sinh. Sau khi sinh mổ, vùng bụng là vùng bị tổn thương nhiều nhất trên cơ thể người mẹ. Tập luyện cơ bụng giúp cơ bụng của mẹ bầu dẻo dai, đàn hồi tốt hơn. Cơ bụng khỏe mạnh, dẻo dai sẽ có khả năng tự chữa lành vết thương nhanh hơn. Từ đó, người mẹ sẽ bớt đau đớn khi ra khỏi giường tập đi những bước đi đầu tiên sau khi sinh mổ.
Quỳnh Trang
Theo emdep.vn
Mẹ quyết đẻ mổ tránh tháng cô hồn khiến con phải sinh non Chị Phương 34 tuổi ở Hà Nội mang thai 35 tuần, xem bói "thầy" khuyên đẻ ngay trước tháng 7 âm lịch mới tốt cho vận mệnh em bé. Sợ sinh nở vào tháng cô hồn sẽ không tốt, chị Phương yêu cầu bác sĩ phải mổ đẻ cho mình dù sớm 5 tuần so với ngày dự sinh. Sợ bé sinh non...