Bà mẹ kể lại trải nghiệm 36 giờ đau đẻ kinh hoàng trong lần đầu sinh con, ám ảnh đến mức nghĩ không bao giờ sinh nữa
Không chỉ trải qua lần đầu sinh con đau đớn kéo dài nhiều giờ mà trải nghiệm sinh nở của người mẹ này còn khiến cô mắc phải chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý suốt nhiều năm sau.
Louise Pentland, vlogger làm đẹp nổi tiếng ở Anh, chia sẻ về lần sinh con gái đầu lòng vô cùng khó khăn 7 năm trước đã để lại những sang chấn tâm lý nặng nề với cô. Pentland thổ lộ rằng, phải mất tới 7 năm, cô mới đủ can đảm làm video để kể về câu chuyện mắc chứng rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý (PTSD) vì lần đầu sinh con. Mong muốn của cô là giãi bày mọi chuyện và giúp đỡ những bà mẹ khác.
Pentland cho biết, cô mang thai con gái đầu lòng Darcy năm 24 tuổi. Thai kỳ diễn ra vô cùng suôn sẻ cho tới lúc bà mẹ trẻ chuyển dạ sau khi đã quá ngày dự sinh. Ban đầu, Pentland hi vọng sẽ được sinh nở trong bồn nước nhưng thực tế chuyển dạ của cô đồng nghĩa với việc Pentland phải sinh trong phòng đẻ như bao sản phụ khác. Và điều này khiến cô có cảm giác mình bị mất kiểm soát.
Thai kỳ diễn ra vô cùng suôn sẻ cho tới lúc bà mẹ trẻ chuyển dạ sau khi đã quá ngày dự sinh.
Pentland mô tả căn phòng nơi cô được đưa vào đó chẳng khác nào “một phòng giam”. Cô còn phải trải qua vô số cuộc kiểm tra âm đạo từ vô số bà đỡ. Nó gây ra cảm giác “bẩn thỉu” đối với Pentland.
Sau khi đồng ý dùng thuốc giảm đau pethodine, Pentland cho biết, cô cảm thấy “đơ” hoàn toàn trước tác dụng của thuốc và “không còn biết gì nữa”.
“ Trải nghiệm sinh nở lần đó với tôi vô cùng, vô cùng đau đớn. Tôi nằm trong phòng sinh suốt 31 giờ trong tổng số 36 giờ đau đẻ mà không dùng bất cứ loại thuốc nào, ngoại trừ codeine“, Pentland nói trong video
Darcy chào đời với sự trợ giúp từ thủ thuật rạch tầng sinh môn – lớp da nằm giữa âm đạo và hậu môn. Thủ thuật được áp dụng nhằm nới rộng đường ra cho em bé.
Video đang HOT
Bác sĩ đặt bé yêu nằm lên ngực Pentland. Nhưng khi nhau thai được đưa ra, bà mẹ trẻ bắt đầu mất máu, tới 1,5 lít. Kết cục, Pentland không được về phòng ngay như những bà mẹ khác mà phải nằm tại phòng sinh thêm 8 tiếng nữa.
Cảm giác mong manh, dễ bị tổn thương của Pentland càng trở nên tồi tệ hơn lúc về phòng và nhìn mọi người đang ôm ấp, cưng nựng con mình. “ Ai cũng yêu em bé và khen con. Ai cũng hỏi: ‘Sinh nở thế nào?’ và tôi có cảm giác mình sẽ phải kể đi kể lại câu chuyện riêng tư này rất nhiều lần“.
Cảm giác mong manh, dễ bị tổn thương của Pentland càng trở nên tồi tệ hơn lúc về phòng và nhìn mọi người đang ôm ấp, cưng nựng con mình.
Gần như suýt khóc, ngôi sao có hơn 2,5 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube, tiết lộ, những ngày sau đó, cô liên tục hồi tưởng cảnh sinh nở và lúc nào cũng trong tình trạng nước mắt đầm đìa, mệt mỏi cùng cực. Rất nhiều vị khách tới thăm em bé trong những tuần đầu tiên xuất viện cũng tạo nên cảm giác bức bối vì Pentland không thể kêu họ về để có những “giây phút gắn kết quý giá với con gái mới sinh”.
Pentland, ngôi sao có hơn 2,5 triệu người đăng ký theo dõi trên YouTube, tiết lộ, những ngày sau đó, cô liên tục hồi tưởng cảnh sinh nở và lúc nào cũng trong tình trạng nước mắt đầm đìa.
Trong suốt thời gian đó, Pentland biết mình phải chăm sóc con nhưng lại không nhìn con bằng ánh mắt yêu thương. Có điều gì đó cô không dám nói cho những người khác biết. Cơ chế tự vệ của cơ thể được kích hoạt và Pentland đã nghĩ sẽ không bao giờ sinh nở thêm bất cứ lần nào nữa. Nhưng ý tưởng này không thành sự thật vì Pentland đã chào đón bé con thứ hai, Pearl 7 năm sau.
Câu chuyện sinh nở “kinh hoàng” năm đó rốt cuộc đã có một “kết thúc tốt đẹp” – theo lời Pentland. Bởi nỗi sợ hãi phải trải qua một lần tương tự khiến cô quyết định thuê một bà đỡ riêng và bày tỏ mọi cảm xúc của mình với người đó. Đây là một lựa chọn tốt bởi nó đảm bảo rằng, bà đỡ sẽ luôn có mặt ở bên Pentland trong toàn bộ quá trình mang thai, chuyển dạ, sinh nở.
Bé Pearl chào đời một cách an toàn vào đầu năm nay sau khi Pentland sử dụng kỹ thuật sinh nở nhờ thôi miên để kiểm soát cơn đau. Pentland sinh con tại nhà và mô tả trải nghiệm thứ hai này bằng những từ ngữ vô cùng tích cực: Một trải nghiệm “đẹp đẽ, êm dịu và thoải mái”.
Rối loạn căng thẳng hậu chấn thương tâm lý – PTSD là gì?
Đây là một chứng rối loạn lo lắng gây ra do các sự kiện bi kịch, đáng sợ, cực kỳ căng thẳng. Những người bị PTSD thường chịu đựng những cơn ác mộng, màn hồi tưởng tới sự kiện đau thương và có thể trải nghiệm tình trạng mất ngủ, không thể tập trung.
Triệu chứng thường đủ nghiêm trọng và kết quả là cuộc sống thường ngày của người bệnh bị ảnh hưởng sâu sắc, có thể kéo dài tới nhiều năm sau.
Trung bình, cứ 3 người phải chứng kiến những sự kiện đau lòng lại có 1 người bị PTSD.
Những người cảm thấy lo lắng mình có thể bị PTSD nên tới gặp bác sĩ. Họ có thể sẽ gợi ý lộ trình trị liệu tâm lý hoặc chống trầm cảm cho người bệnh.
Theo Helino
Thai phụ trẻ mang song thai hai lần liên tiếp
Kelsey Husler (24 tuổi, Moorhead, Minnesota, Mỹ) đầu năm nay lại may mắn mang song thai mặc dù trong lần mang thai đầu tiên cô cũng đã mang song thai.
Ảnh minh họa
Tỷ lệ mang song thai hai lần như Husler rất hiếm, chỉ 1/70.000, theo Daily Mail ngày.
Husler mang thai lần đầu vào năm 2014 và đã sinh ra một gái và một trai. Trong tháng 2.2018, cô lại tiếp tục mang song thai.
Tuy nhiên, không giống cặp song sinh lần trước, lần này cô sẽ sinh ra hai bé gái. Ngày dự sinh của cặp song thai này là 19.9.2018.
"Bạn bè và người quen ai cũng đều cảm thấy ngạc nhiên khi nghe tôi mang song thai lần nữa. Bản thân tôi cũng cảm thấy rất bất ngờ về điều này. Trong gia đình, tôi là người duy nhất mang song thai hai lần đến như vậy", Husler nói với Daily Mail.
Husler còn cho biết: "Tôi rất hạnh phúc mong đợi thêm cặp song sinh này vì tôi mong muốn có một gia đình có nhiều con. Các con Braxton và Auvianna đang hào hứng mong chờ hai em được sinh ra".
Trong lần mang song thai trước, Husler không thấy mệt như lần này. Cô bị ốm nghén và đau lưng nhiều hơn, vì vậy cô phải ra vào bệnh viện liên tục để bác sĩ theo dõi sức khỏe.
Bác sĩ sản phụ khoa Mary Holm của Trung tâm Essential Health ở (Fargo, Bắc Dakota, Mỹ) đang chăm sóc Husler và cho biết Husler là thai phụ trẻ tuổi đầu tiên cô gặp mang thai hai lần liên tiếp nhau. Cô chỉ mới 24 tuổi.
Theo bác sĩ, tỉ lệ thai phụ mang song thai chiếm 3% và mang thai hai lần liên tiếp nhau càng hiếm nhưng vẫn có thể xảy ra.
Theo thanhnien.vn
Trẻ mắc viêm não tự miễn bị nhầm với bệnh tâm thần Đang khỏe mạnh bình thường thì cậu bé có biểu hiện nói nhảm, méo miệng, chân tay múa may quay cuồng khiến người nhà nghĩ bệnh nhân bị tâm thần. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não tự miễn. Đó là trường hợp của bé Lưu Tấn P. (15 tuổi, ngụ tại Tây Ninh). Ngày...