Bà mẹ Hà Nội ra bài tập “Con sẽ làm gì để nuôi sống bản thân nếu bố mẹ không chu cấp”: Loạt câu trả lời “sang chấn”
Nhiều người dành lời khen cho bài tập đặc biệt của bà mẹ này.
Thấy con trai đang học lớp 10 thời gian gần đây có phần chểnh mảng, mê game, một bà mẹ ở Hà Nội đã ra cho con một bài tập tự luận đặc biệt: “Nếu từ ngày mai bố mẹ không chu cấp cho con nữa thì con dự định sẽ nuôi sống bản thân bằng kỹ năng/năng lực nào? Con tự tin rằng người ta sẽ trả tiền cho kỹ năng/năng lực nào của con.
Ảnh: Đ.T.L
Chia sẻ của bà mẹ này nhận “bão like”. Nhiều người cho rằng, bài tập của bà mẹ này có thể xem là một cách dạy con khá thông minh và có tính giáo dục cao, đặc biệt trong bối cảnh xã hội hiện đại, nơi mà những thách thức về tự lập và phát triển kỹ năng sống là rất quan trọng.
Bằng cách yêu cầu con suy nghĩ về khả năng tự nuôi sống bản thân, bà mẹ không chỉ kích thích sự tự nhận thức, mà còn giúp con nhận ra rằng cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng và dựa vào sự hỗ trợ từ gia đình. Thay vào đó, con cần phải có những kỹ năng thực tế và có giá trị để tồn tại và thành công.
Hơn nữa, bây giờ các đề thi văn của trường, đề nghị luận thường cũng hay thiên về các vấn đề xã hội, đòi hỏi các con vừa phải cập nhật thông tin thường xuyên, vừa có kỹ năng phản biện, không chỉ nhìn nhận vấn đề một chiều mà còn phải tìm hiểu các góc độ khác nhau của nó. Con sẽ phải tự đưa ra quan điểm của mình, đưa ra lý lẽ thuyết phục để bảo vệ quan điểm đó, điều này rèn luyện tư duy logic và khả năng lập luận chặt chẽ. Văn nghị luận ngày xưa chúng ta học rập khuôn, thiếu sáng tạo. Giờ thời thế thay đổi, nghị luận xã hội theo xu hướng thực tế, đa chiều, các con theo đó được phát triển tư duy nhanh hơn lớp cha mẹ ngày trước.
“Rèn thế này cũng tốt ạ. Con có thể tra internet, hỏi ý kiến người thân. Các bài luận bây giờ đều như này cả. Con m ôn thi vào THCS Ngoại ngữ – Trường Đại học Ngoại ngữ – ĐHQGHN có đề hỏi có nên bắt học sinh mặc đồng phục không. Mình nhận ra đã đến lúc con phải tư duy xã hội rồi”, một phụ huynh đồng tình.
Bên cạnh đó, việc yêu cầu con tự liệt kê những kỹ năng mà mình có thể phát triển và sẽ được trả tiền là một cách để giúp con nhận ra điểm mạnh của bản thân, khuyến khích con tự tin và đánh giá đúng năng lực của mình.
Nếu con không thể nghĩ ra kỹ năng nào có giá trị, điều đó có thể là một lời nhắc nhở để con nhận thức được mình cần phải học hỏi thêm, phát triển bản thân và đầu tư vào các kỹ năng sống quan trọng. Việc yêu cầu con nghĩ về việc làm thế nào để tự kiếm thêm tiền giúp con nhận ra giá trị của công việc và lao động, qua đó phát triển tinh thần làm việc và tinh thần tự lập.
Đặc biệt, phía dưới bài đăng, nhiều phụ huynh cho biết câu trả lời “bá đạo” của con khiến ai nấy cười ná thở: “Con tôi trả lời dứt khoát là nó đi ăn xin”; “Con em bảo đi bán bóng bay, ngày kiếm khoảng 70 nghìn đồng đủ ăn phở và uống 2 hộp sữa”; “Con nhà mình bảo đi chạy xe công nghệ”; “Con em nó bảo: Con mang 1 cái mũ ra đứng ở góc đường. Xong em bảo ăn xin mãi ai cho được thì nó bảo vậy con hát rồi người ta cho tiền”…
Video đang HOT
Phía dưới bài đăng, nhiều phụ huynh cho biết câu trả lời “bá đạo” của con khiến ai nấy cười ná thở
Có thể thấy, các em thường nghĩ đến những công việc đơn giản, dễ dàng do chưa thực sự hiểu hết những khó khăn, thách thức trong việc tự lập và kiếm sống. Đây cũng là cơ hội để phụ huynh và giáo viên giúp các con nhận thức rõ hơn về thế giới thực tế, đồng thời rèn luyện cho con khả năng suy nghĩ sáng tạo và đưa ra giải pháp độc đáo.
Mặc dù bài tập này mang tính khích lệ cao, nhưng nhiều người cũng cho rằng, bà mẹ nên hỗ trợ con trong quá trình phát triển những kỹ năng thực tế mà con có thể sử dụng để kiếm sống, thay vì chỉ đưa ra câu hỏi mà không có sự hướng dẫn cụ thể. Có thể bài tập này sẽ khiến con cảm thấy bất an về tương lai nếu không được giải thích rõ ràng rằng mẹ không thực sự muốn đẩy con ra ngoài tự lập ngay lập tức, mà chỉ muốn con suy nghĩ nghiêm túc về trách nhiệm và khả năng của mình.
Bạn nghĩ sao về bài tập đặc biệt này?
Câu chuyện lúc 10h đêm của một bà mẹ khiến hàng nghìn người xé lòng: "Mình bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng"
Đọc những dòng chia sẻ của người mẹ, phụ huynh nào cũng nghẹn ngào.
Mới đây, một người mẹ đã chia sẻ câu chuyện của mình trong một hội nhóm phụ huynh Hà Nội nhận được sự quan tâm của dân tình. Nhiều người đọc xong câu chuyện của chị đã cảm thấy đau xé lòng thay chị.
Được biết, người mẹ này đã đi bước nữa sau cuộc hôn nhân đổ vỡ với người chồng đầu tiên. Chị với chồng đầu có một người con gái hiện đang học lớp 11 và một người con trai 5 tuổi với chồng hiện tại.
Trước đó, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên người mẹ đã đi xuất khẩu lao động và để con lại cho ông bà săn sóc đến khi con học lớp 9. Sau khi về, người mẹ có đón con qua ở cùng với gia đình mới. Chị và chồng hiện tại đều là lao động tự do, thu nhập không ổn định, trọ phải đi thuê.
Sẽ không có gì đáng nói nếu cô con gái lớn, qua lời kể của người mẹ là "không biết thương cho hoàn cảnh của mình, luôn trách móc rằng mẹ đẻ ra con mà không nuôi con". Những lúc như thế, nước mắt của chị cứ rơi lã chã. Nhiều hôm chị và chồng đi làm về mệt, thấy mẹ một mình dọn nhà, nấu ăn mà con không hề giúp đỡ. Mẹ phải giục mãi con mới hỗ trợ, nhưng cũng chỉ hời hợt cho có.
Đỉnh điểm vào một hôm con đi chơi về muộn, người mẹ mắng và có lỡ tay tát con 1 cái. Ngay lập tức, con quay có hành động phản kháng. "Con túm lấy tóc và lao vào cào mình xước hết tay, chảy ít máu rất đau, sức mình không thể nào thoát ra được so với sức của con", người mẹ ngậm ngùi.
Rồi 2 mẹ con cãi nhau, con nói luôn là con không muốn ở với mẹ, con ra ngoài thuê nhà trọ ở. Trước đó, xe máy của chị bị hỏng phải sửa nhiều lần hết tiền triệu. Chị nhắc nhở con đi xe phải giữ gìn cẩn thận nếu không sẽ không sửa nữa, con phải đi xe đạp, thì con nói luôn "thế thì bảo bạn trai đến đón".
"Và còn rất nhiều chuyện khác như con lấy trộm tiền (rất nhiều lần - trước đó ở với ông bà con cũng từng lấy trộm). Và ngay bây giờ khi mình bất lực và viết lên đây, 10h đêm con đi đâu, làm gì mình không biết. Con không xin phép, không gọi điện, con trộm điện thoại của chồng mình đi...
Mình cảm thấy bất lực, thất bại, đau khổ đến tột cùng. Mình gần 50 tuổi, không có nhà để ở, con cái thì như thế đó".
Người mẹ cảm thấy vô cùng đau lòng. (Ảnh minh họa)
Không có gì đau hơn việc con cái không ngoan ngoãn
Câu chuyện của người mẹ này nhanh chóng thu hút sự chú ý của dân tình. Bên dưới phần bình luận, netizen để lại lời cảm thông chia sẻ với người mẹ, cùng với đó là gợi ý cách để người mẹ vượt qua khó khăn.
- Chia sẻ với chị, cho em ôm chị thật nhiều. Em nghĩ, các con từ bé không được ở gần bố mẹ, việc thương bố mẹ hay không còn do cách giáo dục của gia đình, sự gần gũi về tinh thần. Có thể từ bé con ở với ông bà, mẹ vắng nhà khiến con sinh ra trở nên lì lợm và ngang bướng (một cách tự bảo vệ cảm xúc bản thân, bảo vệ khỏi khổ đau). Dần dần thành thói quen và tính cách. Em biết, khi con như vậy chị rất đau khổ và buồn. Vì sự thất bại lớn nhất của bố mẹ là con cái không ngoan ngoãn.
Tuy nhiên, chị cũng có hoàn cảnh đặc biệt, chị hãy dành thời gian trò chuyện, tâm sự thẳng thắn với con xem sao. Mưa nếu dầm thấm lâu, tuổi này con đang giai đoạn phát triển tâm sinh lý, cảm xúc, muốn thể hiện mình... Chị hãy thử mọi cách có thể nhé. Nếu thực sự con không hồi tâm chuyển ý, thì đến giai đoạn 18 tuổi, chị hãy học cách buông và chờ đợi. Buông để cho con tự có thời gian suy ngẫm, có thời gian trải nghiệm và cũng để chị nhẹ lòng, bớt đau khổ hơn. Thay vì dạy con, chị hãy dõi theo con, khi con vấp ngã thì dang rộng vòng tay.
- Con là do chị sinh ra nhưng chị đã bỏ qua giai đoạn vàng để cùng con lớn lên, để con thấu hiểu. Giờ chỉ còn dùng chính trái tim của người mẹ để bao dung và chờ đợi chị ạ.
- Chị nên có 1 buổi nói chuyện với con, khi 2 mẹ con đã đủ bình tĩnh. Trước khi nói chuyện chị cũng nên suy nghĩ lại tất cả mọi thứ, không trách con. Quá khứ đã qua và chúng ta không thể thay đổi được quá khứ. 16 ,17 tuổi cũng là độ tuổi có trách nhiệm với bản thân rồi. Con lựa chọn như thế nào thì con sẽ phải chịu trách nhiệm với lựa chọn của mình.
- Theo em, chị nên dành thời gian cho con gái nhiều hơn, rủ con đi chơi, tâm sự với con, đưa ra những bằng chứng xác đáng cho việc nếu con mà không học thì ra đời sẽ vất vả như nào. Chị hãy làm cho con tin tưởng và luôn coi mẹ là người thân, là bạn bè để tâm sự. Chị cũng có thể nhờ những người bạn thân của con động viên và khuyên nhủ, hoặc anh em cô dì chú bác, ông bà ngoại nói chuyện khéo với con. Con mới học lớp 11 thôi, vẫn còn cơ hội làm lại. Trong quá khứ, chị đã sai nhiều rồi, hãy cứu cuộc đời của con, đừng để 1 phút bốc đồng mà làm hỏng cả đời bạn ấy.
- Nuôi dạy một đứa trẻ cần tình yêu thương, sự ân cần, con thiếu tình thương của cả bố lẫn mẹ nên cả một tuổi thơ không được vỗ về đủ. Chị cần dành nhiều thời gian hơn với con, để lắng nghe con và cho con hiểu mình nhiều hơn. Con không biết ơn chị vì nó thấy đó là nghĩa vụ bố mẹ phải đáp ứng cho con cái. Vì chị đang nhìn con chị với ánh mắt con là kẻ thất bại, kẻ vứt đi trong khi con không có nơi để bày tỏ, để thể hiện cảm xúc nên vậy. Chị cố gắng bình tâm trước rồi quay lại vỗ về chính mình và con nhé, nuôi dưỡng một đứa trẻ cần rất nhiều sự kiên nhẫn.
Dân tình động viên người mẹ. (Ảnh minh họa)
Mọi việc đều có nguyên nhân và cái sai của người mẹ là đã "bỏ rơi" con vào thời điểm con cần mẹ nhất
Dẫu vậy không ít netizen nhìn thấy thiếu sót từ người mẹ. Chính việc người mẹ đã bỏ đứa con lại cho ông bà ngoại nuôi, không quan tâm con đủ nên mới dẫn đến những chuyện như vậy.
- Hầu như phụ huynh sẽ nói về bạn nhỏ đó. Thì bây giờ em nói về phía người mẹ nhé. Chị đã đi xuất khẩu lao động, không ở bên con lúc nhỏ để cho ông bà nuôi, con thiếu thốn tình cảm đủ đường. Thì ít nhất hiện tại bản thân chị cũng phải bù đắp cho con chứ. Con cũng chưa bao giờ ép chị phải sinh con ra, thế mà chị lại đòi con phải thương và hiểu cho chị? Đứng vào địa vị của con, con nhìn bạn bè được đầy đủ bố mẹ, điều kiện sung sướng... ai mà không tủi thân? Dẫu biết là ai cũng có quyền được yêu thương và hạnh phúc, nhưng trong hoàn cảnh này, chị vẫn chưa lo được cho con gái được 1 cuộc sống thoải mái để bù đắp những thiếu thốn tình cảm mà trước đấy con phải gánh chịu. Liệu chị đã thực sự yêu thương con chưa?
- Tội nghiệp bạn bé, mọi người cứ mắng bạn bé nhưng mọi người có ai ở trong hoàn cảnh của bạn đó chưa? Cái gì cũng có nguyên nhân của nó. Bạn ấy ở với ông bà làm sao bằng được khi ở với bố mẹ. Giờ nói để bạn ấy ngoan thì khó rồi, chỉ còn cách để bạn ấy tự trải nghiệm cuộc sống thôi. Hai mẹ con ngồi nói chuyện 1 lần với nhau. Mẹ nên xin lỗi chân thành vì đã không ở bên cạnh chăm sóc con, và để con tự quyết định khoảng thời gian sắp tới sẽ làm gì.
- Xét cho cùng thì nguyên nhân từ ban đầu là do chị. Nếu chị đặt bản thân vào vị trí của con, thì chị sẽ hiểu con hơn. Thương con lắm ạ, các con như vậy đã là rất thiệt thòi và đáng thương rồi.
Con cái không ngoan, cha mẹ là người buồn nhất, nhưng thay vì chỉ tập trung vào hành vi của con, phụ huynh cần bình tĩnh tìm hiểu nguyên nhân sâu xa. Có thể sự không ngoan của con không đơn thuần là thái độ chống đối mà là cách con biểu hiện những khó khăn nội tâm mà con chưa biết cách giãi bày. Đôi khi, chính cách ứng xử, kỳ vọng quá mức, hoặc sự thiếu quan tâm từ cha mẹ lại trở thành tác nhân vô hình khiến con cảm thấy áp lực, mất phương hướng.
Để giúp con vượt qua giai đoạn khó khăn và trở nên ngoan hơn, điều quan trọng nhất là cha mẹ phải trở thành những người đồng hành thay vì chỉ là những người áp đặt. Hãy lắng nghe con nhiều hơn, tìm hiểu cảm xúc và suy nghĩ thật sự của con. Đồng thời, xây dựng một môi trường gia đình ấm áp, nơi con cảm nhận được tình yêu thương và sự an toàn để bộc lộ bản thân. Đừng ngần ngại thừa nhận sai lầm nếu cần, bởi điều đó không chỉ giúp con nhận ra giá trị của sự chân thành mà còn làm gương để con học cách sửa đổi. Chỉ khi có sự thấu hiểu và kết nối, cha mẹ mới thực sự giúp con trưởng thành theo hướng tích cực.
Tiêu chuẩn "sinh ra từ vạch đích" năm 2024 là bố mẹ có nhà ở TP.HCM hoặc Hà Nội: Tranh cãi không dừng được! Nhiều người cho rằng chỉ cần có nhà ở thành phố lớn vào thời điểm này thôi sẽ tạo nên lợi thế cho mọi thứ từ công việc, cuộc sống,... còn một bên lại bày tỏ ai cũng cần cố gắng như nhau. Mới đây trên MXH Threads, người trẻ đang bàn tán về chuyện có nhà sẵn và đi thuê nhà, liên...