Bà mẹ cùng con vượt qua ám ảnh bị bắt nạt
Biết con mê bóng rổ, chị Achea Redd (bang Ohio, Mỹ) đăng ký cho con học để dần lấy lại tự tin, thoát khỏi nỗi ám ảnh bị bắt nạt ở trường.
Achea Redd là tác giả sách “Be Free, Be You” và sáng lập chiến dịch “Nâng cao nhận thức, xóa bỏ định kiến về bệnh tâm thần ở trẻ em”. Cô chia sẻ cách xử lý khi con bị bắt nạt tại trường.
Khoảnh khắc nhận ra mình trở thành cha mẹ, bạn hy vọng con cái được vui vẻ, hạnh phúc và sẽ bảo vệ, dạy dỗ chúng nên người. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đã cố gắng bảo vệ, con vẫn không được hạnh phúc?
Đó là những gì chúng tôi phải chịu đựng khi con trai trở thành nạn nhân của những vụ bắt nạt học đường. Con trai tôi, 11 tuổi, mắc bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Cháu đã trải qua bốn năm học suôn sẻ tại trường tiểu học cho đến khi chuyển trường vào tháng 8/2017.
Tại ngôi trường mới, cháu gặp rất nhiều khó khăn trong việc hòa đồng với mọi người xung quanh. Ban đầu, chúng tôi chỉ nghĩ rằng cháu cần thời gian để làm quen bạn bè, nhưng sự thực con trai tôi thường xuyên bị trêu chọc, bắt nạt và không dám phản kháng.
Khi vợ chồng tôi phát hiện sự việc, chúng tôi đã phản ánh với giáo viên nhà trường, gửi email hàng ngày cho chủ nhiệm để kiểm tra tình hình của con. Giáo viên yêu cầu gia đình tôi cho con tham gia những buổi trị liệu tinh thần. Sau đó, cháu đã cải thiện hành vi nhưng mối quan hệ xã hội không hề suy chuyển.
Con trai tôi ngày càng trở nên tự ti, suy sụp. Mỗi ngày, cháu đều tự trách mình đã quá nhạy cảm hoặc không bình thường như những bạn khác. Tôi và chồng thường xuyên động viên, khen ngợi những thế mạnh của con hoặc chỉ đơn giản là trông chừng để cháu không làm gì quá khích.
Quãng thời gian đó thật mệt mỏi nhưng qua đó, tôi nhận ra tình trạng bạo lực học đường hiện nay rất phổ biến. Điều khủng khiếp nhất là vấn nạn này có thể dẫn đến tự tử, nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở độ tuổi từ 15 đến 29.
Thông qua những trải nghiệm khó khăn, gia đình tôi đã học cách vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn. Dưới đây là một số điều tôi học được trong quãng thời gian này.
1. Không có công thức chung cho tất cả
Nói một cách đơn giản, mỗi đứa trẻ đều khác biệt, vì vậy không có nghĩa các bạn đi học tại trường tiểu học thì con trai tôi cũng vậy. Trong hoàn cảnh khi ấy, vợ chồng tôi quyết định nuôi dạy con ở nhà để cháu lấy lại sự tự tin.
Bạn có thể cho con học tại nhà hoặc áp dụng những biện pháp khác để đảm bảo an toàn của trẻ. Ví dụ, phụ huynh có thể nói chuyện với giáo viên, phụ huynh khác và chính quyền địa phương. Hãy nhớ rằng tiếng nói vô cùng quan trọng và làm việc cùng nhiều bên để đảm bảo con bạn được an toàn.
Video đang HOT
Bị bắt nạt, trẻ cảm giác cô lập khi ở trường. Ảnh: Shutterstock
2. Lắng nghe trẻ
Trẻ có thể muốn chia sẻ việc bị bắt nạt với gia đình hoặc không, nhưng phụ huynh nên chú ý quan sát, kiên trì đặt câu hỏi và quan tâm đến cảm xúc của con. Thay vì thường xuyên cho con lời khuyên, hãy chú tâm lắng nghe câu chuyện, nhu cầu của trẻ. Từ khi con còn nhỏ, phụ huynh nên hình thành thói quen lắng nghe và chia sẻ giữa các thành viên trong gia đình.
Trong nhà tôi, mọi người đều thoải mái, cởi mở chia sẻ tình huống tốt, xấu trong ngày. Tôi đã thành thật thú nhận sự lo lắng, áp lực về công việc và con trai tôi, từ thái độ luôn đề phòng đã dần cởi mở, chia sẻ những câu chuyện vụn vặt. Gần đây, trước giờ đi ngủ, cháu thường kể với tôi những điều khiến cháu không hài lòng trong ngày.
3. Hành động mạnh hơn lời nói
Khi con gặp khó khăn tại trường học, hãy hỗ trợ bằng cách làm việc với giám hiệu nhà trường. Bạn nên cho con thấy rõ sự ủng hộ và niềm tin từ phía gia đình để cháu cảm thấy an toàn, không cô độc. Từ đó, trẻ sẽ xây dựng lòng tin, nhận ra mình có tiếng nói và được lắng nghe.
4. Kết nối
Nếu trẻ gặp khó khăn trong việc hòa hợp với mọi người xung quanh, bạn hãy tìm cho con những nhóm bạn để gặp gỡ sau giờ học hoặc cuối tuần. Đó có thể là những người bạn hàng xóm, bạn ở khu vui chơi hoặc bạn chung sở thích. Điều tuyệt vời của những nhóm bạn này là các cháu cùng chia sẻ đam mê.
Lấy ví dụ vợ chồng tôi đã tìm hiểu sở thích của con trai và biết cháu đam mê bóng rổ. Do vậy, tôi đăng ký cho cháu tham gia câu lạc bộ bóng rổ. Ngoài ra, chúng tôi thường tổ chức tiệc tại gia và mời bạn bè có con cái bằng tuổi con trai tôi đến tham dự, từ đó giúp những đứa trẻ kết nối với nhau.
Cha mẹ cũng có thể đề cập với giáo viên việc xếp nhóm học tập tại trường cho những đứa trẻ chung sở thích, năng khiếu để chúng có những khoảng thời gian vui vẻ tại trường học. Điều này có thể giúp trẻ lấy lại sự tự tin và học cách hòa nhập với cộng đồng.
5. Tin tưởng vào trẻ
Tôi ước việc bị bắt nạt không bao giờ xảy đến với con trai, nhưng nó đã xuất hiện và làm đảo lộn thế giới của cháu. Chúng tôi may mắn kịp thời can thiệp và giúp con đi qua quãng thời gian khó khăn này nhưng vợ chồng tôi không có ý định bao bọc con mãi mãi.
Sau sự cố đáng tiếc, tôi luôn tự nhủ trên con đường tiếp theo, con trai tôi sẽ thành công, sẽ làm chủ được mọi tình huống. Quả thực, tôi mất thời gian khá dài để có thể đặt niềm tin nhưng tôi buộc phải làm như vậy. Bởi lẽ có như thế con trai tôi mới có thể tự tin và độc lập khám phá thế giới ngoài kia.
Bạn hãy nghĩ đơn giản rằng dù khó khăn có lặp lại, bạn vẫn sẽ ở bên cạnh con, mọi người sẽ cùng cố gắng đi tiếp. Do đó, sau quãng thời gian tiêu cực, trẻ vẫn có cơ hội đứng lên và hãy tin rằng chúng có thể làm tốt nhiệm vụ của mình.
Tú Anh
Theo The Washington Post/VNE
Bức thư của cậu học sinh lớp 5 về nạn bắt nạt học đường khiến nhiều người suy ngẫm
Ở buổi học cuối cùng trước khi chuyển trường, cậu bé đã nhờ cô giáo đọc bức thư với mong muốn cô sẽ đọc lá thư của em cho cả lớp nghe.
Mở đầu bức thư, em viết: ' Xin chào cả lớp, tớ là RJ và tớ sẽ kể cho các cậu nghe về nạn bắt nặt học đường.
Tớ thấy có rất nhiều vụ bắt nạt ở trường mình. Nhiều bạn không dám nói với thầy cô vì quá sợ hãi.'
Và khẳng định, nạn bắt nạt học đường không chỉ xảy ra ở ngôi trường cũ của cậu mà còn ở nhiều nơi khác trên thế giới và ngay cả người lớn cũng có thể bị bắt nạt.
Em học sinh này bị bắt nạt cả về thể chất và tinh thần đến mức phải xin chuyển trường.
Em hy vọng lá thư của mình sẽ giúp mọi người hiểu được cảm giác thiếu an toàn và luôn sợ hãi khi tới trường nếu bị bắt nạt là như thế nào.
'Dọa nạt người khác chẳng có gì ngầu, hài hước hay khiến bạn trở nên ghê gớm trong mắt người khác.'
'Những người bắt nạt bạn không chỉ dừng ở việc dùng vũ lực mà còn làm những việc khiến bạn bị tổn thương hay trêu chọc điểm yếu của bạn'
'Có người vì ghen tị hoặc khi họ đang phải chịu đựng điều gì đó khinh khủng trong cuộc sống mình và muốn trút giận lên người khác'.
'Mẹ tớ bảo những kẻ đi bắt nạt người khác vì chính họ mới là những người đang gặp khó khăn. Họ thực ra cũng yếu đuối và muốn hạ bệ người khác để đưa mình lên.'
'Những người đi bắt nạt người khác cũng cần sự giúp đỡ như những người bị bắt nạt.'
Cậu bé viết lá thư với mng muốn các bạn mình hiểu rằng bắt nạt người khác chẳng có gì ngầu cả.
Cậu bé sau đó cũng khuyên những người từng bị bắt nạt giống mình hãy bình tĩnh, yêu cầu sự giúp đỡ khi cần và nói chuyện đó với người thân khi bạn có thời gian khó khăn ở trường.
'Nếu các cậu nhận thấy ai đó đang bị bắt nạt, hãy hỏi xem họ có ổn không và giúp đỡ họ.'
'Hãy báo với thầy cô hoặc gia đình nếu bạn bị bắt nạt hay thấy ai đó bị bắt nạt'.
'Với những ai đang bị bắt nạt, hãy nhớ rằng: 'Kẻ bắt nạt bạn mới là người có vấn đề chứ không phải bạn!'.
Được biết, cậu bé đang là học sinh năm cuối cấp tiểu học nhưng em đã quyết định sẽ chuyển trường bị bị bắt nạt cả về thể chất lẫn tinh thần.
Minh
Theo baodatviet
Trẻ khuyết tật cũng bị đánh, cha mẹ Nhật mua bảo hiểm bắt nạt cho con Lý do dẫn tới việc này là số lượng vụ bắt nạt học đường ở Nhật Bản tăng đột biến trong năm 2018, diễn ở tất cả các cấp học, ngay cả ở trường cho học sinh khuyết tật. Tháng 11/2015, Naoko Nakashima tự sát ngay trước ngày nhập học tại trường âm nhạc. Khi ra đi, cô mới 15 tuổi. Sau đó,...