Ba mẹ con bị lũ cuốn trôi trong đêm
Văn phòng Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và TKCN Nghệ An cho biết, tính đến trưa 23/6 do ảnh hưởng của bão số 2, đã có 2 người bị mất tích do lũ cuốn.
2 người bị mất tích do lũ cuốn (Ảnh minh hoạ)
Vào lúc 3h30 ngày 23/6, gia đình chị Lô Thị Huế (40 tuổi) và hai người con đang ở trong lán ki ốt tại gần khe Nậm Khiên (xã Nạm Càn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) thì bị dòng nước lũ đột ngột đổ về cuốn trôi. Cháu lớn may mắn được người dân kịp thời cứu thoát, còn chị Huế và cháu Hoàng Gia Phúc (3 tuổi) đã bị nước cuốn mất tích.
Đến trưa cùng ngày thi thể của cả hai mẹ con vẫn chưa tìm thấy. Lực lượng cứu hộ huyện Tương Dương đang tích cực tìm kiếm.
Được biết gia đình chị Huế quê ở huyện Tương Dương (Nghệ An) nhưng ba mẹ con qua Kỳ Sơn dựng lán ki ốt để bán hàng tạp hóa.
Video đang HOT
Trước đó do ảnh hưởng của bão số 2, từ chiều 22/6, tại Nghệ An đã có mưa vừa, mưa to. Đến sáng 23/6 tổng hợp lượng mưa phổ biến từ 50 đến 190mm.
Tại thành phố Vinh, trên nhiều trục đường chính như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Lê Mao… có nơi ngập tới hơn 50 cm.
Chi cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết, tính đến cuối buổi sáng 23/6 đã có 4.004 phương tiện/18.913 lao động đánh bắt thủy, hải sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã nắm bắt diễn biến tình hình hướng đi của cơn bão số 2. Các phương tiện khai thác xa bờ hiện nay đã về bến hoặc các khu tránh trú bão neo đậu. Số phương tiện và người đã về địa phương tránh trú bảo đảm an toàn là 3.964 phương tiện/15.875 lao động.
Theo 24h
Khó dự báo chính xác tâm bão số 2 đổ bộ
Bão số 2 vào chiều nay, chỉ còn cách bờ biển các tỉnh Quảng Ninh- Hải Phòng khoảng 400km. Mặc dù đi vào Vịnh Bắc bộ, nhưng bão số 2 được dự báo vẫn có khả năng đổi hướng, khó xác định tâm đổ bộ.
Hồi 10 giờ sáng nay, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,4 độ Vĩ Bắc; 110,9 độ Kinh Đông, ngay trên vùng bờ biển phía Đông đảo Hải Nam (Trung Quốc), cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 470 km về phía Đông Đông Nam. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8, cấp 9 (tức là từ 62 đến 88 km một giờ), giật cấp 10, cấp 11.
Trong chiều và đêm nay 22-6, bão di chuyển theo hướng giữa Tây và Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15 - 20 km. Đến 10h ngày 23-6, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,4 độ Vĩ Bắc; 107,4 độ kinh Đông, trên khu vực vịnh Bắc bộ, cách bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng khoảng 110 km về phía Đông Nam. Tuy nhiên, lúc này bão số 2 bắt đầu suy yếu, đạt cấp 8, giật cấp 9,10.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương dự báo, sau khi đi vào đất liền các tỉnh phía Đông Bắc bộ, bão số 2 sẽ suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới, gây mưa to đến rất to cho khu vực các tỉnh miền Bắc, nửa miền Trung, Tây Nguyên. Vì vậy, cần đề phòng lũ quét và sạt lở đất.
Tại cuộc họp BCĐ PCLB Trung ương do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì sáng nay 22-6, ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm DBKTTV Trung ương nhận định, trong ngày hôm nay bão di chuyển nhiều theo hướng lệch về phía Tây, chiều nay bão sẽ đi vào Vịnh Bắc bộ, sau đó di chuyển chậm và có khả năng đổi hướng.
"Chúng tôi cho rằng, xác định vùng đổ bộ của bão là hết sức khó khăn. Trọng tâm của bão có thể là Quảng Ninh và Hải Phòng chúng ta cũng không loại trừ nó áp sát vào Nam Định, Thái Bình và sau đó nó chuyển hướng lên phía Bắc. Cho nên toàn bộ các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định là vùng ảnh hưởng trực tiếp đổ bộ của bão", ông Bùi Minh Tăng cho hay.
Theo báo cáo, tính đến sáng nay, Bộ đội biên phòng tuyến biển từ Quảng Ninh đến Khánh Hòa đã phối hợp với các địa phương và gia đình chủ tàu, thuyền của ngư dân kêu gọi thông báo diễn biến và vị trí bão số 2 đến 46.100 phương tiện, với hơn 161.000 lao động. Trong đó ở khu vực quần đảo Hoàng Sa hiện vẫn còn 68 phương tiện với 814 lao động.
Bão số 2 được dự báo đổ bộ vào Quảng Ninh- Hải Phòng
Trước diễn biến của bão số 2, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu, ngay trong ngày hôm nay các địa phương tiếp tục tập trung kêu gọi các tàu thuyền vào nơi trú tránh an toàn. Đặc biệt, xác định vị trí của 68 phương tiện với 814 lao động của ngư dân đang hoạt động ở quần đảo Hoàng Sa, hướng dẫn các ngư dân tìm nơi trú tránh hoặc ra khỏi vùng nguy hiểm của bão. Riêng đối với các tỉnh, thành ven biển cần tiếp tục theo dõi sát diễn biến của bão, tùy theo diễn biến của bão thực hiện lệnh cấm biển không cho tàu, thuyền ra khơi; đảm bảo an toàn các hồ chứa thủy điện, thủy lợi, các hầm mỏ... Các tỉnh miền núi phía Bắc và đồng bằng đề phòng mưa lớn gây lũ ống, lũ quét, chủ động tiêu nước đệm chống úng. Tuyệt đối không chủ quan đảm bảo an toàn tính mạng người dân trước, trong và sau bão.
"Tình hình rất khẩn trương, vì khi bão vào Vịnh Bắc bộ rất nguy hiểm, thực tế các tỉnh cũng đã nằm trong vùng ảnh hưởng của bão. Bây giờ còn 68 tàu, 840 ngư dân, đề nghị phải xác định vị trí của từng tàu để có hướng dẫn hoặc vào bờ kịp thì vào, hoặc đi xuống phía Nam, hoặc vào nơi trú tránh. Trên cơ sở như vậy, Bộ Ngoại giao có ý kiến với các nước bạn hỗ trợ với ngư dân nước ta bảo đảm an toàn. Tôi đề nghị BCĐ PCLB Trung ương có Công điện khẩn một lần nữa vì chiều nay, mình dự báo bão sẽ vào và cơn bão này sẽ phức tạp cho nên có chỉ đạo đối với các Bộ, ngành địa phương trong việc chuẩn bị ứng phó bão", Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải nhấn mạnh.
Ngay sau cuộc họp, BCĐ PCLB Trung ương đã có Công điện khẩn gửi BCH PCLB cac tỉnh, thành ven biển từ Quảng Ninh với Quảng Ngãi, các tỉnh, thành phố vùng miền núi, trung du và đồng bằng: Hà Giang, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, TP. Hà Nội,... yêu cầu:
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Ngãi phối hợp với lực lượng biên phòng, ngành thủy sản và các chủ tàu triển khai ngay việc hướng dẫn di chuyển để không đi vào, thoát ra khỏi vùng nguy hiểm hoặc về nơi tránh trú bão an toàn, đặc biệt là các tàu thuyền hoạt động ở khu vực Quần đảo Hoàng Sa và Vịnh Bắc bộ; kiểm tra chặt chẽ tàu thuyền ra khơi và tổ chức neo đậu cho tàu thuyền trong các khu tránh trú bão. Vùng nguy hiểm được xác định là vùng biển phía Bắc vĩ tuyến 17.
Các tỉnh miền núi, trung du và đồng bằng cần chủ động kiểm tra, rà soát các hồ chứa (đặc biệt là các hồ đập vừa và nhỏ, các hồ đập đã xảy ra sự cố, đang thi công), hầm mỏ, khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở, lũ quét; sẵn sàng triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn người và tài sản; thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ" để chủ động đối phó với tình huống mưa, lũ lớn, bị chia cắt.
Theo NTD
Thái Bình, Nam Định di dời hơn 10.000 dân tránh bão số 2 Gần trưa nay 23.6, tại Nam Định bắt đầu mưa to dần. Tại các huyện ven biển bắt đầu có gió lớn. Theo dự báo, chiều nay 23.6, bão số 2 sẽ đổ bộ vào Nam Định. Thời điểm bão đổ bộ trùng với thời điểm triều cường nên bão số 2 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống đê điều và...