Bà mẹ chụp ảnh “bóc phốt” cô gái không nhường ghế cho con mình: Coi chừng đi tù
Cho rằng cô gái không nhường ghế trên xe buýt cho con mình, bà mẹ đã chụp ảnh cô gái đăng lên mạng xã hội để “ bóc phốt”.
Hình ảnh cô gái bị bà mẹ chụp lại tung lên mạng xã hội để “bóc phốt”. Ảnh chụp màn hình
Nhường ghế trên xe buýt không phải nghĩa vụ
Mới đây, trên mạng xã hội đang “ nóng” vụ việc một bà mẹ chia sẻ câu chuyện con trai của mình không được nhường ghế khi đi xe buýt. Bài viết còn thêm hình ảnh cô gái do bà mẹ chụp lại.
Nguyên văn bà mẹ chia sẻ: “Đây là ảnh mình chụp trên xe buýt đi từ Safari về khách sạn của ở Phú Quốc. Con trai mình là bạn nhỏ mặc áo màu xanh. Cả nhà mình lên xe thì đã hết chỗ, mình có nói bạn nữ áo trắng kia nhường chỗ giúp bé nhà mình, nhưng bạn đó nhất định không nhường. Lúc đầu bạn nữ chưa đeo kính mặt vênh váo lắm, lúc mình chụp thì đeo kính rồi.
Khi bạn nữ nhất định không nhường dù mình đã nói là tài xế có nhắc nhường ghế cho người già, trẻ em và phụ nữ có bầu hoặc người lớn bế em bé nhưng bạn nữ nhất định không nhường ghế.
Mình đã bảo con trai mình ngồi ké vào, nhưng thật sự trông thằng bé ngồi rất tội. Bạn kia trông xinh đó, nhưng ý thức kém quá.”
Ngay sau khi bài viết “bóc phốt” cô gái của bà mẹ xuất hiện, cộng đồng mạng đã dậy sóng. Thay vì đứng về phe bà mẹ, cộng đồng mạng lại “phán pháo” vì cho rằng, nhường ghế không phải là nghĩa vụ, nhường thì tốt còn không thì cũng không có quyền chụp ảnh người ta rồi đăng lên mạng xã hội như thế.
Facebooker Hùng Phạm bình luận: “Nhường không phải là bổn phận, cũng chẳng phải trách nhiệm của một ai. Ai cũng có cái khổ riêng. Biết đâu bạn nữ đang mệt hay tới tháng? Một bà mẹ thương con nhưng vô trách nhiệm, ích kỉ và mất đạo đức khi đưa hình ảnh người khác lên xỉ vả”.
Faceboker Nguyễn Đình Hiếu chia sẻ: “Mỗi người đều phải trả tiền đi xe bus thì tại sao phải nhường chỗ cho người khác. Nhường chỗ là sự tự nguyện không phải nghĩa vụ”.
Facebooker Dung Nguyen bình luận: “Thay vì tranh cãi, nhờ vả người khác làm ơn nhường chỗ trước mặt con thì hãy dạy con là tự bám vào và đứng. Như thế con bạn sẽ học được cách tự lập và không trông chờ vào người khác, nhất là người dưng. Ra ngoài xã hội khắc nghiệt, chẳng ai có nghĩa vụ với ai cả. Mình trả tiền mua vé, họ cũng phải trả. Chúng ta công bằng như nhau. Nếu người ta nhường cho con, đó là sự lịch sự, tử tế. Nếu người ta không nhường thì chúng ta cũng tự đứng được trên đôi chân mình. Đừng dạy con cho rằng mình là khác biệt để phải được ưu tiên. Đó là điều không tốt cho chính nó mà thôi”.
Coi chừng đi tù vì tội làm nhục người khác
Theo Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh), tại Việt Nam, thời gian gần đây, việc tạo dựng văn hóa giao thông trên các phương tiện giao thông công cộng được sự quan tâm của đông đảo dư luận.
Video đang HOT
Tuy nhiên, chỗ ngồi ưu tiên không được pháp luật quy định mà do các công ty đường sắt và công ty xe buýt tự đặt ra. Do đó, nó không có tính ràng buộc pháp lý và không trao cho một người nào đó quyền được ngồi ghế ưu tiên hoặc nghĩa vụ từ bỏ ghế ưu tiên.
Luật sư Diệp Năng Bình – Trưởng Văn phòng Luật sư Tinh thông luật (Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh)
Về hành vi ghi hình của bà mẹ khi chưa được sự đồng ý của người khác, theo luật sư Bình là vi phạm quyền cá nhân đối với hình ảnh và quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân theo quy định tại Điều 32, Điều 38 Bộ luật Dân sự năm 2015.
Trường hợp này, người bị xâm phạm có thể yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm, xin lỗi, cải chính công khai, yêu cầu bồi thường hoặc khởi kiện lên tòa án theo quy định pháp luật để yêu cầu bồi thường.
Bên cạnh đó, người quay phim đăng video về người khác lên mạng xã hội, thì có thể bị xử phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng, cho hành vi thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Nếu việc đăng tải hình ảnh, video gây hậu quả nghiêm trọng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) nêu như sau:
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê tôn thương cơ thê từ 31% đến 60%
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lê tôn thương cơ thê 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Từ nghi vấn "phốt" vỡ nợ của Facebooker tâm linh, bóc chiêu trò "lùa gà"
Không ít người sập bẫy đầu tư chỉ vì sự tham lam và thiếu hiểu biết, lại giàu lòng tin trong khi các chiêu thức lừa đảo không có gì mới, thậm chí là "bình cũ, rượu cũ".
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện thông tin một facebooker tâm linh vỡ nợ, lừa đảo hàng trăm tỷ đồng. Một số tài khoản cho biết, người này đã lợi dụng sự nổi tiếng của mình để "lùa gà" hùn tiền đầu tư.
Theo tìm hiểu, trang cá nhân của Facebooker có gần 900.000 người theo dõi (đã khóa), fanpage có hơn 300.000 người theo dõi (vẫn hoạt động). Trước đó, mỗi bài viết của người này đều nhận về lượng tương tác (lượt thích, bình luận, chia sẻ) lớn, lên tới hàng nghìn.
Facebooker thường hay chia sẻ những thông tin về tâm linh, cách sống, triết lý và chỉ xem bói cho người hữu duyên. Các bài viết được đăng tải đều được trau chuốt văn phong, câu chữ cẩn thận nên nhận được sự hưởng ứng lớn từ mọi người.
Tuy nhiên, mọi chuyện chỉ vỡ lẽ khi người này bất ngờ "bốc hơi" khỏi mạng xã hội và rộ lên các tin đồn đã thất bại trong đầu tư sau khi "lùa gà".
Một facebooker tâm linh với theo dõi "khủng" trên mạng xã hội bị nghi là lừa đảo nhiều người với số tiền lên tới hàng nghìn tỷ đồng (Ảnh: The Paper)
Không rõ thực hư câu chuyện vỡ nợ trên ra sao, nhưng trên thực tế, trên mạng xã hội có không ít chiêu trò để "lùa gà" đầu tư đã xuất hiện, điển hình như các hội nhóm đa cấp, tiền ảo thường xuyên lên mạng xã hội khoe về độ giàu có. Thế nhưng không ít người vẫn sập bẫy.
Thông thường, những đối tượng "lùa gà" này sẽ thường xuyên mời gọi người chơi gia nhập vào các hệ sinh thái "bánh vẽ" với lợi nhuận "siêu khủng", lãi tới 48 - 50%/tổng số vốn đầu tư trong một ngày.
Bảng lợi nhuận siêu khủng, siêu "nổ" được một kẻ lừa đảo tung ra mời chào người chơi (Ảnh chụp màn hình).
Thực tế, không ít mô hình sàn đa cấp từng bị cơ quan công an triệt phá. Chẳng hạn như một sàn từng bị sập có tên là Fxtradingmarkets tổ chức cho người tham gia giao dịch theo hình thức quyền chọn nhị phân (Binary option) với 8 cấp ngoại tệ. Trong thời gian 30 giây, người tham gia sẽ đặt lệnh dự đoán tỷ giá cặp ngoại tệ lên hoặc xuống, nếu đoán trúng sẽ được thêm 95% giá trị đặt cọc, nếu thua sẽ mất tiền cược.
Theo cơ quan công an, sàn Fxtradingmarkets sử dụng phương thức kinh doanh đa cấp. Theo đó, hệ thống của sàn có 5 cấp bậc và cấp trên sẽ được thưởng hoa hồng dựa vào số lượng giao dịch/nạp tiền của cấp dưới.
Tương tự, công an Hải Phòng từng triệt phá sàn giao dịch ngoại hối Hitoption có dấu hiệu lừa đảo. Theo quảng cáo, sàn có xuất xứ Anh, cam kết lãi suất ổn định 6 - 15%/tháng.
Sàn này cho người chơi tham gia đặt cược theo tỷ giá lên (xanh), xuống (đỏ) của các cặp tiền điện tử trong khoảng thời gian 30 giây, nếu dự đoán đúng thì được hưởng 95% tiền đặt cược, nếu dự đoán sai sẽ mất toàn bộ số tiền (tương tự như trò chơi tài xỉu). Nhà đầu tư có thể tự chơi hoặc ủy thác cho robot của sàn cung cấp tự động chơi.
Nhưng thực chất, cơ quan công an cho rằng, các đối tượng này hoàn toàn làm chủ hệ thống để điều chỉnh cho người chơi thắng, thua theo ý muốn nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản.
Chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những mô hình lừa đảo trên không mới nhưng vẫn nhiều người sập bẫy bởi 2 chữ "lòng tham" và "lòng tin" (Ảnh: Hữu Nghị).
Trao đổi với Dân trí, chuyên gia Đinh Trọng Thịnh cho rằng, những mô hình lừa đảo trên không mới nhưng vẫn nhiều người sập bẫy bởi 2 chữ lòng tham và lòng tin.
Theo ông, khi đã tin vào một ai đó, một điều gì đó thì mọi người sẵn sàng làm theo cảm tính, bỏ quên lý trí. Đây cũng là chiêu bài mà các đối tượng lừa đảo hay sử dụng để thu hút "con mồi", đặc biệt là những người có sự ảnh hưởng lớn, có tiếng nói trong cộng đồng, đặc biệt là cộng đồng mạng.
Thậm chí, ông Thịnh còn thẳng thắn cho biết không có mô hình đầu tư nào mang về lợi nhuận siêu lớn tới mức vô lý. Do đó, người dân cần hết sức tỉnh táo, đầu tư thông minh chứ không nên đầu tư ồ ạt, theo phong trào. Nếu muốn đầu tư, cần phải xem xét kỹ 3 yếu tố là sự an toàn, lợi nhuận và mức thanh khoản.
Nếu làm tốt, người dân sẽ chọn xe buýt Nhiều bạn đọc cho rằng nếu xe buýt văn minh, lịch sự, sạch sẽ, tài xế, tiếp viên đàng hoàng quy củ, giá cả hợp lý... thì người dân sẽ không bao giờ quay lưng. Như Thanh Niên thông tin, Sở GTVT TP.HCM vừa có văn bản đề nghị các sở, cơ quan ban ngành, UBND các quận, huyện và TP.Thủ Đức hỗ...